Nghệ thuật tạo dựng cốt truyện, tình huống và xung đột

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lý Biên Cương (Trang 89)

3.1.1. Nghệ thuật tạo dựng cốt truyện và tình huống

3.1.1.1. Nghệ thuật tạo dựng cốt truyện

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể, tổ chức theo yêu cầu và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm thể hiện loại tự sự và kịch” [22, 99]. Nếu hiểu một cách khái quát thì cốt truyện là hệ thống tổ chức sự kiện, sắp xếp một cách hợp lí trong tác phẩm. Về bản chất thì cốt truyện là một phương diện quan trọng của kết cấu. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều quan niệm khác nhau về cốt truyện thì thiết nghĩ nên nhìn nhận nó như một phương diện riêng để thuận tiện cho việc nghiên cứu tác phẩm.

Theo quan niệm truyền thống thì cốt truyện là một phương diện rất quan trọng để bộc lộ tính cách nhân vật. Phan Cự Đệ cho rằng: “Cốt truyện dường như có ba nhiệm vụ chủ yếu. Nó phải là một phương tiện để bộc lộ tính cách nhân vật. Nó phải phản ánh được những mâu thuẫn và xung đột điển hình của hoàn cảnh xã hội mà nhà văn miêu tả. Cuối cùng nó phải giúp cho tư tưởng chủ đề và nội dung nghệ thuật có điều kiện bộc lộ ra một cách đầy đủ nhất trong tác phẩm” [15, 280].

Trong cách nhìn của các nhà tiểu thuyết trước đây thì hệ thống các sự kiện, biến cố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tác phẩm thường được triển khai theo các phần sau: trình bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, mở nút. Đây thật chất là mô hình cốt truyện tuyến tính và có quan hệ nhân quả. Với cốt truyện kiểu này, người đọc đã hình dung ra được số phận nhân vật sẽ như thế nào. Văn học giai đoạn 1945 – 1975, trong các tác phẩm tự sự nói chung và tiểu thuyết nói riêng, cốt truyện thường là cốt truyện khép kín, số phận các nhân vật dường như đã được định đoạt. Mô hình kết thúc truyện thường là ta thắng, địch thua mà nếu ta có thua thì không hề bi lụy mà rất hào

hùng; số phận các nhân vật thường là tìm thấy ánh sáng của cách mạng, luôn sống trong tin tưởng, lạc quan vào ngày mai.

Nhưng đến các nhà tiểu thuyết đương đại, vai trò của cốt truyện lại khá mờ nhạt. Bên cạnh những cây bút có ý muốn tạo ra những cốt truyện mới lạ nhằm gây ấn tượng với độc giả thì có nhiều nhà văn không còn quan tâm tới cốt truyện nữa, thậm chí có người còn muốn phá hủy cốt truyện trong các sáng tác của mình. Vì thế sau khi đọc tác phẩm, ta rất khó tóm tắt lại nó. Đây chính là hình thức phân rã cốt truyện. Với hình thức cốt truyện này, các tác phẩm thường có cấu trúc lỏng lẻo, là những mảnh ghép rời rạc, lộn xộn được tạo nên từ các mảng có tính độc lập, tồn tại bên cạnh nhau. Hơn nữa, cốt truyện bây giờ thường là loại cốt truyện mở. Tức là loại cốt truyện mà người đọc khó có thể đoán định số phận các nhân vật sẽ như thế nào, mỗi người sẽ có những hình dung khác nhau về số phận các nhân vật. Các hình thức cốt truyện như vây, đã mở ra cách nhìn mới về nhân vật cũng như cho thấy được thái độ, tư tưởng, tình cảm của nhà văn đối với thế giới và con người.

Đọc ba cuốn tiểu thuyết Cửa sóng, Một kiếp đàn ông, Phù du của Lý Biên Cương, chúng tôi nhận ra rằng tiểu thuyết Cửa sóng viết theo kiểu cốt truyện sự kiện, còn hai cuốn tiểu thuyết còn lại thuộc loại cốt truyện tâm lí.

Loại cốt truyện sự kiện thường có mặt trong các tiểu thuyết tiếp tục lối kể chuyện truyền thống. Tác phẩm thường có mở đầu và kết thúc trọn vẹn, số phận của nhân vật được miêu tả đầy đủ, ít khi có kết thúc bỏ lửng hay là để ngỏ cho bạn đọc tự đoán định về số phận nhân vật. Trong những tiểu thuyết này, các nhân vật gắn bó với sự kiện và đến lượt mình hệ thống các sự kiện sẽ làm nổi bật tính cách nhân vật. Loại cốt truyện này có thể tìm thấy trong

Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú

(Ma Văn Kháng),…

Thật ra, việc tổ chức cốt truyện xoay quanh số phận các nhân vật đã được các nhà văn trước đây như Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao,… đề

cập tới. Với các nhà văn hiện thực, những mâu thuẫn xã hội được dịch chuyển vào nghệ thuật thông qua các xung đột. Điều đó khiến cho vai trò của cốt truyện hết sức nổi bật vì cốt truyện chính là phương diện để bộc lộ tính cách nhân vật. Chẳng hạn, trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, tính cách của chị Dậu được nổi bật chính là nhờ thông qua hệ thống các sự kiện và xung đột, nếu ta bỏ qua những yếu tố này thì nhân vật chị Dậu sẽ trở nên tẻ nhạt, đơn điệu. Ví dụ như đoạn văn miêu tả chị Dậu đẩy tên cai lệ “ngã chỏng quèo trên mặt đất”, người nhà lí trưởng “ngã nhào ra thềm” vì không chịu được sức mạnh của người đàn bà lực điền khi bị ép tới đường cùng đã làm nổi bật được tính cách của chị Dậu là một người phụ nữ mạnh mẽ, hết lòng vì chồng, vì con.

Các nhà tiểu thuyết đương đại mặc dù vẫn sử dụng mô hình cốt truyện truyền thống song đã có nhiều cách tân như dịch chuyển điểm nhìn từ tác giả sang nhân vật, chú trọng các sự kiện tâm lý nhiều hơn là sự kiện lịch sử đã khiến cho nhân vật được thể hiện sinh động hơn đồng thời cũng cho thấy được những suy tư của tác giả về đời sống trở nên linh hoạt, sắc nét hơn.

Tiểu thuyết Cửa sóng chủ yếu xoay quanh ba nhân vật là ông Hồi, ông Mãi và chị Nhân. Mỗi nhân vật là những mảnh đời khác nhau nhưng được ghép lại với nhau thành một gia đình vì thế mà hệ thống các sự kiện tưởng như rời rạc song lại có mối liên hệ với nhau. Đến khi kết thúc tác phẩm, số phận của nhân vật được hiện ra một cách rõ ràng đó là ông Hồi và ông Mãi sẽ có một cuộc sống yên bình của tuổi già bên cạnh nhau, bên cạnh đứa con gái nuôi mà hai ông hết mực yêu thương; Nhân và Vấn sẽ đến với nhau và sống hạnh phúc; còn Hịch và bạn của hắn ta phải trả giá cho những hành động của mình. Kết thúc của câu chuyện theo lối kết thúc có hậu, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác. Tuy viết theo kiểu cốt truyện truyền thống song Cửa sóng vẫn hấp dẫn, không gây nhàm chán chính là ở chỗ nhà văn đã có sự dịch chuyển điểm nhìn. Điểm nhìn của tác phẩm là điểm nhìn của nhân vật “tôi” khi nhớ về những chuyện ngày xưa. Trong tác phẩm tác giả không hề nhắc tới nhân vật này song thông qua ngôn ngữ kể chuyện thì chúng biết được điều đó. Vì là qua

lời kể của trẻ con nên cách nhìn mọi chuyện có phần ngây thơ và những lời trữ tình ngoại đề của người kể chuyện đã làm cho người đọc có thể đoán được mạch của câu chuyện. Mặt khác, khi viết tiểu thuyết này, nhà văn Lý Biên Cương vẫn có dụng ý ca ngợi một chủ trương đúng đắn của Nhà nước trong công cuộc đổi mới đất nước nên hướng của câu truyện theo kiểu kết thúc có hậu. Vì thế mà tâm lí của nhân vật không phức tạp, gay gắt, nhân vật ít khi bộc lộ mình mà dành những lời đó cho người kể chuyện nên có vẻ không khách quan lắm. Đến với hai cuốn tiểu thuyết Một kiếp đàn ông, Phù du, ta sẽ dễ dàng nhận ra những thay đổi trong phong cách sáng tác của nhà văn.

Cốt truyện tâm lý là loại cốt truyện mà nhà văn ít quan tâm tới các sự kiện, biến cố, mạch truyện được triển khai theo tâm lí nhân vật vì thế mà ta khó kể lại được nội dung của tác phẩm. Đây chính là hiện tượng phân rã cốt truyện. Thực ra, ngay từ thời kì 1930 – 1945, văn học Việt Nam đã từng xuất hiện loại truyện mà cốt truyện rất mờ nhạt. Điển hình cho cách tổ chức cốt truyện theo dòng tâm tư của nhân vật là các sáng tác của Thạch Lam như Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan,… Những truyện ngắn của Thạch Lam như những câu chuyện tâm tình, ông đặc biệt nhạy cảm với những rung động tinh tế nhiều khi mong manh như “hơi thở nhẹ” nhưng cái mong manh ấy qua ngòi bút của Thạch Lam lại trở nên hết sức ám ảnh. Hay trong các sáng tác của Nam Cao như Đời thừa, Trăng sáng, Sống mòn, tác giả không tạo ra những xung đột gay gắt như trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố mà ông thường quan tâm đến những chuyện tủn mủn, nhỏ nhặt để từ đó có những khái quát nghệ thuật sắc sảo. Theo Mai Hải Oanh: “Việc hạn chế vai trò của cốt truyện cùng lúc đạt tới hai hiệu quả nghệ thuật: trước hết, tăng cường tính trò chơi và giải phóng tối đa trí tưởng tượng của nhà văn; sau nữa, buộc người đọc phải tham gia vào tác phẩm như một thành phần không thể thiếu. Nói khác đi, người đọc phải hết sức chủ động để nhận ra mạch chảy thống nhất chìm khuất sau cái vẻ hỗn độn, lỏng lẻo bên ngoài” [48, 160].

Đọc cả hai tác phẩm Một kiếp đàn ôngPhù du, ta thấy câu chuyện được triển khai trên cơ sở dòng tâm tư của nhân vật nên tính liên tục của thời gian bị đảo lộn, cấu trúc tác phẩm lỏng, mạch kể nhiều lúc bị vỡ vụn, chắp nối vì thế mà ta khó có thể tóm tắt lại nội dung tác phẩm.

Trong tác phẩm Một kiếp đàn ông là sự tồn tại của nhiều mảnh ghép khác nhau. Đó là mảnh về cuộc đời của Bảng, Soi, Đức,… Người đọc không biết mình nên tóm tắt số phận của những chị em ở xóm Bìa Rừng hay là cuộc đời riêng của nhân vật Bảng với bao thăng trầm hay là nói về một chủ trương chưa hoàn chỉnh của Nhà nước. Với tác phẩm Phù du cũng vậy, ta không biết nên tóm tắt về hoàn cảnh gia đình ông Thư hay là cái nạn vượt biên đang diễn ra rầm rộ kia. Nếu kể cái này thì mất cái kia và ngược lại, dường như ở đây đang tồn tại hai mảng câu chuyện tồn tại độc lập bên nhau.

Giống như tiểu thuyết Cửa sóng, tiểu thuyết Phù du cũng có kết thúc tác phẩm theo kiểu kết thúc khép kín, nghĩa là cuối tác phẩm người đọc sẽ biết được số phận của nhân vật. Nhưng cái hay của tiểu thuyết này nằm ở chỗ là trong quá trình đọc tác phẩm, người đọc sẽ không hình dung được kết thúc tác phẩm sẽ như thế nào bởi tác giả đã tạo ra nhiều tình huống khác nhau. Chẳng hạn, trên hành trình tìm con của ông Thư, ông đã gặp lại bà Ngấn nhưng chính ông cũng không ngờ rằng bà Ngấn lại đang sống một mình nuôi con, chờ ông trở lại. Ắt hẳn nhiều người khi đọc đến đây sẽ nghĩ rằng ông Thư sẽ phải đối mặt với vợ con như thế nào đây, biết đâu bi kịch khác lại xảy ra lần nữa trong gia đình của ông song cái chết của bà vợ ông Thư như là nút mở cho kết thúc của câu chuyện vậy. Sẽ không có những cuộc chiến nảy lửa giữa hai người đàn bà bởi ông Thư biết rõ tính bà vợ của mình như thế nào. Cuối cùng kết thúc tác phẩm, tác giả đã cho ta biết được số phận của từng nhân vật, đó là mẹ con bà Ngấn sẽ về sống cùng với ông, Nhàn đang chờ làm thủ tục để có thể về nước và cái gia đình đó cuối cùng sẽ được đoàn viên bởi ai cũng hiểu được thế nào là giá trị đích thực của hạnh phúc. Lối kết thúc quen thuộc song không hề gây nhàm chán, đơn điệu mà lại rất hấp dẫn.

Tiểu thuyết Một kiếp đàn ông lại được triển khai theo kiểu cốt truyện mở, số phận của nhân vật người đọc không thể biết trước được, tác giả đã đưa người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Nhân vật Soi có lẽ để lại rất nhiều ấn tượng cho bạn đọc. Bởi đây là một người phụ nữ có nội tâm phong phú, nhạy cảm với mọi thứ xung quanh và có một cuộc đời nhiều thăng trầm. Soi cũng như nhiều chị em khác trong cái xóm Bìa Rừng phải chịu rất nhiều khổ cực. Khi đọc tới đoạn sau của tác phẩm, ta ngỡ rằng Soi sẽ may mắn hơn những chị em kia vì Soi được cử đi học và hơn tất cả là Soi có được tình yêu của Bảng – một người đàn ông sống có trách nhiệm, có lương tâm. Nhưng rồi chính sự gian ác của Đức cùng với những cuộc họp kiểm điểm Bảng kéo dài khiến cho anh ít quan tâm tới Soi để cho tên Đức có điều kiện thực hiện những âm mưu đen tối của mình. Không ai ngờ được rằng, Soi lại bị Đức đưa đi vượt biên để rồi phải chịu những ngày tháng tủi cực bên xứ người và số phận của Soi sau này ra sao không ai biết được.

Không chỉ với Soi mà nhiều chị em trong cái xóm Bìa Rừng đó rốt cuộc sẽ đi về đâu như Mận cuối cùng cũng trở về với Nhạc nhưng rồi cuộc sống gia đình đó có kéo dài được hay không hay là dăm bữa nửa tháng lại bị gia đình nhà chồng hành hạ không chịu được lại bỏ đi hay là Mận sẽ chấp nhận sống trong im lặng để duy trì cái gia đình đó thì không ai biết được. Hay nhân vật Hồng, sau khi bỏ học, làm cái nghề “ăn sương” bị Bảng bắt gặp, hoảng quá thị bỏ chạy và rồi cuộc đời của Hồng sau này cũng không ai hay. Số phận của những người phụ nữ này như là một dấu hỏi lớn mà khó có câu trả lời vậy.

Nếu trong tiểu thuyết Cửa sóng, nhân vật Hịch phải trả giá cho những hành động của mình và có thể nói là làm vừa lòng người đọc thì với nhân vật Đức lại khác. Người đọc tưởng như Đức phải bị trừng phạt bởi những việc làm xấu xa của mình nhưng rốt cuộc Đức vẫn cuỗm mất của cơ quan mấy trăm triệu và vù sang nước ngoài. Cuộc vượt biên của Đức diễn ra trót lọt cho tới xứ người, không bị trở ngại bởi sự dữ dội của biển hay bọn cướp

biển. Sang đến nơi, khi tỉnh lại Soi mới biết mình bị đưa vào trại She-kong còn Đức như thế nào thì không biết được. Có thể Đức cũng bị bắt ở trại tị nạn nam giới cũng nên nhưng với số tiền trong tay biết đâu Đức sẽ thoát ra được và sẽ có cuộc sống khấm khá nơi xứ người hay Đức sẽ bị giết hại bởi những người trong trại nam giới đó. Kết thúc cuộc đời Đức vẫn còn bỏ ngỏ đó để cho người đọc phải tò mò, suy đoán.

Với nhân vật Bảng, ngay từ đầu tác phẩm, thông qua cuộc gặp gỡ giữa anh với người bạn là nhà báo, người đọc đã biết được cuộc đời Bảng sẽ phải chịu nhiều sóng gió, biết được kết cục của anh là bị cách chức Giám đốc lâm trường, trở về làm một người dân thường, lăn lộn với cuộc sống thường nhật bao lo toan. Nhưng kết thúc tác phẩm đã gây nhiều bất ngờ cho người đọc, thậm chí với cả anh bạn nhà báo, đó là Bảng đưa mẹ con chị Sách về sống cùng với mình. Với cách kết thúc này, người đọc không biết được nên vui hay buồn bởi tự nhiên đưa về một gia đình như thế, có bao nhiêu thứ phải lo thì cuộc sống của họ sẽ đi đến đâu. Số phận của nhân vật Bảng, người đọc tưởng như đã nắm được trong tay song rốt cuộc vẫn để tuột và rồi cũng như những nhân vật khác để lại bao nghi vấn cho người đọc.

Nghệ thuật tạo dựng cốt truyện của Lý Biên Cương, thật sự mà nói là không có những nét quá nổi trội, độc đáo theo hướng có những cách tân táo

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lý Biên Cương (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w