Đào tạo, nâng cao đội ngũ nguồn nhân lực nhất là nhân lực phục vụ cho

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 92)

5. Đóng góp của luận văn

4.2.1.7. Đào tạo, nâng cao đội ngũ nguồn nhân lực nhất là nhân lực phục vụ cho

công việc quan hệ khách hàng

BIDV tiếp tục nâng cao năng lực cán bộ tập chung tiến hành chuyên môn hoá đội ngũ nhân viên quan hệ khách hàng chuyên nghiệp

- Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng thì một yếu tố không thể thiếu thuộc về người cán bộ làm công tác tín dụng chính là các cán bộ thực hiện nhiệm vụ

quan hệ khách hàng tại BIDV, với tư cách đại diện chủ thể cho vay trong quan hệ tín dụng thì người làm tín dụng phải là người am hiểu khách hàng, hiểu biết sâu sắc thực lực tài chính cũng như tiềm năng phát triển của khách hàng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần phải có vốn hiểu biết nhất định về thị trường và lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng của từng món vay. Thông tin ngành nghề đa dạng và phức tạp một người không thể am hiểu hết các lĩnh vực. Vì vậy, cần có sự chuyên môn hoá trong cán bộ tín dụng.

- Do đó BIDV Phú Thọ nên phân công mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một mảng cho vay nhất định được chia theo ngành, lĩnh vực. Việc chuyên môn hoá như vậy sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ dàng giám sát và có kiến thức tập chung với lĩnh vực phụ trách, sẽ chyên nghiệp hơn và trong tư vấn khách hàng quản lý vốn hiệu quả.

- Bên cạnh việc thực hiện chuyên môn hoá ngân hàng phải không ngừng nâng cao kiến thức cho cán bộ tín dụng bằng cách định kỳ mở các lớp huấn luyện bồi dưỡng cán bộ về nghiệp vụ, thị trường, công nghệ. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và của lĩnh vực ngân hàng nói riêng thì yêu cầu cần thiết đối với cán bộ tín dụng là kiến thức về tin học và ngoại ngữ. Đây là hai yếu tố giúp cán bộ tín dụng vững vàng, tự tin hơn trong công việc của mình. Vì vậy, Ngân hàng cần tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ tín dụng nâng cao trình độ, tạo cho họ điều kiện học tập, nghiên cứu.

- Trong quá trình tuyển dụng, sắp xếp luân chuyển cán bộ tín dụng cần quan tâm đến những cán bộ có năng lực để sắp xếp làm công tác tín dụng, đó là những cán bộ có đạo đức, say mê nghề nghiệp có lý luận nghiệp vụ về lĩnh vực ngân hàng vững vàng, kiến thức về kinh tế, pháp luật tổng hợp, phương pháp nghiên cứu khoa học, am hiểu thị trường, có kiến thức về Marketing, giàu kinh nghiệm thực tế, khả năng tổng hợp va tốt. Có phối hợp thực hiện công việc tốt trong thực hiện nhiệm vụ. Để thực hiện điều này BIDV Phú Thọ phối hợp các đợt kiểm tra về cán bộ tín dụng theo nghiệp vụ cần phối hợp kiểm tra trắc nghiệp các kiến thức về lĩnh như: Pháp luật; Maketing, Tâm lý; Tin học.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra có thể phân loại và sắp xếp phân công cán bộ trong thực hiện công việc cho phù hợp và có hiệu quả như:

Cán bộ tín dụng bậc I, chuyên xem xét thẩm định các món vay nhỏ khách hàng hướng tới là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ lẻ.

Cán bộ tín dụng bậc II, chuyên xem xét, thẩm định các món vay vừa với các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh lớn.

Cán bộ tín dụng bậc III, chuyên xem xét, thẩm định dự án, phương án lớn, tái thẩm định dự án vừa.

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, cán bộ ngân hàng chuyên tâm nghiên cứu lĩnh vực nào thì trong công việc nên giao cho họ đúng lĩnh vực đó.

- Xây dựng cơ chế đãi ngộ: Chi nhánh cần nghiên cứu và triển khai cơ chế động lực một cách hợp lý để thực sự có tác dụng tích cực kích thích cán bộ tín dụng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, quan tâm đến lợi ích cá nhân chính là tiền lương, tiền thưởng, quy hoạch, bổ nhiệm vị trí cao hơn để tạo động lực và nâng cao trách nhiệm cán bộ tín dụng, gắn lợi ích của họ với công việc.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)