Kiến nghị với BIDV Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 100)

5. Đóng góp của luận văn

4.3.4. Kiến nghị với BIDV Việt Nam

- Hiện tại, BIDV Việt Nam vẫn đang tiếp tục hoàn thiện mô hình cấp tín dụng trên toàn hệ thống. Quy trình cho vay nói chung và quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng dự kiến sẽ tiếp túc có những thay đổi. Việc thay đổi quy trình cho vay có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của Chi nhánh, vì vậy BIDV Việt Nam cần khẩn trương thực hiện, xây dựng một quy trình cho vay chuẩn nhất và triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống (tránh việc thay đổi nhiều lần) để Chi nhánh có thể ổn định hoạt động cho vay doanh nghiệp từ đó tập trung hết sức cho nhiệm vụ phát triển hoạt động cho vay sao cho hiệu quả nhất.

- Hệ thống văn bản quy định về nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng của BIDV Việt Nam hiện đang rất lớn, được sửa đổi và thay thế nhiều lần dẫn đến các cán bộ tác nghiệp khó theo dõi và áp dung. Vì vậy, bộ phận chế độ tín dụng của BIDV Việt Nam cần cơ cấu lại hệ thống văn bản nghiệp vụ sao cho thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các cán bộ tác nghiệp theo dõi và áp dụng (Hiện website cẩm nang tín dụng đã được xây dựng nhưng vẫn chưa hoàn thiện và còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được các cán bộ tín dụng vào tra cứu).

BIDV Việt Nam cần xây dựng thêm nhiều các sản phẩm cho vay cho riêng đối với từng loại hình khách hàng là các doanh nghiệp trong đó chú ý đến các loại hình doanh nghiệp mới như các tập đoàn, các công ty mẹ con…

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: đây là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động của ngân hàng, công tác này có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay. Hiện bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ đã được BIDV Việt Nam tổ chức lại theo đó sẽ không đặt tại Chi nhánh mà tập trung thành các khu vực. Việc không còn đặt tại Chi nhánh giúp bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ độc lập và khách quan hơn trong việc kiểm tra, tuy nhiên có thể dẫn đến việc kiểm tra không sát sao và thường xuyên. BIDV Việt Nam cần xây dựng các chuyên đề kiểm tra hàng năm và tổ chức thường xuyên, bao gồm cả kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất để bộ phận kiểm tra kiểm soát thực hiện. Mặt khác cần nâng cao chất lượng cán bộ kiểm tra, kiểm soát, cán bộ tại bộ phận này phải có kinh nghiệm nhiều năm về lĩnh vực tín dụng và có kinh nghiệm tác nghiệp thực tế tại Chi nhánh.

- Tăng cường hiệu lực công tác thông tin và thông tin phòng ngừa rủi ro trong hệ thống BIDV cho tới tận các Chi nhánh, các điểm giao dịch: Thông tin là vấn đề hết sức quan trọng trong khi cấp tín dụng/cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, tuy nhiên việc thu thập thông tin tại Việt Nam là hết sức khó khăn do thị trường không minh bạch, các thông tin bị che dấu và công bố sai. Từ đó việc tổng hợp thông tin để làm dữ liệu so sánh và cơ sở thẩm định cấp tín dụng là tốn kém và mất nhiều thời gian. Hội sở chính với vai trò đầu não của hệ thống cần xây dựng các kênh thông tin từ các "nguồn" tin cậy, thực hiện các báo cáo đánh giá chung về các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế để hỗ trợ các Chi nhánh trong quá trình thẩm định, cho vay doanh nghiệp.

- Việc thực hiện các chỉ tiêu tín dụng hiện đang đặt ra với BIDV Phú Thọ là cao, trong điều kiện nền kinh tế đang đầy bất ổn và rủi ro hiện nay thì phát triển dư nợ nhanh tất yếu dẫn đến những rủi ro về sau. BIDV cần tính toán lại các chỉ tiêu giao cho Chi nhánh sao cho vừa khuyến khích Chi nhánh phát triển được dư nợ, vừa bảo đảm hoạt động cho vay không tăng trưởng quá nóng, nâng cao tối đa hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng là một chỉ tiêu rất quan trọng và không thể thiếu khi đánh giá hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại, việc phân tích đánh giá đúng về hiệu quả tín dụng sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ trong thời gian tới. Mặc dù có những nguyên nhân khách quan và chủ quan; trong hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Thọ thời gian qua vẫn bộc lộ những tồn tại nhất định làm giảm hiệu quả kinh tế mang lại từ hoạt động này và để khắc phục được những tồn tại hạn chế, nhằm đưa hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ đạt được những kết quả cao hơn, cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Chính vì vậy, trong quá trình học tập, nghiên cứu và công tác tại BIDV Phú Thọ, tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn với những đóng góp chủ yếu sau:

Một là, tác giả đã tập chung nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại làm rõ khái niệm về hiệu quả tín dụng và xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng trong đánh giá hoạt động ngân hàng. Các chỉ tiêu này được đánh giá trên cơ sở tập trung giải quyết hai vấn đề chính cốt lõi của hiệu quả cho vay là khả năng sinh lời và mức độ an toàn của ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại.

Hai là, luận văn đã làm rõ thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Thọ từ giai đoạn 2010-2012, đi sâu phân tích những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả cho vay đang bị giảm sút.

Cuối cùng, luận văn đã đề xuất phương hướng và một số giải pháp trực tiếp cũng như gián tiếp, tác động trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Thọ. Các giải pháp này đều là những giải pháp thiết thực, tập trung giải quyết triệt để vấn đề còn hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian tới.

Đồng thời luận văn cũng mạnh dạn có một số kiến nghị với nhà nước, với hệ thống ngân hàng Nhà nước và BIDV Việt Nam, với UBND tỉnh Phú Thọ trong việc hoàn thiện môi trường luật pháp, cơ chế chính sách, tổ chức quản lý nhằm tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho BIDV Phú thọ trong những năm tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2012), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

2. Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

3. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. Học viện ngân hàng (2003), Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các

ngân hàng thương mại Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

5. Học viện Ngân hàng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản

Thống kê, Hà Nội.

6. TS Tô Ngọc Hưng (2004), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, Học viện ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2008), Quyết định số 4589/QĐ-TCCB2 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ chính của các Phòng/Tổ nghiệp vụ thuộc Chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Hà Nội.

8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009, 2010, 2011), Báo cáo thường niên - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2010, 2011, 2012, Hà Nội.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày

22/04/2005 về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

10. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánhPhú Thọ (2010, 2011, 2012), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2010, 2011, 2012, Phú Thọ.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ (2010, 2011, 2012), Báo

cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2010, 2011, 2012, Phú Thọ.

12. TS. Lưu Văn Nghiêm (2008), Giáo trình Marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

13. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại (Xuất bản lần thứ tư), Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

14. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức

tín dụng, Hà Nội.

15. Tạp chí Kinh tế & Phát triển số 191(II) (2013), Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà nội.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG PHẦN 1: THÔNG TIN VỀ NGÂN HÀNG ĐƢỢC ĐÁNH GIÁ

Tên Ngân hàng: Địa chỉ:

(Sau đây được gọi là Ngân hàng được đánh giá)

PHẦN 2: THÔNG TIN VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA NGƢỜI ĐƢỢC XIN Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỚI NGÂN HÀNG

1. Thời gian Ông/Bà có quan hệ vay vốn với Ngân hàng được đánh giá?

 Dưới 1 năm

 Từ 1 năm đến 3 năm

 Trên 3 năm

2. Ông/Bà biết đến Ngân hàng được đánh giá qua kênh thông tin nào?

 Truyền hình, báo chí  Bạn bè, người thân Khác:……… 3. Thu nhập bình quân hàng tháng của Ông/Bà?  Dưới 4 triệu  Từ 4 đến 8 triệu  Trên 8 triệu đồng

4. Theo Ông/Bà, yếu tố nào quan trọng nhất trong việc lựa chọn ngân hàng để vay vốn?

 Thủ tục thuận tiện

 Địa điểm giao dịch thuận tiện

 Lãi suất thấp

 Nhân viên NH phục vụ tốt 5. Ngoài Ngân hàng được đánh giá,

Ông/Bà hiện nay có vay vốn tại các Ngân hàng/TCTD khác không?

 Có

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐƢỢC ĐÁNH GIÁ

Các câu hỏi sẽ đo lường mức độ hài lòng của khách hàng, nhân viên về chất lượng, hiệu quả từ tín dụng của BIDV Phú Thọ. Ông/Bà chọn điểm số bằng cách đánh dấu [x] vào các số từ 1 đến 5 theo quy ước sau:

Điểm     

Ý nghĩa Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt

STT Chỉ tiêu Điểm

1. Mức độ thuận lợi cho việc tiếp cận tín dụng  

2. Thái độ của nhân viên  

3. Thời gian hoàn thành thủ tục vay nhanh chóng.  

4. Phương pháp cho vay phù hợp.  

5. Thủ tục vay vốn được công khai  

Quy trình, lãi suất cho vay

6. Lãi suất tiền vay được điều chỉnh kịp thời và có sức cạnh

tranh  

7. Quy trình thủ tục liên quan đến việc vay vốn đơn giản,

thuận tiện  

8. Việc đáp ứng nhu cầu rút vốn vay nhanh chóng, kịp thời  

9. Các hình thức cho vay đa dạng, đáp ứng nhu cầu của

khách hàng  

10. Thời gian giao dịch trong ngày thuận tiện  

Nhóm tiêu chí năng lực phục vụ

11. Lãi suất vay vốn được thông báo rõ ràng  

12. Thời gian giao dịch cho một khoản vay hợp lý  

13. ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại  

14. Nhân viên QHKH (tín dụng) có kiến thức, kỹ năng và khả

năng truyền đạt, giới thiệu sản phẩm dịch vụ tốt   15. Nhân viên QHKH (Tín dụng) có phong cách giao dịch

STT Chỉ tiêu Điểm Nhóm tiêu chí mức độ đồng cảm

16. Những khiếu nại được giải quyết nhanh chóng, hợp lý  

17. Nhân viên QHKH có sự tư vấn, hướng dẫn và giải thích

rõ ràng cho khách hàng  

18. Nhân viên QHKH luôn tiếp thu, lắng nghe ý kiến phản

hồi của khách hàng  

19. Nhân viên QHKH không có sự phân biệt đối xử, thường

quan tâm chú ý đến khách hàng  

20. Nhân viên QHKH hiểu được những nhu cầu đặc biệt của

khách hàng  

Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất, phƣơng tiện hữu hình

21. Ngân hàng có trang thiết bị, công nghệ hiện đại  

22. Cơ sở vật chất đầy đủ, bố trí chỗ ngồi tốt, đầy đủ cho

khách hàng  

23. Tờ rơi, tài liệu, đầy đủ thông tin và sẵn có  

24. Trang phục của nhân viên đồng bộ, gọn gàng, lịch sự  

25. Mạng lưới, địa điểm giao dịch rộng khắp và thuận tiện  

PHỤ LỤC 2

Tổng hợp kết quả khảo sát về hiệu quả tín dụng bởi nhân viên của BIDV Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2012 Chỉ tiêu Mức (1) Mức (2) Mức (3) Mức (4) Mức (5) Trung bình Tần suất % Tần suất % Tần suất % Tần suất % Tần suất % A. Nhóm tiêu chí mức độ hài lòng về hiệu quả tín dung của BIDV Phú Thọ

Mức độ thuận lợi cho

việc tiếp cận tín dụng 0 0,0 17 16,0 39 36,8 37 34,9 13 12,3 3,50 Thái độ của nhân

viên 1 0,9 12 11,3 35 33,0 25 23,6 33 31,1 3,73 Thời gian hoàn

thành thủ tục vay nhanh chóng. 1 0,9 41 38,7 54 50,9 8 7,5 2 1,9 2,71 Phương pháp cho vay phù hợp. 4 3,8 29 27,4 30 28,3 20 18,9 23 21,7 3,50 Thủ tục vay vốn

được công khai 13 12,3 7 6,6 32 30,2 18 17,0 36 34,0 3,54

B. Nhóm tiêu chí mức độ đáp ứng

Lãi suất tiền vay được điều chỉnh kịp thời và có sức cạnh tranh

20 18,9 23 21,7 23 21,7 21 19,8 19 17,9 2,96

Quy trình thủ tục liên quan đến việc vay vốn đơn giản, thuận tiện 17 16,0 16 15,1 29 27,4 23 21,7 21 19,8 3,14 Việc đáp ứng nhu cầu rút vốn vay nhanh chóng, kịp thời 0 0,0 20 18,9 27 25,5 21 19,8 38 35,8 3,73 Các hình thức cho vay đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng

0 0,0 10 9,4 33 31,1 29 27,4 34 32,1 3,82

Thời gian giao dịch

trong ngày thuận tiện 0 0,0 5 4,7 12 11,3 26 24,5 63 59,4 4,39

C. Nhóm tiêu chí năng lực phục vụ

Lãi suất vay vốn được

thông báo rõ ràng 0 0,0 11 10,4 14 13,2 21 19,8 60 56,6 4,23 Thời gian giao dịch

cho một khoản vay hợp lý

2 1,9 27 25,5 25 23,6 29 27,4 23 21,7 3,42

ứng dụng công nghệ

thông tin hiện đại 1 0,9 28 26,4 25 23,6 21 19,8 31 29,2 3,50 Nhân viên QHKH

(tín dụng) có kiến thức, kỹ năng và khả năng truyền đạt, giới thiệu sản phẩm dịch vụ tốt

Chỉ tiêu Mức (1) Mức (2) Mức (3) Mức (4) Mức (5) Trung bình Tần suất % Tần suất % Tần suất % Tần suất % Tần suất % Nhân viên QHKH (Tín dụng) có phong cách giao dịch văn minh, lịch sự

0 0,0 6 5,7 10 9,4 32 30,2 58 54,7 4,34 Nhóm tiêu chí mức

độ đồng cảm

Những khiếu nại được giải quyết nhanh chóng, hợp lý 4 3,8 30 28,3 32 30,2 20 18,9 20 18,9 3,21 Nhân viên QHKH có sự tư vấn, hướng dẫn và giải thích rõ ràng cho khách hàng 1 0,9 14 13,2 26 24,5 43 40,6 22 20,8 3,67

Nhân viên QHKH luôn tiếp thu, lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng

6 5,7 12 11,3 43 40,6 22 20,8 23 21,7 3,42

Nhân viên QHKH không có sự phân biệt đối xử, thường quan tâm chú ý đến khách hàng

0 0,0 18 17,0 30 28,3 28 26,4 30 28,3 3,66

Nhân viên QHKH hiểu được những nhu cầu đặc biệt của khách hàng

7 6,6 20 18,9 25 23,6 23 21,7 31 29,2 3,48 E. Nhóm tiêu chí về

cơ sở vật chất, phƣơng tiện hữu hình Ngân hàng có trang thiết bị, công nghệ hiện đại 0 0,0 8 7,5 12 11,3 28 26,4 58 54,7 4,28 Cơ sở vật chất đầy đủ, bố trí chỗ ngồi tốt, đầy đủ cho khách hàng 1 0,9 15 14,2 45 42,5 24 22,6 21 19,8 3,46

Tờ rơi, tài liệu, đầy đủ

thông tin và sẵn có 0 0,0 10 9,4 21 19,8 27 25,5 48 45,3 4,06 Trang phục của nhân

viên đồng bộ, gọn gàng, lịch sự

0 0,0 3 2,8 12 11,3 32 30,2 59 55,7 4,39

Mạng lưới, địa điểm giao dịch rộng khắp và thuận tiện

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)