Nhật Bản thúc đẩy Hợp tác tiểu vùng ở Đôn gÁ

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 (Trang 84)

5 Speeches of Prime Minister Koizumi”, The Nation, 2001.

2.2.2 Nhật Bản thúc đẩy Hợp tác tiểu vùng ở Đôn gÁ

Hợp tác phát triển tiểu vùng giữa các nước Đông Á là một trong những xu thế mới, đang nổi lên trong khoảng hai thập niên gần đây. Được coi như một hình thức thúc đẩy tăng trưởng và liên kết kinh tế, hợp tác tiểu vùng còn là cách thức hữu hiệu nhằm củng cố tình hữu nghị láng giềng và đảm bảo an ninh trong khu vực Đông Á. Trong số các cơ chế hợp tác theo hình thức này, nổi bật lên là

hợp tác tiểu vùng giữa các nước trong khu vực ASEAN. “Chương trình hợp tác

tiểu vùng sông Mêkông mở rộng” (GMS) hiện đang được cộng đồng quốc tế và nhiều nước trong khu vực quan tâm. Sáng kiến GMS được đưa ra từ năm 1992 và chính thức được thông qua vào năm 1995. Cơ chế hợp tác GMS đã được thể chế hóa bằng các Hội nghị cấp Bộ trưởng và Hội nghị cấp cao. Ngoài ra, ở mỗi nước đều có Ủy ban điều phối quốc gia về hợp tác kinh tế GMS7. Năm 2004, cơ chế xác lập “Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia”.

Ngoài việc thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, văn hóa với cả khối ASEAN, Nhật Bản cũng rất quan tâm tới mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên mới và cũ trong khối. Đặc biệt, Chính phủ Nhật Bản ưu tiên cung cấp ODA để phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) và Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Điều này không chỉ bắt nguồn từ tiềm năng to lớn của bán đảo Đông Dương như nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác, nguồn lao động giá rẻ, sức mua của thị trường đang lên.v.v. mà quan trọng hơn là sự đảm bảo lợi ích chiến lược lâu dài của Nhật Bản trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại khu vực này. EWEC là một trong những dự án lớn của Chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, được khởi đầu từ năm 1992, dưới sự đề xuất và bảo trợ của Ngân hàng Châu Á - ADB. EWEC kết nối các nước ASEAN với nhau bằng hệ thống giao thông thuận lợi và các cơ sở kinh tế xuyên từ bở biển Đông của Việt Nam, qua Lào, Thái Lan rồi sang Mianma nằm trên bờ biển Ấn Độ Dương. Có thể nói, hành lang Đông - Tây chính là xương sống của Đông Dương. Nước nào nắm được hành lang này sẽ chiếm được ảnh hưởng ưu thế ở bán đảo Đông Dương nói riêng và toàn bộ Đông Nam Á lục địa nói chung. Như vậy, phát triển Hành lang Đông - Tây là chìa khóa để phát triển Hạ lưu Mêkông. Không phải ngẫu nhiên, trong hai thập niên qua, Nhật Bản liên tiếp đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác phát triển Tiểu vùng sông Mêkông. Từ năm 2005, Nhật Bản đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát khu vực Tam giác phát triển và đã cam kết tài trợ bước đầu 7 Hiện nay, ở Tiểu vùng sông Mêkông (MS) đã có nhiều chương trình và sáng kiến hợp tác kinh tế quốc tế phát triển tiểu vùng như: Hoạt động hợp tác sông Mêkông của Ủy ban sông Mêkông; Chương trình hợp tác phát triển kinh tế tiểu vùng Mêkông mở rộng; Diễn đàn phát triển toàn diện Đông Dương; Chương trình hành động liên kết giữa các Bộ trưởng kinh tế ASEAN với Bộ công thương Nhật Bản thành lập nhóm công tác về hợp tác kinh tế ở Mianma và Đông Dương.v.v.

2 tỷ Yên cho dự án phát triển khu vực này [50, tr.18]. Cũng theo cam kết đưa ra, trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2010, Nhật Bản sẽ cung cấp khoảng 1,5 tỷ USD để phát triển khu vực sông Mêkông, đồng thời tăng cường hơn nữa nguồn vốn FDI từ Nhật sang các nước này [50, tr.18]. Nhờ có nguồn vốn ODA tài trợ của Nhật Bản, Tuyến EWEC đã thông xe vào cuối năm 2006 [50, tr.18]. Cũng trong năm 2006, Nhật Bản đã đóng góp 64 triệu USD thành lập Quỹ Hội nhập Nhật Bản - ASEAN, trong đó dành nhiều ưu tiên cho Tam giác phát triển [50, tr.18]. Mới đây nhất, tại Hội nghị cấp cao Nhật Bản và Các nước hạ lưu sông Mêkông (nhóm họp tại Tokyo, 11-2009), Nhật Bản đã cam kết hỗ trợ 5 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miama nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) 500 tỷ Yên (tương đương với 5,5 tỷ USD) trong vòng 3 năm, nhằm giúp các quốc gia này xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường tại lưu vực sông Mêkông [170]. Đây được cho là một trong những nỗ lực mới của Nhật Bản nhằm gia tăng ảnh hưởng của mình và cạnh tranh với sự phát triển chóng mặt của Trung Quốc tại Đông Nam Á.

Điều đáng chú ý là lãnh đạo của các nước hạ lưu sông Mêkông và Nhật Bản đã thống nhất tổ chức Hội nghị cấp cao Mêkông - Nhật Bản định kỳ hàng năm tại Nhật Bản và các nước tiểu vùng sông Mêkông nhân dịp Hội nghị cấp cao ASEAN. Bên cạnh đó, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mêkông - Nhật Bản sẽ được tổ chức hàng năm tại nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông đang giữ chức chủ tịch ASEAN, trong khi Hội nghị Bộ trưởng kinh tế sẽ được tổ chức hàng năm nhằm thúc đẩy hợp tác dựa trên sáng kiến hợp tác Kinh tế Công nghiệp Mêkông - Nhật Bản. Năm 2010, với tư cách là nước chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công việc tổ chức Hội nghị cấp cao Mêkông - Nhật Bản lần thứ 2 vào ngày 29-10-2010 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị ghi nhận “Chương trình Hành động 63 điểm” đã và đang được triển khai, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông, phát triển nguồn nhân lực.v.v. Hội nghị cũng nhất trí thông qua Chương trình Hành động triển khai Sáng kiến “Hướng tới Thập kỷ Mêkông Xanh” và Chương trình Hành động “Sáng kiến hợp tác Kinh tế Công nghiệp Mêkông - Nhật Bản”. Cũng trong Hội nghị, Thủ tướng

Nhật Bản Naoto Kan bày tỏ mong muốn tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển của “Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia” và triển khai Chương trình trao đổi, theo đó 30.000 người, bao gồm thanh niên từ các nước khu vực sông Mêkông, sẽ được mời đến Nhật Bản trong 3 năm kể từ năm 2010.

Những đóng góp quý báu của Nhật Bản trong Hợp tác tiểu vùng Đông Á đã và đang là chất xúc tác quan trọng thúc đẩy tiến trình liên kết toàn khu vực.

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 (Trang 84)