Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 74)

5. Đóng góp của luận văn

3.2.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan

Thứ nhất, chính sách hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn chưa tốt: Hiện nay mối quan hệ giữa cán bộ tín dụng và khách hàng còn chưa tốt. Sau khi cho vay xong, các cán bộ tín dụng thường ít quan tâm đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ lo tìm kiếm những khách hàng mới. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc khách hàng vay vốn gặp phải những khó khăn lớn là điều dễ dàng xảy ra, nếu cán bộ không hiểu rõ được tình hình tài chính của khách hàng, không trợ giúp họ trong việc giải quyết những khó khăn thì nguy cơ chậm trả lãi, vốn chắc chắn sẽ xảy ra. Ngân hàng thường bị động trong việc giải quyết các khó khăn cùng với khách hàng. Các cán bộ tín dụng thường chỉ gọi điện cho khách hàng để nhắc trả nợ, giục trả nợ chứ không quan tâm đến khó khăn mà khách hàng gặp phải.

Thêm nữa, các nghiệp vụ cho vay chưa đa dạng hoá. Các món vay đối với doanh nghiệp được thực hiện tại BIDV Phú Thọ chủ yếu tập trung vào hai nghiệp vụ là cho vay ngắn hạn từng lần và cho vay theo hạn mức. Hai phương thức này mang tính thụ động, hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng, ngân hàng hoàn toàn không chủ động trong cho vay. Nghiệp vụ thấu chi và cho vay luân chuyển gần như chưa được áp dụng đối khách hàng mặc dù đã có sản phẩm tương ứng của BIDV Việt Nam.

Thứ hai, các công cụ chính sách như quy trình tín dụng, phân loại khách hàng,….vẫn còn nhiều bất cập

Hệ thống các quy định, quy trình tín dụng của BIDV Việt Nam là rất lớn, lại được thay thế và sửa đổi thường xuyên (bảo đảm sự linh hoạt theo tình hình thị trường) nên việc cập nhật và thực hiện theo đúng văn bản chỉ đạo của BIDV gặp không ít khó khăn nhất là đối với cán bộ trẻ mới được tuyển dụng thời gian làm việc ngắn kinh nghiệp và kiến thức tổng hợp chưa có nhiều.

Trong giai đoạn trước (khi vẫn thực hiện theo mô hình cũ), việc cán bộ tín dụng của BIDV làm gần như toàn bộ khoản vay dẫn đến nhiều khi quy trình cho vay không được tuân thủ chặt chẽ, các cán bộ tác nghiệp có thể dễ dàng bỏ qua một số bước (nhỏ) trong quy trình hoặc không tuân theo thứ tự các bước để phục vụ khách hàng nhanh nhất (đặc biệt là những khoản vay tại các Phòng Giao dịch),

điều này có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng nếu kéo dài trong thời gian dài sẽ dễ dấn đến tiêu cực. Sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình

cho vay mới, tình trạng nêu trên đã được khắc phục đáng kể, với việc xuất hiện thêm một phòng thẩm định độc lập, giữa bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận thẩm định vừa phối hợp với nhau giải quyết công việc, vừa giám sát lẫn nhau nên các quy định, quy trình cho vay được tuân thủ chặt chẽ hơn. Hiệu quả cho vay dưới góc độ tuân thủ quy định, quy trình của BIDVđang được nâng lên đáng kể.

Hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV đến nay mới chỉ xây dựng được cho xếp hạng tín dụng đối với các khách hàng là doanh nghiệp. BIDV vẫn chưa xây dựng và ban hành được quy định về xếp hạng nội bộ đối với các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh…mặt khác các tiêu chí xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp BIDV xây dựng và áp dụng thời gian qua trong hệ thống vẫn bộc lộ hạn chế nhất định với các tiêu chí đánh giá xếp hạng doanh nghiệp nhất là các tiêu chí cho điểm về định tính dẫn đến việc đánh giá khách hàng trong hệ thống xếp hạn còn có nhiều yếu tố mang tính chủ quan của cán bộ quan hệ khách hàng khi đánh giá về doanh nghiệp.

Thứ ba, tình trạng thiếu thông tin, hoặc thông tin không chính xác vẫn còn tồn tại: Trong một xã hội thông tin như hiện nay, vấn đề thông tin trở thành một trong những yếu tố chính trong cạnh tranh. Những ai nắm được càng nhiều thông tin chính xác, kịp thời thì càng có nhiều cơ hội thành công. Ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ - một lĩnh vực dịch vụ mà thông tin là yếu tố cạnh tranh chủ yếu, nó quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Muốn thực hiện tốt công việc kinh doanh, ngân hàng phải tìm kiếm thông tin về khách hàng từ mọi nguồn có thể. Điều đó đòi hỏi thông tin thu tập được phải chính xác và kịp thời thì mới có thể tránh được những sai lầm hoặc rủi ro xảy ra. Hiện

nay, đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Chi nhánh nói riêng thì việc thu thập thông tin tín dụng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu chính xác, không kịp thời dẫn đến khó khăn trong việc ra quyết định cho vay.

Tuy nhiên hiện nay, ngân hàng chưa có được một cơ chế, một cách thức tối ưu để tìm kiếm thông tin. Những thông tin chủ yếu là do khách hàng cung cấp, và ngân hàng không tìm được cách nào để xác định liệu những thông tin đó là đúng hay sai. Do vấn đề thiếu thông tin nên việc thẩm định khách hàng doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, không đảm bảo tính đúng đắn và chính xác.

Thứ tư, công tác kiểm tra, kiểm soát còn chưa tốt: Công tác kiểm tra, kiểm

soát là rất quan trọng, nó đảm bảo cho món vay có được hiệu quả tốt. Khi thực hiện tốt công tác này, sẽ phát hiện được nhanh chóng và có biện pháp xử lý sớm những sai phạm, thiếu sót của cán bộ tín dụng và khách hàng. Việc kiểm tra, kiểm soát trong hệ thống BIDV được tổ chức thành một bộ phận riêng biệt (Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ theo khu vực) trực thuộc Hội sở chính. Việc kiểm tra, kiểm soát các khoản vay đối với doanh nghiệp được thực hiện chưa thường xuyên và chưa triệt để. Việc kiểm tra kiểm soát mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện các sai phạm, các dấu hiệu rủi ro trong khi công tác khắc phục và xử lý sau kiểm tra (hết sức quan trọng nhất) lại chưa được chú trọng triệt để cán bộ quan hệ khách hàng khắc phục hoặc xử lý mang tính chất đối phó. Đây cũng là hạn chế chung trong công tác Kiểm tra kiểm soát nội bộ của BIDV.

Thứ năm, chất lượng đội ngũ cán bộ còn chưa đáp ứng yêu cầu: Những năm qua, BIDV Phú Thọ đã quan tâm đến đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ nhất là cán bộ làm công tác quan hệ khách hàng nâng cao trình độ thẩm định, trình độ ngoại ngữ, ứng dụng tin học đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình ngày càng cạnh tranh gay gắt giữu các ngân hàng thương mại trong tim kiếm và phát triển khách hàng. Tuy vậy, việc tuân thủ quy trình cho vay được quan tâm tuy nhiên đôi lúc vẫn bị bỏ qua không thực hiện hết quy trình do áp lực về thời gian thẩm định đến từ cả hai phía, lãnh đạo ngân hàng và khách hàng vay vốn đã làm cho cán bộ quan hệ khách hàng và cán bộ thẩm định gặp phải những khó khăn trong quá trình tác nghiệp. Thời gian càng ngắn thì cán bộ nghiệp vụ không thể kiểm tra được đầy

đủ thông tin, từ đó không đánh giá được chính xác năng lực của khách hàng vay vốn, dẫn đến những rủi ro cho hoạt động cho vay.

Việc phát triển mạng lưới, sản phẩm dịch vụ và quy mô của Chi nhánh trong những năm gần đây đã góp phần mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, tiếp cận gần hơn với khách hàng nên nhu cầu tăng số cán bộ QHKH của Chi nhánh trong những năm gần đây tăng lên khá nhanh nên đội ngũ cán bộ QHKH nói riêng có tuổi đời và tuổi nghề rất trẻ, kinh nghiệm làm việc chưa nhiều, trong khi việc phân tích và thẩm định khách hàng đòi hỏi cán bộ QHKH phải kiến thức khá rất sâu, rộng, am hiểu nhiều ngành nghề khác nhau. Đây có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng có khả năng tạo ra những rủi ro tín dụng rất cao cho ngân hàng.

Thêm nữa, đội ngũ cán bộ trước đây không được đào tạo bài bản mặc dù bước đầu đã đáp ứng yêu cầu công việc, song còn thiếu kinh nghiệm, nghiệp vụ chưa chuyên sâu, kỹ năng tác nghiệp còn nhiều hạn chế, do vậy cần phải tiếp tục nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ mới có thể đáp ứng kịp với yêu cầu của công cuộc hiện đại hóa ngân hàng. Tỷ suất lợi nhuận bình quân đầu người thuộc tốp thấp của hệ thống.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)