Những nét mới trong quan điểm, chính sách của Nhật Bản về tiến trình hợp tác ở Đông Á từ cuối những năm 90 (thế kỷ XX) đến nay

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 (Trang 66)

3 EAVG (East Asean Vision Group Nhóm Đôn gÁ hướng về tương lai – Nhóm tầm nhìn Đông Á, thành lập năm 1999) và EASG (East Asia Study Group Nhóm nghiên cứu Đông Á, thành lập năm 2000), đều do cựu Tổng

2.1.2.3 Những nét mới trong quan điểm, chính sách của Nhật Bản về tiến trình hợp tác ở Đông Á từ cuối những năm 90 (thế kỷ XX) đến nay

CA-TBD nói chung và Đông Á nói riêng, trong những năm 90 của thế kỷ XX, đang ở vào giai đoạn hòa bình và phát triển thuận lợi: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều nước (trừ các năm khủng hoảng 1997-1998) là khá cao, nền chính trị - an ninh tương đối ổn định. Trong điều kiện thuận lợi đó, là một cường quốc kinh tế hàng đầu khu vực, vai trò của Nhật Bản trong việc thúc đẩy kinh tế, duy trì hợp tác, đảm bảo an ninh Đông Á ngày càng trở nên quan trọng.

*Học thuyết Hashimoto (1997)

Kế tiếp những bước phát triển của người tiền nhiệm, Thủ tướng Nhật Bản Ryutaro Hashimoto (1996-1998) đã thực hiện chuyến công du sang các nước ASEAN (Brunei, Malaysia, Indonexia, Singapore và Việt Nam) vào tháng 1- 1997, với mục đích chính thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ ngoại giao ASEAN - Nhật Bản và đề xuất tổ chức các cuộc họp cấp cao thường xuyên giữa hai bên. Cũng trong chuyến thăm này, Nhật Bản công bố “Học thuyết Hashimoto” được coi là có tầm quan trọng ngang với “Học thuyết Fukuda” trong mục tiêu tăng cường và mở rộng hơn mối quan hệ hợp tác với các nước ASEAN trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, nổi bật là “Ba sáng kiến hợp tác Nhật Bản - ASEAN tiến tới thế kỷ XXI” với những nội dung chính sau:

Thứ nhất, Tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và ASEAN, trong đó lĩnh vực ổn định tiền tệ - tài chính, cải cách cơ cấu kinh tế được đặc biệt chú trọng. Cụ thể là, Nhật Bản khẳng định lại sự ủng hộ đối với Khuôn khổ Manila, tăng cường hỗ trợ cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).v.v. nhằm nâng cao năng lực điều tiết và giám sát trong ngành tài chính của ASEAN. Tăng cường các cuộc đối thoại giữa hai bên về các lĩnh vực kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tài chính thông qua cuộc họp thường niên các cấp.

Thủ tướng Hashimoto cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ chính sách cải tổ cơ cấu kinh tế nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của ASEAN thông qua việc thực hiện “Chương trình Nhật Bản - ASEAN nhằm phát triển nguồn nhân lực toàn diện”.

Thứ hai, Học thuyết Hashimoto kêu gọi Nhật Bản và ASEAN tăng cường hợp tác đối thoại cấp cao, tích cực trao đổi văn hóa và giải quyết hiệu quả các vấn đề toàn cầu.

Thứ ba, Học thuyết kiến nghị nâng cấp quan hệ Nhật Bản - ASEAN từ đối thoại cấp bộ trưởng lên hội nghị cấp cao định kỳ, chính thức hoặc không chính thức, thể hiện một đường lối ngoại giao “kế thừa chính sách ngoại giao trước đây, phát triển hơn nữa quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á trên nền tảng quan điểm Học thuyết Fukuda” [60, tr.272].

Qua đó, Học thuyết Hashimoto thể hiện hai đặc điểm nổi bật: Một là, đây là lần đầu tiên Nhật Bản không nhắc tới sự hối hận đối với tội ác xâm lược trong lịch sử và cam kết “không làm cường quốc quân sự” của mình. Hai là, Học thuyết đánh giá cao vai trò của ASEAN như là một đối tác bình đẳng với Nhật Bản, chuyển từ “quan hệ viện trợ là chính” sang “quan hệ hợp tác bình đẳng” giữa hai bên. Với mục tiêu “Biến kỷ nguyên mới của Nhật Bản và ASEAN thành quan hệ đối tác rộng rãi và mật thiết hơn”, Học thuyết Hashimoto ra đời thể hiện quyết tâm của Nhật Bản nhằm nắm giữ một vai trò chính trị lớn hơn ở khu vực thông qua việc tăng cường đối thoại với các quốc gia Đông Nam Á. Như vậy, chính thái độ tích cực thúc đẩy hợp tác toàn diện với ASEAN từ kinh tế, tới chính trị - an ninh đã giúp Nhật Bản trở thành một đối tác lớn của ASEAN, ảnh hưởng của nước này tại Châu Á nói chung và khu vực Đông Á nói riêng đang ngày càng trở nên rõ nét.

* Kế hoạch Obuchi: Tiếp theo Học thuyết Hashimoto, mối quan hệ giữa Nhật Bản và ASEAN tiếp tục được củng cố dưới thời Thủ tướng Keizo Obuchi (1998-2000). “Kế hoạch Obuchi” đã hiện thực hóa một bước “Học thuyết Hashimoto” với việc đặt ra những mục tiêu cụ thể phát triển nguồn nhân lực ở Đông Á tháng 11-1999. Nhằm tăng cường vai trò và ảnh hưởng của Nhật Bản trong việc phục hồi kinh tế của các nước Đông Nam Á còn kém phát triển, Kế hoạch Obuchi chuyển dịch trọng tâm trợ giúp của Tokyo, từ trợ giúp tài chính khẩn cấp sang hỗ trợ công cuộc phục hồi và phát triển dài hạn các nền kinh tế này. Những năm cuối thập kỷ 90 đánh dấu nhiều thay đổi trong tình hình khu vực và thế giới. Thứ nhất, Với hậu thuẫn là sự phát triển bền vững về kinh tế, Trung Quốc đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng của mình tại Đông Nam Á và

toàn Đông Á, đe dọa trực tiếp vai trò của Nhật Bản tại khu vực. Thứ hai, Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Nam Á nổ ra vào nửa cuối năm 1997, đã thực sự gây một chấn động lớn cho nền kinh tế Châu Á. Hàng loạt các quốc gia Đông Nam Á rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Đây là dấu mốc dẫn đến việc điều chỉnh chính sách Đông Á của Nhật Bản, đặc biệt là mối quan hệ đối ngoại với ASEAN.

* Học thuyết Koizumi

Trong lịch sử chính trường Nhật Bản từ cuối những năm 90 trở lại đây, ít có thủ tướng nào để lại dấu ấn đậm nét trong thời gian tại chức như Junichiro Koizumi (2001-2006). Nhìn ở nhiều góc độ, ảnh hưởng quan điểm của Thủ tướng Koizumi lên nền chính trị trong nước, lên quan hệ đối ngoại cũng như môi trường kinh tế Nhật Bản là điều có thể thấy rõ.

Trong vòng 5 năm kể từ khi lên nắm chính quyền (năm 2001), Thủ tướng Junichiro Koizumi đã thực hiện 7 chuyến viếng thăm đến các quốc gia Đông Nam Á, cùng với các nguyên thủ ASEAN tiến hành 8 cuộc hội đàm. Tháng 1- 2002, trong chuyến viếng thăm 5 nước Philippin, Thái Lan, Malaysia, Indonexia và Singapore, ông đã có bài diễn thuyết quan trọng tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, với tiêu đề “Nhật Bản và ASEAN của Đông Á: Quan hệ đối tác cởi mở và thẳng thắn, trên cơ sở đối tác bình đẳng và tin tưởng lẫn nhau”5. Tuyên bố này có thể được coi là cơ sở của “Học thuyết Koizumi” trong hệ thống chính sách đối ngoại Nhật Bản, đặt nền tảng mới cho sự phát triển mối quan hệ truyền thống Nhật Bản - ASEAN trong thế kỷ XXI. Trên cơ sở “đối tác bình đẳng, tin tưởng lẫn nhau”, đồng thời đưa ra khái niệm mới “Nhật Bản và ASEAN cùng tiến”, Học thuyết Koizumi được cụ thể hóa qua những nội dung chính sau:

Một là, Nhật Bản ủng hộ ASEAN cải cách trên các lĩnh vực chính trị, luật pháp, cơ cấu kinh tế và tài chính; tăng cường hợp tác khai thác khu vực sông Mêkông, công nghệ thông tin và các ngành nghề liên quan.

Hai là, Nhật Bản tích cực hợp tác với các nước ASEAN trong mục tiêu xóa bỏ đói nghèo, phòng ngừa phát sinh xung đột, thúc đẩy xây dựng cơ chế an ninh khu vực, tăng cường tìm kiếm sự ủng hộ trong cuộc chạy đua vào Hội đồng Bảo an LHQ.

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 (Trang 66)