Nhật Bản đề xuất khuôn khổ Hợp tác Đông Bắ cÁ

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 (Trang 96)

8 Được đặt theo tên của cựu Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kiichi Miyazawa.

2.2.5 Nhật Bản đề xuất khuôn khổ Hợp tác Đông Bắ cÁ

Hợp tác Đông Bắc Á là một diễn đàn hợp tác đa phương giữa ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, mới hình thành từ tháng 12-2008. Đánh dấu sự ra đời của khuôn khổ này là Hội nghị cấp cao đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak (Li Miêng Pắc) diễn ra vào ngày 13-12-2008 tại tỉnh Fukuoka (Nhật Bản). Sáng kiến Hợp tác Đông Bắc Á được Thủ tướng Nhật Bản Keizo Obuchi đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 3 (tại Phillipin, 12- 1999). Đó là sáng kiến tổ chức đối thoại cấp lãnh đạo ba bên giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc trước thềm hội nghị ASEAN+3. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo ba nước Đông Bắc Á họp thượng đỉnh để bàn về hợp tác trong bối cảnh Châu Á đứng trước những thách thức và vận hội mới. Hội nghị đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng như “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác Trung Quốc

- Nhật Bản - Hàn Quốc”, “Kế hoạch hành động hợp tác Trung - Nhật - Hàn”, “Tuyên bố chung về vấn đề tiền tệ, kinh tế quốc tế”, “Tuyên bố chung về quản lý thiên tai Trung - Nhật - Hàn”. Trong đó, đặc biệt là bản Kế hoạch hành động hợp tác với nhiều biện pháp cụ thể nhằm thực hiện các Tuyên bố đã đưa ra:

Về chính trị: Ba nước sẽ xây dựng một cơ chế đối thoại ổn định giữa các nguyên thủ quốc gia, các bộ trưởng và các quan chức ngoại giao luân phiên hàng năm (năm 2009 tổ chức tại Trung Quốc, 2010 tổ chức tại Hàn Quốc).

Về Kinh tế: Ba nước sẽ bắt đầu nghiên cứu sâu nhằm hình thành khu vực FTA chung, tăng cường đẩy mạnh hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực: năng lượng, thương mại, tài chính.v.v. với hình thức song phương và đa phương, trên phạm vi khu vực và toàn cầu.

Về bảo vệ môi trường và khoa học kỹ thuật: Ba nước sẽ phát động kế hoạch “Đối tác khí hậu Đông Á” để giải quyết những tác động của biến đổi khí hậu và

xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, cũng như đối phó với tình trạng ô nhiễm bầu không khí trong vùng.

Về xã hội và văn hóa: Chính phủ ba nước sẽ khai thác khả năng tăng cường cơ chế bảo vệ ngoài khơi, hợp tác cứu trợ, cứu nạn trên biển, hợp tác về y tế, giáo dục.v.v.

Trên diễn đàn quốc tế: Ba nước sẽ tăng cường trao đổi, đối thoại về các vấn đề toàn cầu, tăng cường hợp tác với ASEAN, thúc đẩy đàm phán 6 bên về vấn đề bán đảo Triều Tiên.

Với Bản tuyên bố chung này, hợp tác Nhật - Trung - Hàn sẽ không chỉ đóng góp vào một tương lai hòa bình, thịnh vượng và bền vững trong khu vực mà còn mang tính chất quyết định trong việc giải quyết những thách thức nghiêm trọng của nền kinh tế toàn cầu và các thị trường tài chính. Trong Bản tuyên bố có đoạn: “Chúng tôi đã đạt được sự nhận thức chung rằng việc hợp tác ba bên sẽ được dẫn dắt bởi các nguyên tắc công khai, minh bạch, tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, tôn trọng sự khác biệt văn hóa; như vậy sẽ góp phần tiến tới các khuôn khổ hợp tác khu vực rộng lớn hơn như ASEAN+3, EAS, ARF, và APEC theo cách bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau” [113, tr.16].

Hội nghị Đông Bắc Á lần thứ 2 được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 10- 10-2009, với sự tham dự của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak. Cuộc gặp nhằm đánh giá lại sự hợp tác ba bên kể từ khi được khởi đầu năm 1999, đồng thời vạch ra kế hoạch thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực thông qua việc "phát triển Cộng đồng kinh tế Đông Á dựa trên nguyên tắc cởi mở, minh bạch và tổng thể về dài hạn". Ba bên cũng sẽ thảo luận về đề xuất của Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama là thành lập Cộng đồng Đông Á theo mô hình của Liên minh châu Âu (EU), với sự tham gia của 3 nước Đông Bắ c Á, ASEAN, Ấ n Độ, Australia và New Zealand, đồng thời nhất trí cao trong cam kết hướng tới một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân.

Hợp tác giữa 3 nền kinh tế lớn nhất Châu Á được đánh giá là một diễn đàn hết sức quan trọng trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng hiện nay. GDP của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc hiện chiếm 16% kinh tế toàn cầu. Nhật Bản và Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới. Sự ra đời của cơ chế hợp tác này có vai trò quan trọng thúc đẩy tiến trình liên kết, hội nhập Đông Á, tạo ra sự cạnh tranh và phát triển lớn hơn trong toàn khu vực.

Như vậy, trong quá trình hướng tới một liên kết Đông Á bền vững, để giảm bớt những tác động mạnh do sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc thì vai trò của Nhật Bản tại khu vực được xem là rất quan trọng. Nhật Bản, cường quốc kinh tế thế giới và là quốc gia phát triển hàng đầu Châu Á, có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Đông Á thông qua việc thay đổi vị trí ngành nghề, chuyển giao công nghệ, bí quyết quản lý, kinh doanh và hợp tác tri thức. Những sáng kiến và đóng góp ý nghĩa của Nhật Bản trong Hợp tác tiểu vùng Đông Á, cùng với sự tham gia trong các thể chế ASEAN+1, ASEAN+3, EAS và những bước tiến không ngừng của quan hệ ba nước Trung - Nhật - Hàn, là minh chứng cho thấy triển vọng hợp tác Đông Á, hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng Đông Á, không phải một sớm một chiều nhưng trong tương lai thì rất có thể.

Tóm lại, Quan niệm về “Liên kết Đông Á” được Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto đề cập trong chính sách đối ngoại từ năm 1996. Tư tưởng học thuyết Fukuda cũng đã tạo cơ sở cho khu vực này thực hiện liên kết mở giữa ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, phải từ thời kỳ của Thủ tướng Koizumi trở đi, Nhật Bản mới thực sự đề xuất được những quan điểm ý nghĩa và có những đóng góp quý báu cho tiến trình liên kết khu vực. Đặc biệt, Thủ tướng của Đảng Dân chủ Nhật Bản - Yukio Hatoyama còn đưa ra một sáng kiến táo bạo là xây dựng “Cộng đồng Đông Á” trên cơ sở cơ chế ASEAN+6, theo mô hình Liên minh Châu Âu - EU. Vẫn biết còn rất nhiều trở ngại song những nỗ lực thúc đẩy trên phương diện chính trị và kinh tế đối với các diễn đàn, cơ chế

hợp tác trong khu vực của Nhật Bản đã chứng minh rằng, ý tưởng về một Cộng

đồng Đông Á năng động, đoàn kết, với đồng tiền chung, có thể trở thành hiện thực trong một tương lai không xa.

CHƯƠNG 3

TRIỂN VỌNG VỀ VAI TRÒ CỦA NHẬT BẢN TRONG TIẾNTRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á THẬP NIÊN THỨ HAI CỦA THẾ KỶ

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 (Trang 96)