Phương hướng nâng cao hiệu quả tín dụng tại BIDV Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 83)

5. Đóng góp của luận văn

4.1.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả tín dụng tại BIDV Phú Thọ

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác huy động

Công tác huy động vốn tại Chi nhánh trong thời gian tới cần hướng tới việc chủ động tạo lập một cơ cấu nguồn vốn cân đối hợp lý, chi phí đầu vào thấp nhất nhất.

Với việc duy trì các khách hàng truyền thống Chi nhánh phải chủ động đưa ra các biện pháp thu hút nguồn vốn mới; ngoài quan tâm đến nguồn vốn của tổ chức, định chế tài chính thì công tác chăm sóc tiếp thị khách hàng cá nhân với các sản phẩm ưu việt và có các chính sách trực tiếp quan tâm tới khách hàng tiền gửi cá nhân để tránh việc khách hàng rút tiền gửi sang ngân hàng khác vì mất yếu tố từ lòng tin, từ sự phục vụ của nhân viên ngân hàng không đáp ứng thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.

Thứ hai, tăng trưởng tín dụng trên cơ sở cơ cấu lại nền khách hàng

Tăng trưởng tín dụng gắn liền với hiệu quả và đảm bảo an toan vốn, trong thời gian tới Chi nhánh tập trung tăng cường phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ, tăng cho vay bán lẻ hộ kinh doanh cá thể và vừa giảm dần dư nợ với khách hàng lớn nhất là các khách hàng lớn ngành nghề kinh doanh nhiệu rủi ro.

Hiện tại nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu của Chi nhánh tập trung chủ yếu vào một số ngành nghề mà cụ thể hiện tại là ngành sản xuất xi măng (ngành vật liệu xây dựng). Với thực trạng nền kinh tế của nước ta hiện nay thì các ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và ngành sản xuất xi măng nói riêng gặp rất nhiều khó khăn: Chi phí sản xuất tăng cao, việc tiêu thụ chậm do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế trong nước, lượng hàng tồn kho lớn kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ không trả được nợ gốc, lãi cho ngân hàng. Biện pháp trong thời gian tới bên cạnh việc tiếp tục hỗ trợ vốn cho đơn vị luân chuyển vốn ngắn hạn để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục thì cần hạn chế cho vay đầu tư trung dài hạn nhằm từng bước giảm dần dư nợ đối với nhóm khách hàng này. Bên cạnh đó cần tập trung mở rộng khách hàng đến các đối tượng nhóm khách hàng vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân các khách hàng kinh doanh thương mại trong lĩnh vực vật liệu xây dựng nhằm tăng qui mô dư nợ từ đó nhằm cung cấp khép kín các dịch vụ cho nhóm khách hàng này đồng thời kiểm soát được dòng tiền từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.

Thứ ba, tập trung thu hồi lãi treo và giảm tỷ trọng nợ nhóm 2

BIDV Phú Thọ có trọng nợ nhóm 2 ở mức cao (Chiếm 12%/Tổng dư nợ cuối năm 2012), đây là nguy cơ tiềm ẩn bùng phát nợ xấu cao tại Chi nhánh. Để hạn chế việc gia tăng và chuyển nhóm nợ, trước tiên Chi nhánh cần đánh giá đối với các khách hàng có khó khăn tạm thời thường xuyên bám sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ hỗ trợ cho sản xuất của doanh nghiệp phát triển từ đó cải thiện việc xếp hạng khách hàng. Mặt khác đối với các khách hàng được đánh giá là quá khó khăn không còn cơ hội phục hồi sản xuất cần khẩn trương xây dựng các biện pháp để thu hồi nợ vay theo phương án quản lý chặt chẽ dòng tiền, giảm dần dư nợ, xử lý tài sản đảm bảo. Bên cạnh các phương án trên cần tiếp tục mở rộng cho vay đối với các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh ít rủi ro hơn nhằm tăng dư nợ để giảm tỷ lệ nợ nhóm 2.

Đối với lãi treo, hiện tại số lãi treo của Chi nhánh là 13 tỷ đồng chiếm 20% lợi nhuận năm 2012 của Chi nhánh. Đây cũng là một chỉ tiêu làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tín dụng vì không thu được lãi sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh dẫn đến việc sử dụng vốn sẽ không hiệu quả. Chi nhánh cần tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm

đối với việc tăng số lãi phải thu hiện tại và đưa ra biện pháp cụ thể để xử lý lãi treo tồn đọng, cụ thể:

Chi nhánh giao trách nhiệm đến từng cán bộ quan hệ khách hàng, lãnh đạo phụ trách khách hàng và coi đây là chỉ tiêu bắt buộc làm cơ sở đánh giá xếp loại cán bộ hàng tháng, quý.

Đối với khách hàng: Chi nhánh đưa ra tiêu chí nếu có thiện chí trả nợ sẽ miễn giảm một phần lãi phạt quá hạn để giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về tài chính đồng thời tiếp tục cho vay đối với các phương án kinh doanh mới có tính khả thi của khách hàng. Với các khách hàng cố tình trây ỳ không trả nợ cần áp dụng các biện pháp cương quyết để thu hồi nợ kể cả việc phát mại tài sản và khởi kiện ra tòa án theo quy định.

Thứ tư, xử lý nợ quá hạn, nợ xấu nâng cao quản lý an toàn vốn tín dụng

Thu hồi nợ vay là kết quả của quá trình cho vay đầu tư, việc thu hồi nợ vay thể hiện hiệu quả hoạt động tín dụng, cũng như đảm bảo thu nhập của Ngân hàng. Công tác thu hồi nợ vay là công việc phức tạp, quan trọng nhất đối với các tổ chức tín dụng.

Để đảm bảo nguồn vốn tái đầu tư cho xã hội và bảo toàn vốnChi nhánh cần phải đẩy mạnh công tác thu nợ và xử lý đối với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu bằng một số biện pháp sau:

- Tăng cường công tác đôn đốc thu hồi nợ, đặc biệt là đối với các khoản nợ quá hạn, gắn trách nhiệm của cán bộ với kết quả hoàn thành kế hoạch thu nợ được giao, cán bộ tín dụng phải thường xuyên bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của của khách hàng , tổng hợp phân tích tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh dòng tiền trả nợ, tài sản đảm bảo nợ vay hàng quý, hàng năm của khách hàng.

- Khi phát hiện khách hàng gặp khó khăn không thể thực hiện việc trả nợ theo đúng hợp đồng thì ngay lập tức cần phối hợp với chủ đầu tư làm rõ nguyên nhân và đề xuất các giải pháp xử lý khó khăn và yêu cầu chủ đầu tư triệt để áp dụng, đặc biệt là những biện pháp liên quan đến việc tiết giảm chi phí, giảm hàng tồn kho, tích cực thu hồi công nợ, thanh lý những tài sản không sử dụng; đề nghị doanh nghiệp tổ chức lại hệ thống sản xuất kinh doanh, thay đổi máy móc thiết bị và công nghệ.

- Thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện công việc xử lý và thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu. Nhân sự bộ phận này tuỳ theo mức độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng quá hạn, dư nợ xấu để bố trí cho phù hợp; các nhân viên trong bộ phận này không nên kiêm nhiệm các công việc khác (thực trạng hiện nay của BIDV Phú Thọ) mà phải giành toàn bộ thời gian cho công việc xử lý và thu hồi nợ.

- Do đặc thù của công việc xử lý và thu hồi nợ không giống như công việc thẩm định thuần tuý nên BIDV Phú Thọ cần tổ chức cho các nhân viên trong bộ phận xử lý và thu hồi nợ tham gia các khoá học chuyên môn hoá để nâng cao trình độ và kinh nghiệm. Ngoài yêu cầu nắm chắc nghiệp vụ chuyên môn về quy chế, quy trình tín dụng, các nhân viên trong bộ phận này còn phải có trình độ chuyên sâu về luật, có khả năng phân tích tâm lý và thuyết phục khách hàng. Trao quyền chủ động cho bộ phận này mạnh dạn áp dụng các chế tài theo quy định của pháp luật hiện hành để giải quyết các khoản nợ vay tồn đọng một cách có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)