5. Đóng góp của luận văn
3.2.1. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tín dụng tại BIDV Phú Thọ
3.2.1.1. Các chỉ tiêu phản ánh về tốc độ tăng trưởng và mức sinh lời
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng tín dụng
Bảng 3.5: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng tại BIDV Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Tốc độ tăng (%) Năm 2011 Tốc độ tăng (%) Năm 2012 Tốc độ tăng (%)
Tổng doanh số cho vay 3.990 6,1 4.837 21,2 5.698 17,8
Tổng số thu nợ 3.714 4,1 4.598 23,8 5.342 16,2
Dư nợ vốn vay 1.426 26,8 1.686 18,2 2.054 21,8
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010 - 2012 của BIDV Phú Thọ)
Bảng trên cho ta thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm đều tăng, năm 2011 tăng 18,2% tương ứng tăng 260 tỷ đồng, năm 2012 tăng 21,8% tương ứng với dư nợ vốn vay tăng 368 tỷ đồng.
Qua bảng số liệu, có thể thấy những biến động trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong giai đoạn nhiều biến động của nền kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2012.
Tổng dư nợ của Chi nhánh đến 31/12/2012 là 2.054 tỷ đồng tăng 368 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 21,2% so với năm 2011. Năm 2012, mặc dù Ngân hàng nhà nước thực hiện hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng để kìm chế lạm phát. Tuy nhiên Chi nhánh vẫn tiếp tục mở rộng được địa bàn hoạt động và có thêm một số khách hàng mới là Công ty Cổ phần Hợp kim sắt Phú Thọ, Công ty Hoà Bình Minh và một số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn nên mức tăng trưởng tiếp tục được ổn định.
Ngoài ra, đối với sản phẩm tín dụng cho vay bán lẻ BIDV Việt Nam có chính sách tăng trưởng nên kế hoạch tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng bán lẻ các Chi nhánh của BIDV được giao tăng bổ sung trong chỉ tiêu giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng dẫn đến dư nợ cho vay các thành phần kinh tế theo cơ cấu trong đó dư nợ cho vay đối với khách hàng bán lẻ cũng tăng lên đáng kể.
Thứ hai, tỷ trọng cơ cấu dư nợ tín dụng
Bảng 3.6: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng của BIDV Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1.Tổng dư nợ tín dụng 1.426 1.686 2.054 2. Dư nợ tín dụng BQ đầu người 9,9 11 14 3. Cơ cấu tín dụng Theo kỳ hạn 1.426 1.686 2.054 - Ngắn hạn 1.010 71 1.183 70,2 1.479 72,0 - Trung, dài hạn 416 29 503 29,8 575 28,0
Theo đối tượng 1.426 1.686 2.054
- ĐCTC 0 0 0 0 0 0
- Doanh nghiệp 1.166 81 1.399 83 1.664 81
- Cá nhân 260 19 287 17 390 19
Theo loại tiền 1.426 1.686 2.054
- VNĐ 1.270 89,1 1.435 82,5 1.922 93,6
- Ngoại tệ 156 10,9 251 17,5 132 6,4
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010 - 2012 của BIDV Phú Thọ)
Trong tổng dư nợ của Chi nhánh năm 2012 dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 71% và dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng 29%.
Từ năm 2011 mặc dù tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn của Chi nhánhgiảm xuống nhưng số tuyệt đối lại tăng lên do Chi nhánh cho vay dự án lớn như cho vay đồng tài trợ dự án thủy điện Sơn La, đầu tư dự án nhà máy xi măng lò quay của công ty cổ phần xi măng Phú Thọ, Nhà máy chế biến quặng của công ty cổ phần Hợp kim sắt Phú Thọ … Dự kiến khi giải ngân hết các dự án tỷ trọng dư nợ trung dài hạn của Chi nhánh sẽ ở mức 35%.
*) Phân loại dư nợ theo kỳ hạn: Sự tăng nhanh của dư nợ trung và dài hạn trong giai đoạn 2010-2012 mặc dù chưa nói lên được nhiều điều về chất lượng tín dụng của Chi nhánh nhưng cũng là điểm cần lưu ý trong quá trình nhận định rủi ro tín dụng trong thời gian tới do trong giai đoạn hiện nay việc đầu tư vốn trung dài hạn tiềm ẩn rủi ro khá cao vì các dự án đầu tư trong giai đoạn hiện nay gặp nhiều tác động của việc suy giảm kinh tế toàn cầu do vậy dễ gặp rủi ro.
Một khi các dự án này không phát huy được hiệu quả thì việc trả nợ cho ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa việc đầu tư trung dài hạn hiện nay cũng dẫn đến mất cân đối nguồn vốn khi nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là nguồn huy động ngắn hạn.
*) Phân loại dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế:
Năm 2012, trong tổng số dư nợ cho vay, cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 81% trong đó cho vay cá nhân của Chi nhánh tăng lên tỷ trọng 19%.
Hầu hết các khách hàng tư nhân thuộc đối tượng nhỏ và vừa tại Chi nhánh đều có tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh ổn định chấp hành tốt các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký, được nhận định là phân khúc khách hàng có mức độ an toàn cao trong nền khách hàng hiện tại.
Cho vay cá nhân (bán lẻ) chiếm tỷ trong thấp chưa tương xứng với qui mô của Chi nhánh và thực hiện chưa tốt định hướng phát triển bán lẻ của BIDV giai đoạn 2010-2015 là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt nam với tỷ trọng dư nợ bán lẻ chiếm tối thiểu 45% dư nợ. Đây là mục tiêu phấn đấu của BIDV Phú Thọ trong các năm tiếp theo.
*) Phân loại dư nợ tín dụng theo đồng tiền giao dịch
Dư nợ cho vay VND có xu hướng tăng đều qua các năm, trong khi đó dư nợ cho vay ngoại tệ có xu hướng biến động không đồng đều qua các năm, sự tăng nhanh của dư nợ cho vay VND 2010-2012 mặc dù chưa nói lên được nhiều điều về hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh nhưng cũng là điểm cần lưu ý trong quá trình nhận định rủi ro tín dụng trong thời gian tới do biến động liên tục giảm của lãi suất huy động và cho vay VND trong thời gian gần đấy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng vốn đối với hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ.
Thứ ba, thu nhập từ hoạt động tín dụng và mức sinh lời của đồng vốn
Bảng 3.7: Thu nhập từ hoạt động tín dụng và mức sinh lời của đồng vốn tín dụng tại BIDV Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị: Tỷ đồng TT Thời gian Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị Giá trị Tăng trƣởng (%) Giá trị Tăng trƣởng (%)
1 Dư nợ cho vay bình quân năm 1.276 1.556 21,9 1.870 20,2
2 Thu lãi cho vay 185 227 22,7 277 22
3 Chi trả lãi cho vay 169 200 18,3 239 19,5
4 Thu nhập từ hoạt động cho vay 16 27 68,7 38 40,7 5 Mức sinh lời của đồng vốn
cho vay (%) 1,12 1,60 1,85
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010 - 2012 của BIDV Phú Thọ)
Xuất phát từ việc mở rộng quy mô dư nợ cho vay, thu nhập từ hoạt động cho vay đối với cho vay khách hàng cũng tăng lên nhanh chóng qua các năm. Nếu như năm 2010, thu nhập từ hoạt động cho vay chỉ đạt 16 tỷ đồng thì đến hết năm 2012 đã tăng lên 38 tỷ đồng (tăng gấp 2,4lần). Đi đôi với việc tăng trưởng thu nhập thì mức sinh lời của đồng vốn cho vay khách hàng cũng được cải thiện qua các năm. Mức sinh lời của đồng vốn cho vay đối với doanh nghiệp năm 2010 là 1,12%, năm 2011 là 1,60%, năm 2012 là 1,85%. Nhìn chung tỉ lệ này tăng dần một cách đều đặn qua các năm phản ánh hiệu quả cho vay xét trên khía cạnh này đang ngày một được cải thiện. Năm 2012 mức tăng trưởng đạt được là khá cao một phần là do mặt bằng lãi suất cho vay năm 2012 cao hơn nhiều so với năm 2010 mặt khác dư nợ cho vay tăng trưởng cao hơn, BIDV Phú Thọ là Chi nhánh lớn trên địa bàn, có uy tín nên có nhiều ưu thế để huy động nguồn vốn rẻ đặc biệt từ các tổ chức lớn.
Biểu đồ 3.7. Mức sinh lời của đồng vốn vay trên tổng dư nợ cho vay bình quân
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010 - 2012 của BIDV Phú Thọ)
Thư tư, lãi treo và tỷ lệ lãi treo trong tổng thu lãi
Lãi treo là một phần của tổng thu từ lãi cho vay, là lãi của các khoản nợ quá hạn, ngân hàng vẫn hạch toán vào thu nhập tuy nhiên thực tế chưa thu được và rủi ro không thu hồi được là khá cao, lãi treo tăng lên dẫn đến thu nhập thực tế cho vay khách hàng của ngân hàng có thể bị giảm xuống nếu không thu hồi được các khoản lãi này, hiệu quả cho vay doanh nghiệp bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực.
Bảng 3.8: Tỷ lệ lãi treo cho vay trong tổng thu lãi
Đơn vị: Tỷ VNĐ TT Thời gian Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị Giá trị Tăng trƣởng (%) Giá trị Tăng trƣởng (%)
1 Thu lãi cho vay 185 227 22,7 277 22
2 Lãi treo 7,2 11,3 13
3 Tỷ lệ lãi treo/tổng thu lãi (%) 3,89 4,97 4,69
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ lãi treo cho vay trong tổng thu lãi
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010 - 2012 của BIDV Phú Thọ) 3.2.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn vốn
Thứ nhất, dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là phần nợ mà khách hàng không hoàn trả được đúng hạn cho ngân hàng như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Chỉ tiêu nợ quá hạn luôn là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp của Ngân hàng Thương mại. Quy mô nợ quá hạn lớn chứng tỏ ngân hàng bị chiếm dụng vốn lớn, doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả phần vốn vay, dẫn đến không trả được nợ, do đó hiệu quả cho vay thấp
Nợ quá hạn là phần nợ mà khách hàng không hoàn trả được đúng hạn cho
ngân hàng như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Chỉ tiêu nợ quá hạn luôn là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp của Ngân hàng Thương mại. Quy mô nợ quá hạn lớn chứng tỏ ngân hàng bị chiếm dụng vốn lớn, doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả phần vốn vay, dẫn đến không trả được nợ, do đó hiệu quả cho vay thấp
Bảng 3.9: Tỷ lệ nợ quá hạn tại BIDV Phú Thọ giai đoạn 2010 – 2012 TT Thời gian
Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012
1 Tổng dư nợ cho vay 1.426 1.686 2.054
2 Dư nợ cho quá hạn 51,9 59 97
3 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 3,6 3,5 4,7
Số liệu dư nợ quá hạn nêu trên được tổng hợp từ dư nợ nhóm 02 cho đến nhóm 05 (theo quy định về phân loại nợ của Ngân hàng nhà nước) tại BIDV Phú Thọ. Các khoản nợ từ nhóm 02 (Quá hạn từ 10 ngày đến 30 ngày) cho đến nhóm 05 đều là các khoản nợ quá hạn.Theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam, các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày (nhóm 1) được coi như là nợ trong hạn và không tính vào dư nợ quá hạn.
Bảng trên cho ta thấy dư nợ vốn vay tăng từ 1.426 tỷ đồng năm 2010 lên 2.054 tỷ đồng năm 2012, trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn tăng từ 3,6% năm 2010 lên 4,7 % năm 2012. Trong 97 tỷ đồng nợ quá hạn có trên 50% là nợ quá hạn dưới 30 ngày và toàn bộ là nợ ngắn hạn, nguyên nhân là do doanh thu bán hàng của khách hàng bị chậm thanh toán dẫn đến chưa có nguồn để trả nợ các khoản nợ đến hạn.
Đây là các khoản nợ được đánh giá là bị quá hạn tạm thời và có khả năng thanh toán trong thời gian ngắn. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2012 có tăng phù hợp với tình trạng kinh tế thế giới và trong nước suy thoái, nợ xấu có chiều hướng tăng. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại việc biến động về nợ quá hạn như trên là có thể chấp nhận được. Điều này là do năm 2012, thực hiện chỉ đạo của BIDV về nâng cao chất lượng tín dụng, nên ngay từ đầu năm, Chi nhánh đã xây dựng chiến lược định hướng hoạt động tín dụng và đề ra các giải pháp cụ thể trong điều hành hoạt động tín dụng. Trong công tác tín dụng, Chi nhánh luôn bám sát và nghiêm túc thực hiện những chỉ đạo của BIDV, thực hiện đúng chính sách tiền tệ của NHNN và đảm bảo được hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Chi nhánh thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá, phân loại khách hàng. Từ đó đưa ra quyết định cho vay chính xác, kịp thời, giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng BIDV Phú Thọ giai đoạn 2010-2012
Thứ hai, dư nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi
Nợ khó đòi: là khoản nợ quá hạn đã quá một kì gia hạn nợ mà khách hàng không trả được, không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản đảm bảo không bán được, con nợ thua nỗ triền miên, phá sản...
Tại Việt Nam các tổ chức tín dụng phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Nợ được phân thành 05 nhóm, về cơ bản theo thời gian quá hạn như sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ trong hạn và quá hạn dưới 10 ngày. - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Nợ từ nhóm 03 đến nhóm 05 được quy định là nợ xấu, các khoản nợ này quá hạn thời gian tương đối dài, việc thu hồi là rất khó khăn và tốn nhiều chi phí… vì vậy bản chất nó cũng khá tương đồng với nợ khó đòi. Để phù hợp với các ngân hàng Việt Nam, tỷ lệ nợ khó đòi sẽ được thay thế bằng việc phân tích tỷ lệ nợ xấu.
Bảng 3.10: Tỷ trọng nợ theo nhóm tại BIDV Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2012
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 1.426 1.686 2.054 Nợ nhóm 1 1.208 84,7 1.427 84,6 1.778 86,6 Nợ nhóm 2 205 14,3 244 14,5 246 12 Nợ nhóm 3, 4, 5 12 1 16 0,9 30 1,4
Biểu đồ 3.10. Cơ cấu nợ theo nhóm tại BIDV Phú Thọ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010 - 2012 của BIDV Phú Thọ)
Thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu giới hạn dư nợ cuối kỳ BIDV giao, Chi nhánh tập trung tăng trưởng dư nợ, nhưng chú trọng vào chất lượng tín dụng. Vì vậy, chất lượng tín dụng của Chi nhánh đạt mức khá tốt, thể hiện:
Nợ nhóm 1 tăng từ 1.208 tỷ đồng (84,7 %) cuối năm 2010 lên 1.778 tỷ đồng (86,6 %) cuối năm 2012.
Tỷ trọng nợ nhóm 2 giảm từ 14,3% cuối năm 2010 xuống 12% vào cuối năm 2012, mặc dù số tuyệt đối có tăng từ 205 tỷ đồng cuối năm 2010 lên 246 tỷ đồng cuối năm 2012.
Nợ nhóm 3,4,5 của Chi nhánh là 12 tỷ đồng năm 2010 ( tỷ trọng 1%) tăng lên 30 tỷ đồng năm 2012 (tỷ trọng 1,4%). Mặc dù tỷ lệ xấu tăng tuy nhiên, kết quả Chi nhánh đạt được vẫn giữ ở mức tương đối tốt so với mặt bằng chung của ngành. Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là 1,54%.
Đạt được điều đó là do Chi nhánh một mặt vừa làm tốt công tác thẩm định và rà soát các khoản vay đúng nguyên tắc, quy trình, quy chế,mặt khác, Chi nhánh luôn tích cực và có nhiều biện pháp quyết liệt trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ đã xử lý rủi ro nên cả năm đã thu hồi được 1.368 triệu đồng nợ tồn đọng, bằng 135,7% kế hoạch được giao.
Để thấy rõ hơn về hiệu quả tín dụng mang lại theo ngành kinh tế luận văn đưa ra sự so sánh cơ cấu trong cho vay theo ngành để phân tích bổ trợ thấy được hiệu quả tín dụng mang lại cho Chi nhánh theo ngành và hạn chế cho vay đối với ngành có nhiều rủi ro.
524 203 100 45 413 769 Ngành khác Ngành dệt may Ngành xây lắp Ngành SX giấy
Biểu đồ 3.11. Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế tại BIDV Phú Thọ năm 2012
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010 - 2012 của BIDV Phú Thọ)
Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ trọng cho vay thương mại và sản xuất vật liệu xây