Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 32)

5. Đóng góp của luận văn

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng với sự khởi đầu là việc ban hành Luật NHTM mới, có hiệu lực từ ngày 1/7/1995. Việc gia nhập WTO của Trung Quốc tháng 12/2001 càng làm cho công cuộc cải cách nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.

Lộ trình hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc cụ thể như sau: (bảng 1)

Bảng 1.1: Các bƣớc mở cửa dịch vụ ngân hàng theo khu vực địa lý của Trung Quốc

Kinh doanh ngoại tệ

Thời gian Khu vực

Ngay lập tức Không có giới hạn địa lý

Kinh doanh NDT

Thời gian Khu vực

Ngay lập tức Thượng Hải (Shanghai), Thâm Quyến (Shenzhen), Thiên Tân (Tianjin), Đại Liên (Dalian)

WTO + 1 năm Quảng Châu (Guangzhou), Thanh Đảo (Qingdao), Nam Kinh (Nanjingd), Vũ Hán (Wuhan)

WTO + 2 năm Tề Nam (Jinan), Phúc Châu (Fuzhou), Thành Đô (Chengdu), Trùng Khánh (Chongqing)

WTO + 3 năm Côn Minh (Kunming), Bắc Kinh (Beijing), Hạ Môn (Xiamen), Chu Hải (Zhuhai)

WTO + 4 năm Sơn Đầu (Shantou), Ninh Ba (Ningbo), Thẩm Dương (Shenyang) WTO + 5 năm Không có giới hạn địa lý

(Nguồn: Banking on China – Issues Faces Overseas Banks in China)

Đến năm 2007, Trung Quốc phải mở cửa hoàn toàn khu vực tài chính ngân hàng. Trên thực tế, các NHTM Trung Quốc đang phải đối diện với những yếu kém thể hiện trên các mặt: năng lực quản lý hệ thống, sự cân đối về vốn, chất lượng cho vay và năng lực đổi mới.

Các NHTM Trung Quốc gặp một vấn đề lớn khi tiến hành công cuộc đổi mới. Số nợ khó đòi của 4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc cộng lại vào thời điểm tháng 9/2002 là 2 ngàn tỷ NDT (khoảng 242 tỷ USD), chiếm 22% tổng lượng cho vay của các NHTM. Tỷ lệ NPL trung bình của 4 NHTM nhà nước hàng đầu Trung Quốc cao hơn 13% so với tỷ lệ NPL trung bình của các NHTM tại đây. Tỷ lệ nợ khó đòi cao đã làm giảm chất lượng tài sản của các NHTM Trung Quốc.

Khi tiến hành cải cách hệ thống NHTM, Trung Quốc đã tập trung vào hai nhóm mục tiêu: nâng cao năng lực quản lý và nâng cao hiệu quả tín dụng.

Công cuộc đổi mới tại Trung Quốc được đánh dấu bằng việc tập trung cải cách mạnh 4 NHTMNN lớn nhất Trung Quốc: Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc,

Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc. Bốn ngân hàng lớn nhất này nắm giữ khoảng 56% số tài sản của các NHTM Trung Quốc.

Số việc làm mà 4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã cắt giảm trong vòng 4 năm (1998 – 2002) là xấp xỉ 250 ngàn lao động, điều này nhằm giúp cho những ngân hàng này có được tính hiệu quả cao hơn. Cũng trong giai đoạn này đã có khoảng

4.500 đơn vị trực thuộc NHTM hoạt động kém hiệu quả bị giải thể. Một diễn biến quan

trọng trong thời kỳ này này là một số tiền kỷ lục 45 tỷ USD đã được rót vào 2 ngân hàng lớn là Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc và Ngân hàng Trung Quốc.

Bảng 1.2: Các bƣớc mở cửa dịch vụ ngân hàng theo loại hình kinh doanh và nhóm khách hàng

Loại hình Khách hàng

Dịch vụ cho doanh nghiệp Doanh nghiệp có

vốn nƣớc ngoài

Doanh nghiệp Trung Quốc

Nhận gửi và cho vay NDT Ngay lập tức WTO + 2

Nhận gửi và cho vay ngoại tệ Ngay lập tức Ngay lập tức

Thanh toán và chuyển tiền Ngay lập tức WTO + 2

Giao dịch ngoại hối Ngay lập tức Ngay lập tức

Bảo lãnh ngoại tệ Ngay lập tức WTO + 2

Nhận gửi và cho vay liên ngân hàng Ngay lập tức WTO + 2 Chiết khấu liên ngân hàng Ngay lập tức Ngay lập tức

Loại hình Khách hàng

Dịch vụ cá nhân Công dân nƣớc

ngoài

Công dân Trung Quốc

Nhận gửi và cho vay NDT Ngay lập tức WTO + 5

Nhận gửi và cho vay ngoại tệ Ngay lập tức Ngay lập tức

(Nguồn:Banking on China – Issues Faces Overseas Banks in China)

Một thay đổi lớn nữa là Chính phủ Trung Quốc đã cho phép nâng mức trần về tỷ lệ sở hữu của nước ngoài tại các ngân hàng Trung Quốc là từ 15% trước đây lên

20%. Điều này sẽ cho phép các ngân hàng trong nước có thêm yếu tố nước ngoài, một điều kiện quan trọng dẫn tới khả năng tạo ra tính đột phá trong đổi mới.

Nhìn vào bảng loại hình kinh doanh và nhóm khách hàng thì có thể thấy được các ngân hàng Trung Quốc tương đối thoải mái khi những loại hình kinh doanh thế mạnh của mình chưa phải mở cửa ngay. Nhóm đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp có yếu tố đầu tư nước ngoài chưa phải là những khách hàng tiềm năng của các ngân hàng Trung Quốc, còn loại hình kinh doanh thế mạnh là các dịch vụ cho cá nhân là công dân Trung Quốc thì cũng được đóng cửa tới năm 2007. Đó cũng là một điều kiện thuận lợi để tránh cho các ngân hàng Trung Quốc gặp phải cú sốc quá lớn khi để mất một phân đoạn thị trường quan trọng vào tay các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

Ngân hàng Trung Quốc, một trong 4 ngân hàng có tỷ lệ NPL (Non Performing Loan: Nợ không sinh lời) cao đã bắt đầu giải quyết được tình trạng bảng cân đối kế toán bị tắc nghẽn bởi nợ khó đòi. Trong 6 tháng đầu năm 2004, ngân hàng này đã xử lý 108,4 tỷ NDT nợ khó đòi, đồng thời bán được 149,8 tỷ NDT nợ khó đòi cho công ty quản lý tài sản. Với những hành động này, tỷ lệ nợ khó đòi của Ngân hàng Trung Quốc đã giảm từ 16,29% đầu năm 2004 xuống còn 5,46%. Đồng thời với kết quả này, ngân hàng đã có được mức lợi nhuận tăng 16,1 lần so với cùng kỳ năm trước, với con số tuyệt đối là 32,9 tỷ NDT.

Một ngân hàng khác thuộc nhóm bốn ngân hàng lớn, ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc cũng đã đạt được những thành tựu khả quan sau khi nhận được nguồn tài trợ từ Chính Phủ Trung Quốc. Tỷ lệ NPL của ngân hàng này trong 6 tháng đầu năm cũng đã giảm được 5,69% xuống chỉ còn 3,08%, lợi nhuận của ngân hàng này cũng đạt mức 32,8 tỷ NDT.

Một điểm cần lưu ý nữa là tiến trình cải cách của Trung Quốc mới chỉ tập trung vào việc đổi mới hệ thống ngân hàng nhưng lại bỏ qua việc đổi mới thị trường tài chính. Đây là một cản trở rất lớn đối với chính bản thân quá trình cải tổ hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung vì một nền kinh tế chỉ có thể đổi mới một cách vững chắc trên cơ sở phát triển cân đối cả hệ thống ngân hàng và các thị trường tài chính. Đến thời điểm này, nền kinh tế Trung Quốc phần

lớn được phát triển trên cơ sở của các khoản vay nợ ngân hàng vì thị trường tài chính chưa phát triển. Điều đó cũng có nghĩa là hệ thống NHTM đang quá tải. Minh chứng là tăng trưởng tín dụng của Trung Quốc trong năm 2005 cao gấp 5 lần so với tăng trưởng GDP, tức là một lượng vốn tín dụng rất lớn đã không được sử dụng cho mục đích tăng trưởng kinh tế, điều này cũng cho thấy dấu hiệu của sự yếu kém trong năng lực quản lý vốn vay.

Một điểm nữa có thể thấy là sự chênh lệch quá lớn về lợi nhuận bình quân của 10 ngân hàng dẫn đầu (269 USD) và của toàn ngành ngân hàng Trung Quốc (14 triệu USD). Tuy vậy, chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) của 10 ngân hàng dẫn đầu kém quá xa so với những ngân hàng bé nhỏ hơn mình cả về quy mô và số lợi nhuận tuyệt đối. Những con số này phản ánh khả năng quản lý tài sản nhằm mục đích sinh lợi của ngành ngân hàng Trung Quốc rất không hợp lý.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)