Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 88)

5. Đóng góp của luận văn

4.2.1.3. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cấp tín dụng

Các NHTM ngày càng chú trọng đến công tác thẩm định hiệu quả của việc sử dụng vốn và phương án trả nợ. Các biện pháp bảo đảm (thế chấp, cầm cố) mà ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện chỉ là nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn trong trường hợp xấu nhất. Một khoản tín dụng có chất lượng cao đòi hỏi phải được hoàn trả bằng thu nhập sinh ra từ việc sử dụng hiệu quả tài sản đó chứ không phải là việc phát mại tài sản thế chấp, cầm cố. Muốn vậy phải có biện pháp nhằm chọn ra những khách hàng thực sự đáng tin cậy, những phương án, dự án thực sự khả thi và có hiệu quả, đòi hỏi hiệu quả công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng ngày phải được nâng cao hơn.

Nâng cao chất lượng thẩm định và quyết định cho vay của ngân hàng, bao gồm thẩm định dự án đầu tư và thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư, qua đó lựa chọn được những dự án đầu tư có hiệu quả, chủ đầu tư có kinh nghiệm và năng lực tài chính để hạn chế rủi ro đối với Ngân hàng.

Để nâng cao công tác thẩm định thì mọi khoản cho vay phải thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ thẩm định. Cùng với sự đa dạng hóa của nền kinh tế, xã hội, các khoản vay tín dụng cũng vô cùng đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau, có nhiều những ngành nghề mới, đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, thị trường luôn biến động; các yếu tố đầu vào, đầu ra phụ thuộc nhiều yếu tố trong và ngoài nước; năng lực tài chính và kinh nghiệm của các chủ đầu tư khác nhau. Do vậy, để nâng cao chất lượng thẩm định hiệu quả đầu tư cần triển khai thực hiện các biện pháp sau:

- Đối với các khoản tín dụng mới, thuộc ngành nghề mới công nghệ cao, kỹ thuật phức tạp cần có cơ chế thuê chuyên gia tư vấn để hỗ trợ công tác thẩm định, qua đó cán bộ thẩm định học hỏi kinh nghiệm.

- Tăng cường năng lực phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nhận xét đánh doanh thu vào giá thành của dự án, phân tích tính khả thi, logic của các số liệu do chủ đầu tư cung cấp, có sự so sánh số liệu của dự án được thẩm định với các dự án có liên quan đang triển khai đầu tư, so sánh sản phẩm của dự án với các sản phẩm thay thế khi có biến động của thị trường.

- Công tác thẩm định cần được tiến hành phân tích đánh giá theo đúng các bước: trước, trong và sau quá trình cho vay, đặc biệt coi trọng công tác đánh giá sau đầu tư để rút ra những bài học kinh nghiệm.

- Thường xuyên cập nhật phân tích đánh giá về rủi ro tín dụng. Hoạt động ngân hàng là hoạt động gắn liền với rủi ro, rủi ro tín dụng tín dụng luôn tiềm ẩn trong mỗi khoản vay của ngân hàng, điều này không chỉ xảy ra đối với các ngân hàng trong nước mà còn xảy ra cả đối với các ngân hàng lớn, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng trên thế giới. Do đặc thù kinh doanh của ngân hàng nên có rất nhiều loại rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng.

Trong số tất cả các loại rủi ro kể trên thì rủi ro trong hoạt động tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và phức tạp nhất, đang diễn ra ở mức đáng quan tâm. Rủi ro tín dụng bao gồm những rủi ro xuất hiện từ bên trong ngân hàng và rủi ro từ bên ngoài ngân hàng, các rủi ro tín dụng gây nên những thiệt hại lớn đối với nền kinh tế và đối với bản thân mỗi ngân hàng, làm mất cân đối thu chi của ngân hàng do vậy biện pháp quản trị rủi ro đóng vai trò rất quản trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của BIDV nói chung và của BIDV Phú Thọ nói riêng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)