Nghệ thuật tổ chức giọng điệu và ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lý Biên Cương (Trang 123)

3.3.1. Nghệ thuật tổ chức giọng điệu

Theo M.B.Khravchenco, “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của một thái độ, cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó. Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh”. Với nhận xét này, ta thấy được rằng giọng điệu có vai trò rất lớn trong việc khẳng định cá tính cũng như phong cách sáng tạo cuả nhà văn. Giọng điệu được hiểu là:

“thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn, qui định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân xơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm,…” [15, 134].

Trong một tác phẩm có thể có nhiều giọng điệu khác nhau, giọng điệu đó sẽ thể hiện được tư tưởng, lập trường, thái độ của nhà văn về hiện thực và con người. Tuy nhiên, mỗi thời đại văn học tùy vào hoàn cảnh lịch sử mà tồn tại những giọng điệu chủ đạo khác nhau. Giai đoạn văn học 1945 – 1975, vì viết theo khuynh hướng sử thi nên giọng điệu chủ yếu là giọng điệu ngợi ca, nhưng từ năm 1986 trở đi, tư duy tiểu thuyết đã thay đổi nên giọng điệu cũng trơ nên đa dạng hơn: giọng điệu ngợi ca, châm biến, giễu nhại, hài hước, chiêm nghiệm,… Chính sự phong phú về giọng điệu đã thể hiện được sự phức tạp, bộn bề, ngổn ngang của đới sống hiện đại.

Mỗi nhà văn thường tạo cho mình một giọng điệu riêng như giọng điệu phân tích, lí giải thường có trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Nguyễn Xuân Khánh, Lê Lựu,… hay giọng điệu đối thoại trong văn Bảo Ninh, Nguyễn Bắc Sơn,… hay giọng điệu châm biếm, giễu nhại của Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái,.. Đối với nhà văn Lý Biên Cương, khi đọc tiểu thuyết của ông, chúng tôi thấy có hai giọng điệu chủ đạo là giọng điệu trữ tình, thương cảm và giọng điệu triết luận.

3.3.1.1. Giọng điệu trữ tình, thương cảm

Giọng điệu trữ tình được thể hiện ở việc sử dụng ngôn ngữ mang đậm chất thơ, giàu tính nhạc điệu tạo nên những “nốt nặng vĩ thanh”.

Trong ba cuốn tiểu thuyết, nhà văn Lý Biên Cương đã nhập thân vào tâm hồn nhân vật, lắng nghe những dòng chảy cảm xúc, những giây phút suy tư, chiêm nghiệm về cuộc sống và con người. Giọng điệu trữ tình được thể hiện qua những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật, đặc biệt là những đoạn trữ tình ngoại đề của tác giả.

Trong tiểu thuyết Cửa sóng, ta bắt gặp nhiều đoạn trữ tình ngoại đề. Đó là đoạn dự báo trước về việc Nhân sắp bị Hịch hãm hại: “Chỉ thương chị Nhân của chúng tôi không hề hay những tai bay vạ gió sắp giội tới mình. Bông hoa trinh trắng của vùng quê vẫn rực rỡ một cách hồn nhiên. Có cách nào cứu nổi chị thoát khỏi tay bọn quỷ dữ? Hãy nhìn thẳng vào quán rượu, con người Hịch đang cong rúm, đầu ngất nga ngất ngư. Bất ngờ Hịch cười khanh khách, hai tay khoa đảo trước mặt, ngón tay búp chuối lượn lờ như người hấp hối đang bắt chuồn chuồn trước gió” [11, 18-19]. Hay những lời trữ tình, tràn đầy sự thương cảm cho số phận của Nhân sau khi bị Hịch hãm hại: “Xin đất trời đừng nhìn rõ cảnh này. Hãy quên đi hỡi ngọn cỏ tơ của bờ bãi, hỡi hoa ngô thoảng thơm một cách vô tình, hỡi vầng trăng sáng không cần phải sáng. Hoặc gáy to nữa lên, những chú dế mèn lực lưỡng của bãi bờ, tiếng gáy ấy sẽ có ích và phải tố cáo hành vi xấu xa này đến mọi thế gian. Gió hãy mãi mang tiếng dế đi khắp ngả và dòng sông thân yêu hãy vỗ sóng căm giận trút ngập kẻ đê tiện xuống đáy bùn sâu. Đêm thượng tuần ấy mãi thổn thức trong cuộc đời cô gái trẻ” [11, 20]. Với những đoạn văn này, tác giả đã cho thấy được phần nào trong vẻ đẹp tâm hồn của Nhân và những hành động xấu xa làm nổi bật con người đáng sợ của Hịch.

Trong tác phẩm Phù du là giọng điệu vừa thương cảm vừa trách móc cho những kiếp người phải lưu vong nơi xứ người. Đó là khi đọc những tư liệu về các cuộc vượt biên trong thư viện: “Càng đọc, ông càng nhói đau, căm giận bừng bừng, nhớ thương con gái cháy ruột. Không ngờ con người cuối thế kỷ này vẫn còn những kẻ lòng lang dạ sói, táng tận lương tâm khôn xiết” [11, 279-280]. Đó còn là giọng cảm thương có phần chế giễu những nhà văn không nắm được hết những chủ trương của Đảng, thậm chí khi về tới cơ sở còn bị hiểu lệch lạc. Vậy mà nhiều người không quan tâm mình cần phải viết những gì, phải lo cho cuộc sống của mình trước những biến động của lịch sử lại chỉ để ý những chuyện đâu đâu mà xa rời thực tế: “Xin lỗi mấy ông tỉnh lẻ, mấy ông gái góa lo việc triều đình. Mấy ông nên quan tâm

đến chính bản thân mình hiện nay, sống ra sao, viết thế nào? Mấy ông kể cũng rỗi hơi, nhuận bút không đủ nuôi nổi một con gà, lúc nào cũng om xòm trên trời dưới đất” [11, 272]. Hay là đoạn trữ tình ngoại đề nói về việc ông Thư có dự định gặp lại bà Ngấn: “Con người ta kể cũng lạ, tưởng đã dứt bỏ những chuyện vu vơ dọc đường đời, tưởng không bao giờ ngoái nhìn lại nó. Ông, một người cầm bút hào hoa phong nhã, ông gửi lại dọc đường những mối tình thoảng qua, vô bổ cũng lẽ thường tình. Sau Ngấn, ông không thể đếm trên đầu ngón tay những chuyện chơi bời, những cô gái nhẹ dạ cả tin, những ái ân chốc lát. Ông quên chúng nhanh, như chúng không hề dính bám vào cuộc đời ông” [11, 278]. Với đoạn này nói lên tính cách đa tình, giăng hoa của ông Thư nhưng ông lại biện hộ cho những hành động đó của mình không có gì là sai trái cả, chỉ là chuyện thường. Chính những suy nghĩ kiểu này mà ông đã làm khổ vợ ông cũng như bà Ngấn để sau này ông phải hối hận, nuối tiếc.

Trong tiểu thuyết Phù du, chủ yếu là giọng điệu cảm thương cho số phận của con người mà ở đây là Bảng và số chị em lâm trường thông qua những màn độc thoại nội tâm của nhân vật Soi hay là của chính người kể chuyện. Đó là tâm trạng của Soi khi bị từ chối lá đơn xin vào Đảng: “Mình bị thừa trong khối đông người. Cái tập thể nọ bỗng nhiên khắc nghiệt, đẩy bật mình ra dứt khoát, không một áy náy… Mình bước ra khỏi đời sống tập thể lúc nào không biết, sống như cái bóng không vui, không buồn. Muốn gặp lãnh đạo phân trần, lãnh đạo kiếu bận, không tiếp. Muốn gặp chị em tâm tình, chị em hình như ngại, sợ dây chuyện. Chỉ còn mỗi cách bỏ ra rừng khóc một mình” [11, 85]. Tâm trạng này của Soi, ta cũng sẽ bắt gặp ở những người phụ nữ khác. Đó là họ đều phải sống trong cô độc, bị chính tập thể ruồng bỏ, không tìm được chỗ bấu víu. Nhất là khi những đứa con lần lượt ra đời mà không có bóng dáng của người đàn ông. Không chỉ những người phụ nữ đó mới không gặp may trong cuộc sống mà chính những đứa trẻ sống trong môi trường đó cũng thật đáng thương. Khi đưa mọi người về đội của mình, những

đứa trẻ nhìn thấy biển như một thứ lạ lẫm và Hải – con chị Sách: “Con mắt thằng bé dại đờ, không chớp mi, mặc mũi dãi lòng thòng chảy. Ngây ngất và thành kính trước cảnh mới, thằng bé lội từ từ ra vệt nước xanh sẫm, rồi bỗng dưng để cả quần ướt quỳ thụp xuống. Chao ơi, thằng bé làm tất cả người lớn sửng sốt, chị Sách ngỡ con bị cảm, mếu máo toan gọi con trở lại xe. Nhưng Bảng kịp gạt đi, anh nhẹ nhàng đến sau lưng thằng bé, mắt cũng đăm đăm nhìn ra xa tắp nơi đỉnh đảo mặt trời đỏ lừ, to vành vạch một khối cầu lửa đang mệt nhọc lặn.” [11, 115]. Sau đó thằng bé khóc, Bảng “không hiểu vì sao thằng bé khóc? Nó khóc vì sung sướng được gặp biển, hay khóc vì tâm linh biết được từ nay đời mình rồi sẽ trải nhiều trắc trở và thua thiệt” [11, 116].

Chỉ cần một số dẫn chứng ở các cuốn tiểu thuyết trên thôi, ta thấy với giọng trữ tình mượt mà mang đậm cảm xúc tự nhiên đã làm toát lên được số phận của nhân vật, từ đó người đọc sẽ có được cái nhìn sâu vào nhân vật. Và vì thế, người đọc cũng sẽ hiểu được tâm trạng của nhà văn trước các vấn đề của cuộc sống.

3.3.1.2. Giọng điệu triết luận

Từ khi văn học chuyển sang cảm hứng thế sự đời tư thì giọng điệu triết luận ngày càng được sử dụng phổ biến hơn. Với giọng điệu này, các nhà văn thường hay triết lí, phân tích và lí giải các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Giọng điệu triết luận được sử dụng trong cả ba cuốn tiểu thuyết của Lý Biên Cương. Tác giả đã có sự phân tích, lí giải, chiêm nghiệm về nhiều vấn đề. Đó là về tư tưởng về nghệ thuật, về số phận của con người trong thời bao cấp, là số phận của những kiếp người lưu vong, là cuộc sống gia đình trước cơn lốc của cở chế thị trường.

Trong tác phẩm Phù du, những lời nói của bà Ngấn và Nhàn đã đưa ra những suy nghĩ của mình về cách viết văn của ông Thư. Đó là suy nghĩ của Nhàn: “Ta đọc nhiều sáng tác của bố, bố viết khá hay, nhưng lành, lành một cách huyễn hoặc. Thế hệ nhà văn bằng tuổi bố, hình như ai cũng thế, cũng yên ổn với cách viết bàng bạc, phủ trên nó tấm áo nhà văn công dân. Ta

khác, ta mà viết văn thì sẽ viết dữ dằn hơn, ta sẽ phanh phui mọi thứ chó má trên đời, ta nguyện chịu đựng mọi búa rìu giáng xuống đầu” [11, 263-264], suy nghĩ của bà Ngấn: “Còn truyện anh viết, em chưa thích. Bởi anh viết giả giả, xếp đặt thế nào, chứ không phải từ chính tâm dạ anh viết lên. Truyện nào cũng đèm đẹp, cũng có hậu, nhân vật nào cũng chỉn chu, hoặc cứng nhăng nhắc, hoặc mền oặt. Từ hôm nay anh phải viết khác đi” [11, 298]. Đến cuối cuộc hành trình tìm con, ông Thư mới tìm ra chân lí nghệ thuật: “Lâu nay ông sống như người trên mây, tưởng sâu sát cuộc đời lắm, tưởng ngòi bút mình gắn bó máu thịt với nhân dân lắm, ai ngờ… Hóa ra mình thật sự quan liêu, thật sự vô trách nhiệm và khi mình hiểu ra thì mọi chuyện đã muộn mất rồi” [11, 135]. Đây chính là tâm lí nhận thức lại của đa số các nhà văn thời bấy giờ. Cần phải thay đổi cách viết, cần phải đi sâu vào thực tế thì mới cho ra đời những tác phẩm có ý nghĩa được.

Đó là sự chiêm nghiệm về nạn vượt biên của người dân thời bấy giờ. Với những người này, tác giả vừa bày tỏ sự cảm thông vừa lên án, phê phán những hành động nọ: “Đứa nào dại dột bỏ nước ra đi cho đứa ấy chết. Ngu! Làm sao phải đi? Việc gì phải đi! Cơm không ăn, muốn ăn cứt thì cứ việc” [11, 247].

Giọng điệu triết luận còn thể hiện ở những chiêm ngiệm về cuộc đời, về con người: “Bi kịch của mỗi chúng con là sống suốt đời với sự nhàm chán” [11, 263]; “Sự sống vốn công bằng, vốn quay tròn trong vòng tay số phận” [11, 310]; “Thân phận con người ta thật nghiệt ngã, xưa gặp ở một chiến trường, giờ gặp lại ở chiến trường khác” [11, 325]; “Trời, tưởng cùng cảnh ngộ dễ thương nhau. Nhầm quá! Hình như con người bị hoạn nạn, chỉ hay mình thật sự hoạn nạn khi sống chung với những người hạnh phúc. Sống chung vậy, nỗi hoạn nạn của riêng mình mới bật rõ, có cái để đối chất hàng ngày, so sánh từng buổi. Nhập một giuộc thế này, ai cũng éo le như ai thì hòa cả làng, chả ai phải thương ai, phải chia sẻ hoàn cảnh với ai… Cái tâm lí sợ người khác hạnh phúc hơn mình luôn luôn bùng nổ, luôn luôn om xòm, bất kể lúc nào, bất kể nhà ai” [11, 84-85]; “Chao ôi, cũng xong một kiếp người!

Mới hôm nào còn ngấm nguýt, bới xấu, đánh lộn nhau, mới hôm nào còn bơm to những chuyện không đáng bơm to, bịa thêm những chuyện không đáng bịa thêm” [11, 195]…

Giọng điệu triết lí còn thể hiện ở những câu hỏi mang vẻ hoài nghi, chất vấn: “Chúng tôi, nhiều lúc tự hỏi mình, con người có thể ăn ở với nhau thuận hòa lắm chứ? Sao vẫn còn nhiều kẻ nhẫn tâm độc ác vậy? Sao không giống như ông Hồi, ông Mãi, anh Vấn, chị Nhân, như những người bình thường khác? Thì ra kẻ ác dù được cải tạo nhưng cái lõi ác nghiệt vẫn có cơ chồi lên, có cơ sinh sôi” [11, 45]; “Những người rời bỏ quê hương bản quán, như lời con Nhàn vẫn hát “quê hương là chùm khế ngọt, cho ta trèo hái mỗi ngày”, họ có còn là người dân tộc hay không? Tại sao họ phải ra đi, một sống hai chết, sẵn sàng bán thân cho tử thần? Họ là lớp người thế nào trong dòng chảy lịch sử, đáng phải lên án, đáng căm giận vô cùng, nhưng có chút nào đáng được thương cảm?” [11, 281].

Giọng điệu triết luận trong ba cuốn tiểu thuyết cho thấy tư tưởng của nhà văn, cho thấy sự am hiểu sâu sắc của nhà văn về cuộc đời.

3.3.2. Nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ 3.3.2.1. Ngôn ngữ mang đậm chất thơ

Ngôn ngữ tiểu thuyết Lý Biên Cương là một thứ ngôn ngữ mang đậm chất thơ, giàu sức gợi cảm, gợi hình. Ông rất hay dùng những từ ngữ chỉ cảm xúc, cảm giác; chúng liên kết với nhau tạo nên một âm hưởng giàu nhịp điệu. Nhà thơ Triệu Nguyễn nhận xét: “Câu văn của Lý Biên Cương thon thả duyên dáng như dáng đi của những hoa khôi, á hậu và đặc biệt chúng có gương mặt thuần Việt, là điều không phải nhà “điêu khắc văn” nào cũng tạo ra được”. Có cảm nhận, tiểu thuyết Lý Biên Cương gần với Thạch Lam ở chỗ mượt mà, sâu lắng như trong tiểu thuyết Cửa sóng. Nhưng có lúc lại day dứt khôn nguôi như trong: Một kiếp đàn ông, Phù du. Nhịp điệu câu văn Lý Biên Cương chính là “nhịp lòng” của một con người đã nếm trải đủ mùi của cuộc sống. Câu văn của ông co duỗi linh hoạt, có khi dồn dập như chính cái hối hả của

đời sống vậy và những câu hỏi đầy trăn trở trong tiểu thuyết Lý Biên Cương đã neo vào tâm trí người đọc như những nỗi niềm ám ảnh khôn nguôi.

Ngôn ngữ mang đậm chất thơ này thường được thể hiện ở những đoạn miêu tả thiên nhiên hòa cùng tâm trạng con người: “Đấy là một đêm trăng thượng tuần, bên bờ sông vắng. Trăng muộn, mặt nước sóng sánh vàng nhòe. Bãi sông ngô cao ngất, hoa ngô san sát sáng và phơ phất vàng. Con chim diệc ăn đêm, chân nhón thật nhẹ dọc bãi bùn nước, thỉnh thoảng dừng lại, ngỏng cổ nhìn trăng, nghe từng hồi đứt quãng. Con dế mèn tự do, ngồi trên mô cỏ, rung râu ngắn ngủn, bất ngờ ngáy te tích…te rích, rõ oai.

Chị Nhân lội lững thững ra bè vó, cất lưới đêm. Đứng trên bè chị khoan khoái vươn hai tay trước không gian bàng bạc màu trăng…” [11, 19].

“Rồi ông Hồi lặng ngắm vầng trăng tròn xoe mọc trên bầu trời cao, lướt qua ngọng vó cử người bạn đời tin cậy và trôi ngang đỉnh ống khói xây dở. Trăng lưỡng lự mắc lại đỉnh ống khói, từ từ vượt lên vòm trời vằng vặc mây sáng. Một trăng sinh thêm nhiều trăng, trăng mắc âu yếm lưng trời cao, hỏi đã có mấy nơi trên trần gian này có nổi? Đấy chính là hình ảnh riêng quê chúng tôi, một phố cũ ầm ầm mìn nổ, đất đá rào rào văng ra và một ống khói

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lý Biên Cương (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w