Khái quát một số học thuyết và chính sách chủ yếu của Nhật Bản liên quan đến Đông Á thời kỳ trước những năm

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 (Trang 59)

3 EAVG (East Asean Vision Group Nhóm Đôn gÁ hướng về tương lai – Nhóm tầm nhìn Đông Á, thành lập năm 1999) và EASG (East Asia Study Group Nhóm nghiên cứu Đông Á, thành lập năm 2000), đều do cựu Tổng

2.1.2.1 Khái quát một số học thuyết và chính sách chủ yếu của Nhật Bản liên quan đến Đông Á thời kỳ trước những năm

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ưu tiên hàng đầu của Nhật Bản là khôi phục đất nước, phát triển kinh tế và hàn gắn mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực. Sự điều chỉnh chiến lược ngoại giao khu vực của Nhật Bản được dựa trên bối cảnh những thay đổi trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh và tương quan thực lực của các quốc gia, các tổ chức khu vực ở Đông Á. Từ khi trở lại vũ đài ngoại giao, một trong những hướng ưu tiên được triển khai trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là quay trở lại Đông Á. Lý giải cho việc Nhật Bản có mặt ở Đông Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà phân tích nhận định: Thứ nhất, Nhật Bản hội nhập khu vực Đông Á phù hợp với mục tiêu chiến lược của Mỹ là đưa Nhật Bản trở thành trung tâm công nghiệp ở Châu Á nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của “chủ nghĩa cộng sản” (đặc biệt ở Trung Quốc) đồng thời hạn chế tối đa mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Thứ hai, Sau chiến tranh, Nhật Bản coi khôi phục và phát triển kinh tế là chiến lược quốc gia ưu tiên hàng đầu. Việc Trung Quốc, một trong những thị trường chủ yếu của Nhật Bản trước chiến tranh, đóng cửa thị trường trong nước suốt thập niên 50, 60, đã khiến Nhật Bản phải thiết lập những mối quan hệ mới với các quốc gia Đông Á khác nhằm củng cố thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp tài nguyên. Với khoảng cách địa lý liền kề, thị trường rộng lớn và tài nguyên đa dạng, Đông Nam Á dần thay thế Trung Quốc trở thành đối tượng trọng yếu trong nền ngoại giao Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trong thời gian này, một số học thuyết chủ yếu của Nhật Bản liên quan đến Đông Á đã hình thành và được triển khai bước đầu, mang lại những hiệu quả nhất định, phản ánh rõ sự định vị vai trò của Nhật Bản trên trường quốc tế và nỗ lực đưa ra những quyết sách hợp lý trong lĩnh vực ngoại giao của các nhà lãnh đạo Nhật Bản đương thời.

*Học thuyết Yoshida

Học thuyết Yoshida được đưa ra bởi Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản sau chiến tranh - Shigeru Yoshida (1946-1947, 1948-1954). Học thuyết Yoshida

được coi như bước đi khởi đầu trong chiến lược quay lại Đông Á của Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Phát biểu tại “Hội nghị hòa bình San Francisco” ngày 7-9-1951, Thủ tướng Yoshida nhấn mạnh “Là một nước Châu Á, Nhật Bản tha thiết mong muốn cùng các nước láng giềng Châu Á khác xây dựng quan hệ hợp tác hữu nghị gắn bó, đóng góp hết mình cho sự phát triển phồn vinh của các nước Châu Á” [85, tr.14]. Quan điểm của Thủ tướng Yoshida là ủng hộ chính sách ngoại giao kinh tế, trước hết gây ảnh hưởng thông qua các hoạt động bồi thường thiệt hại chiến tranh, sau đó dựa vào các mối quan hệ thương mại và viện trợ ODA đối với từng quốc gia riêng lẻ (chủ yếu là các nước Đông Nam Á) làm cơ sở để phát triển quan hệ với toàn khu vực. Ông cho rằng nên tránh đưa bất kỳ yếu tố chính trị nào vào các vấn đề quốc tế nhằm tìm kiếm vị trí và vai trò đã mất của Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh. Năm 1952, thủ tướng Yoshida lần đầu tiên đưa “Đông Nam Á” vào bài phát biểu, khẳng định hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao của mình “Tôi không thấy cần phải nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các quan hệ của chúng ta với Đông Nam Á vì chúng ta không thể trông đợi nhiều ở mậu dịch đối với Trung Quốc. Chính phủ mong muốn mở rộng sự hợp tác có thể vì sự phồn vinh của các nước Đông Nam Á dưới hình thức vốn, kỹ thuật, dịch vụ hoặc hình thức khác để nhờ đó thúc đẩy hơn nữa các quan hệ cùng có lợi và thịnh vượng chung” [119, tr.192]. “Nhằm thúc đẩy thương mại, Chính phủ sẽ thực hiện chính sách ngoại giao kinh tế, tức là ký kết các hiệp ước thương mại, mở rộng và phát triển cơ hội thương mại.v.v. Làm như vậy, chúng ta sẽ đặc biệt phát triển mối quan hệ kinh tế với các quốc gia Đông Nam Á” [119, tr.192]. Với quan điểm này, Chính phủ của Thủ tướng Yoshida đã thực hiện chủ trương thâm nhập vào nền kinh tế Châu Á thông qua việc tham gia các tổ chức khu vực và hàng loạt các hợp tác song phương. Tháng 10-1954, Nhật tham gia kế hoạch Colombo với tư cách nước viện trợ, dựa vào sức mạnh về vốn, kỹ thuật để củng cố và tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Lượng hàng hóa Nhật Bản xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á tăng nhanh, tỷ lệ thuận với nguồn tài nguyên và năng lượng nhập từ các nước này. Các doanh nghiệp và công ty liên doanh Nhật Bản được thành lập ngày càng nhiều, mối quan hệ kinh tế giữa hai bên dần đi vào cục diện hợp tác cùng có lợi.

* Từ Chính sách “Thúc đẩy ngoại giao kinh tế” của Nội các Hatoyama Ichiro (1954-1957) tới các cuộc viếng thăm Châu Á của Thủ tướng Nobusuke Kishi (1957-1960)

Sau khi lên cầm quyền vào tháng 12-1954, Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Hatoyama Ichiro triển khai chính sách đối ngoại coi trọng ngoại giao kinh tế, nhấn mạnh sự cần thiết của việc giải quyết vấn đề bồi thường chiến tranh và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, phát triển quan hệ kinh tế với các quốc gia Đông Nam Á. Tiếp nối quan điểm của người tiền nhiệm, chỉ trong vòng nửa năm sau khi lên cầm quyền (1957), Thủ tướng Nobusuke Kishi đã hai lần tới thăm các nước Đông Nam Á và Nam Á, ông trở thành vị thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản tới thăm Đông Nam Á sau chiến tranh. Mục đích các chuyến thăm này của Thủ tướng là nhân dịp bồi thường chiến tranh, tiến hành đàm phán thiết lập quan hệ ngoại giao (đặc biệt là ngoại giao kinh tế) với các nước Đông Nam Á, đồng thời củng cố địa vị, tầm ảnh hưởng của Nhật Bản tại Châu Á. Cũng trong thời gian này, Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản lần đầu công bố “Sách xanh ngoại giao”, nhấn mạnh 3 trụ cột trong nguyên tắc ngoại giao của nước này là “Lấy Liên Hợp Quốc làm trung tâm, phối hợp với phương Tây, kiên trì lập trường là một thành viên Châu Á

Kiên trì chính sách ngoại giao đổi mới, tới cuối những năm 60 thế kỷ XX, Nhật Bản đã cơ bản hoàn thành các cuộc đàm phán bồi thường chiến tranh cho các quốc gia Đông Nam Á. Hợp tác kinh tế song phương với một số nước cũng có những bước tiến triển đáng kể. Kết quả này là minh chứng cho sự đúng đắn của đường lối ngoại giao kinh tế được Nội các Hatoyama phát động.

* Học thuyết Fukuda (1977)

Học thuyết này được hình thành vào năm 1977, sau khi Thủ tướng Nhật Bản Takeo Fukuda (1976-1978) tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại thủ đô Kuala Lumpur (nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập ASEAN, tháng 8-1977) và chuyến thăm sau đó của ông tới 5 nước thành viên ASEAN. Giữ chức thủ tướng từ năm 1976 đến 1978, ông Fukuda được đánh giá là chính trị gia năng động bậc nhất của nước Nhật thời hậu chiến. Nhiều đời thủ tướng sau này của Nhật Bản như Abe, Kaifu.v.v. cơ bản đều thực hiện tư tưởng của Học thuyết Fukuda về Đông Nam Á.

Ngày 7-8-1977, Thủ tướng Takeo Fukuda cùng các thành viên Chính phủ là Bộ trưởng - Chánh văn phòng nội các Sunao Sonoda, Bộ trưởng ngoại giao Tichiso Hayoyama đã có cuộc gặp gỡ lãnh đạo các nước ASEAN tại Hội nghị thượng đỉnh Manila. Trong bài phát biểu, ông Fukuda đã công bố Chính sách Đông Nam Á mới của Nhật Bản với ba nội dung chính sau:

Thứ nhất, Nhật Bản, một quốc gia yêu chuộng hòa bình, không chấp nhận trở thành một cường quốc quân sự. Nhật Bản cam kết giữ gìn và quyết tâm đóng góp cho hòa bình, thịnh vượng chung ở Châu Á và trên thế giới.

Thứ hai, Nhật Bản với tư cách là người bạn thực sự của các nước Đông Nam Á, sẽ làm hết sức mình nhằm củng cố mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau, dựa trên sự hiểu biết “từ trái tim đến trái tim” (heart-to-heart relationship), mở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội.v.v. trở thành một đối tác bình đẳng của ASEAN cũng như của các nước thành viên.

Thứ ba, Nhật Bản đặt mục tiêu thúc đẩy mối quan hệ dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau với các quốc gia ở bán đảo Đông Dương, từ đó sẽ góp phần xây dựng hòa bình và thịnh vượng ở toàn Đông Nam Á.

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến nay, đây là lần đầu tiên Nhật Bản công bố một chính sách ngoại giao hoàn chỉnh và mở rộng. Học thuyết này được xem như chính sách tham vọng nhất, trọn vẹn và mới mẻ nhất của Nhật Bản tính đến thời điểm này, có liên quan đến khu vực Châu Á, cụ thể là các nước Đông Nam Á. Theo nhiều nhà phân tích, ý nghĩa lớn nhất của học thuyết Fukuda là vai trò “cầu nối” giữa ASEAN với ba nước Đông Dương, vốn có thể chế chính trị khác nhau, nhằm mục tiêu làm giảm bớt căng thẳng tại khu vực Đông Nam Á. Học thuyết này đề cập đến một khía cạnh mới về vai trò của Nhật Bản trong quan hệ với ASEAN, không phải với tư cách một nước phương Tây mà là thành viên trong khu vực Châu Á. Học thuyết Fukuda thể hiện nhận thức mới của Nhật Bản, từ chỗ chỉ coi trọng quan hệ với từng nước riêng lẻ, Nhật Bản đã coi ASEAN như một hệ thống có tổ chức, có vai trò bảo đảm an ninh khu vực Đông Nam Á. Nhật Bản chuyển từ thiên kiến song phương sang tập trung phát triển tích cực quan hệ hợp tác, kết hợp cả mục tiêu kinh tế lẫn chính trị trong quan hệ đối ngoại với ASEAN.

Có thể nói, Học thuyết Fukuda đã mở ra một chương mới cho mối quan hệ ASEAN-Nhật Bản. Thể hiện mong muốn hợp tác kinh tế với ASEAN, nâng cao vị thế của Nhật Bản trong vai trò nước hòa giải, đưa ASEAN và Đông Dương xích lại gần nhau, góp phần thiết lập một trật tự khu vực có tính ổn định. Học thuyết Fukuda thực sự đã đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng đường lối đối ngoại của Nhật Bản ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á.

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 (Trang 59)