5 Speeches of Prime Minister Koizumi”, The Nation, 2001.
2.2.1 Nhật Bản trong hợp tác ASEAN+
Trong khuôn khổ hợp tác khu vực, Nhật Bản đặc biệt coi trọng cơ chế ASEAN+1 không chỉ bởi hiệu quả thực chất của diễn đàn này mà đối với Nhật Bản, quan hệ với ASEAN còn được coi như “hạt nhân của Hợp tác khu vực Đông Á”. Ngược lại, Nhật Bản là đối tác truyền thống của ASEAN. Trong những năm đầu thế kỷ XX, vai trò của Nhật Bản đối với sự ổn định, hợp tác và phát triển của Đông Nam Á càng trở nên quan trọng. Về phương diện an ninh, sự duy trì liên minh Nhật - Mỹ là một trong những nhân tố cân bằng chiến lược tại khu vực trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Về kinh tế, Nhật Bản tiếp tục là nguồn vốn, nguồn đầu tư công nghệ và thị trường lớn cho hàng hóa xuất khẩu của ASEAN. Trong bối cảnh các nước Đông Nam Á đang triển khai xây dựng Cộng đồng ASEAN, Nhật Bản là một trong những đối tác hàng đầu có đủ nhiệt tình và năng lực trợ giúp thu hẹp khoảng cách phát triển nội bộ các nước ASEAN. Do vậy, đối với cả hai phía, phát triển mối quan hệ Nhật Bản
- ASEAN tốt đẹp cũng chính là thúc đẩy quan hệ hợp tác ở Đông Á thành công.
Ngay sau khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra tại Thái Lan, tháng 8-1997, Nhật Bản đã đứng ra chủ trì Hội nghị quốc tế giúp Thái Lan giải quyết tình trạng thiếu ngoại tệ. Tiếp đến, vào tháng 10-1997, Nhật Bản đưa ra sáng kiến mới cam
kết sẽ xuất ra 30 tỷ USD giúp sáu nước Châu Á chịu ảnh hưởng nặng nề trong cuộc khủng hoảng nhanh chóng phục hồi kinh tế [50, tr.17]. Ngoài ra, Nhật cũng
cam kết thiết lập chương trình đồng Yên cho vay đặc biệt (Special Yen Loan) gồm 650 tỷ Yên thực hiện trong vòng 3 năm, giúp các nước Châu Á cải thiện và xây dựng thêm cơ sở hạ tầng kinh tế [50, tr.17].
Để góp phần thoát khỏi trì trệ kinh tế kéo dài trong thập niên 90, Nhật Bản một mặt tăng cường tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại Trung Quốc, mặt khác mở rộng quan hệ kinh tế với các nước ASEAN. Ý tưởng về một Khu vực mậu dịch Tự do Đông Á (EAFTA) đã được Nhật Bản theo đuổi trong nỗ lực thúc đẩy tiến trình liên kết khu vực Đông Á. EAFTA là phương án về mô hình hội nhập thương mại “ASEAN+”, nó bao gồm một loạt các FTA đã được thông qua hay đang lên kế hoạch, liên kết ASEAN với một hay nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. EAFTA sẽ tạo nên một khuôn khổ hợp tác “ASEAN+6” hiệu quả. Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, một thị trường chung như vậy sẽ bao gồm một nửa dân số thế giới và sẽ đưa Nhật Bản hội nhập vào các mối quan hệ ngoại giao mạnh mẽ hơn, làm giảm khả năng xảy ra tranh chấp chính trị giữa Nhật với các nước trong khu vực. Coi việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do là hạt nhân quan trọng của hợp tác phát triển kinh tế Đông Á hướng đến khả năng thiết lập EAFTA trong tương lai, chỉ trong vòng 6 năm (2002-2008), Nhật Bản đã lần lượt ký FTA với tất cả 10 quốc gia Đông Nam Á. Tính nhạy cảm của lĩnh vực nông nghiệp trong chính trị và kinh tế học Nhật Bản, cùng việc một số nước ASEAN là quốc gia xuất khẩu lớn và có sức cạnh tranh cao về sản phẩm nông nghiệp là lý do chính khiến Nhật Bản quyết định ủng hộ các hiệp định song phương với các nước ASEAN riêng lẻ trong khuôn khổ mở rộng đối tác kinh tế toàn diện. Mục tiêu của Nhật Bản là ký kết hiệp định tự do với từng nước trong ASEAN sau đó mới đi đến ký kết hiệp định với toàn khối. Ngày 21-6-2008, Quốc hội Nhật Bản chính thức phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Nhật Bản (AJFTA) 6
Tháng 12-2003, Nhật Bản đã đứng ra tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Nhật Bản - ASEAN tại Tokyo. Đây là lần đầu tiên Hội nghị của Diễn đàn
6
ASEAN+1 diễn ra tại một nước không phải nằm trong khối ASEAN. Hội nghị đã đưa ra Tuyên bố Tokyo về quan hệ đối tác năng động và bền vững Nhật Bản - ASEAN trong thế kỷ XXI và Kế hoạch hành động Nhật Bản - ASEAN, trong đó xác định kế hoạch xây dựng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên. Nhật Bản cam kết dành nỗ lực cao nhất giúp các nước ASEAN phát triển và hội nhập, trong đó đặc biệt ưu tiên cấp tiền viện trợ và vốn ưu đãi (ODA) cho phát triển hạ tầng cơ sở kỹ thuật và xã hội thuộc lưu vực sông Mêkông. Cũng trong Hội nghị, hai bên ký kết thỏa thuận khung về “Đối tác kinh tế toàn diện Nhật Bản - ASEAN” (Japan - ASEAN Comprehensive Economic Partnership, AJCEP) mà Thủ tướng Koizumi đã khởi xướng tại Singapore từ tháng 11-2002, đặt nền móng cho quan hệ kinh tế hai bên trong thế kỷ XXI. Hiệp định bao hàm các nội dung về thương mại - đầu tư, các lĩnh vực như khoa học - công nghệ, thông tin liên lạc, năng lượng và an ninh lương thực. Mục đích của việc xây dựng AJCEP không chỉ nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và ASEAN nói riêng mà còn góp phần quan trọng nhằm hoàn thiện tiến trình liên kết kinh tế Đông Á nói chung. Về thực chất AJCEP cũng là một thỏa thuận tự do mậu dịch và đầu tư nhưng có phạm vi hợp tác rộng lớn hơn. Để xây dựng AJCEP, Nhật Bản áp dụng cách tiếp cận trên cả hai cấp độ song phương và đa phương: Xây dựng FTA song phương với các nước thành viên ASEAN trước, đồng thời xúc tiến đàm phán để tiến tới AJCEP với tư cách như một tổng thể. Từ tháng 11- 1999, Nhật Bản và Singapore đã bắt đầu đàm phán về Hiệp định hợp tác kinh tế với Singapore (Japan - Singapore Economic Partnership Agreement, JSEPA) và đến tháng 1-2002, Hiệp định chính thức được ký kết. Cùng thời điểm đó, các cuộc thương thảo với Indonexia, Phillipin, Thái Lan cũng đang được xúc tiến. Năm 2007, Nhật đã ký kết “Kế hoạch hành động đầu tư chiến lược” (SIAP) và “Hiệp định đối tác kinh tế” (EPA) với Indonexia. Gần đây nhất, Nhật Bản và Việt Nam đã thông qua Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (Vietnam - Japan Economic Partnership Agreement VJEPA) chính thức vào ngày 25-12-
Việc triển khai xây dựng AJCEP giữa Nhật Bản và ASEAN với tư cách như một tổng thể cũng đang được thúc đẩy. Cho tới năm 2006 đã có tới 5 vòng đàm phán về AJCEP được tiến hành. Trong khuôn khổ AJCEP, Chính phủ Nhật Bản cam kết áp dụng quy chế Tối huệ quốc cho các nước thành viên ASEAN chưa phải là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. AJCEP, bao gồm cả các yếu tố của một khu vực mậu dịch tự do, theo kế hoạch, sẽ được ký kết trong tương lai gần (năm 2011), có tính tới mức độ phát triển kinh tế và các lĩnh vực nhạy cảm ở từng nước. Từ 2008 đến nay, cũng là thời điểm toàn khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, Chính phủ Nhật Bản đã thỏa thuận cung cấp khoản đóng góp lớn nhất trong tổng số 120 tỷ USD của Quỹ dự phòng Đông Á nhằm giúp các quốc gia trong khu vực phục hồi nền kinh tế trong nước [170].
Có thể thấy, do song trùng lợi ích trước mắt cũng như lâu dài, ASEAN đã hưởng ứng tích cực hầu như toàn bộ các sáng kiến, nỗ lực mới của Nhật Bản trong việc thúc đẩy hợp tác song phương. Mới đây, trong Hội nghị Cấp cao ASEAN- Nhật Bản lần thứ 13 diễn ra tại Hà Nội (ngày 29-10-2010), các nhà lãnh đạo đã nhất trí đẩy mạnh các biện pháp cụ thể nhằm triển khai hiệu quả Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản” (AJCEP). Hai bên cũng nhất trí tăng cường tham vấn và phối hợp lập trường trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Đông Á. Trong những năm tới, quan hệ Nhật Bản - ASEAN được dự báo ngày càng đóng vai trò quan trọng và “ASEAN+Nhật Bản” vẫn được đánh giá là một trong những kênh hợp tác song phương có hiệu quả nhất của tiến trình liên kết ở Đông Á.