Tiểu thuyết Lý Biên Cương trong bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đạ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lý Biên Cương (Trang 36)

1.2. Tiểu thuyết Lý Biên Cương trong bức tranh chung của tiểuthuyết Việt Nam đương đại thuyết Việt Nam đương đại

1.2.1.Lý Biên Cương và con đường đến với tiểu thuyết

Nhà văn Lý Biên Cương tên thật là Nguyễn Sỹ Hộ. Ông sinh ngày 24 tháng 01 năm 1941 và trút hơi thở cuối cùng vào ngày 22 tháng 03 năm 2010. Quê gốc của Lý Biên Cương ở xã Hồng Phong, huyện Nam Sách, lớn lên ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; sống và làm việc tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Sau khi đi thanh niên xung phong 12B Tây Bắc về Hà Nội, là phóng viên báo Tiền Phong (1960). Năm 1961, Tốt nghiệp khoa Báo chí Đại học Nhân dân, chuyển về khu Đông Bắc, là phóng viên báo Vùng mỏ, sau đổi tên là báo Quảng Ninh (1961 – 1987). Từ 1988 chuyển sang Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ninh, là Phó Chủ tịch Hội, Phó Tổng biên tập báo Hạ Long. Liên tục từ 1995 – 2005 là ủy viên Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam. Từ 1997 đến 2006 là Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Quảng Ninh.

Nhà văn Lý Biên Cương đã xuất bản gần 40 đầu sách. Gồm có các tập truyện chính: Người tôi yêu mến (Văn học, 1974), Bây giờ ta lại nói về nhau

(Văn học, 1976), Tháng Giêng (Lao Động, 1979), Quả trong lòng tay (Tác phẩm mới, 1984), Giai điệu thành thị (Tác phẩm mới, 1987), Câu chuyện ngắn về con đường dài (Thanh Niên, 1988), Bây giờ trăng khuyết (Văn học, 1990), Thu cảm (Văn học, 1994), Que diêm liều mình thắp sáng (Công an, 1996), Dã quỳ (Hội Nhà văn, 2000), Nẻo trời vô tích tôi qua (Văn học, 2003),

Quả chát giữa hai bờ xôi mật (Văn học, 2006). Thơ có Thi hứng (1991),

Riêng thơ (2005). Tiểu thuyết có Phù Du (1991), Một kiếp đàn ông (1991),

Cửa sóng. Ngoài ra còn có kịch bản phim Sương tan.

Về tuyển tập tác giả gồm có: Lý Biên Cương truyện ngắn (Văn học, 1996), Lý Biên Cương, truyện ngắn chọn lọc (Công an, 1997), Tập truyện vừa chọn lọc (Công an, 2000), Ngọn đèn Đông Bắc biển (Tủ sách vàng Nhà Xuất bản Kim Đồng, 2004), Lý Biên Cương tuyển tập tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn (Văn học 2003), tập Văn học Việt Nam thế kỷ 20 (Văn học, 2004), Tiểu thuyết Lý Biên Cương (Công an, 2006),…

Trong suốt hành trình sáng tác văn học của mình, thành quả mà Lý Biên Cương dành được không chỉ số lượng tác phẩm với những thể loại khác nhau mà còn thể hiện ở những giải thưởng văn học đạt được để khẳng định vị thế của mình trong nền văn học nước nhà. Ông đã đạt được những giải thưởng văn học: Giải chính thức văn học công nhân lần thứ nhất năm 1972, Giải ba báo Văn nghệ năm 1972, Giải nhì báo Văn nghệ năm 1975. Bốn lần được Giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1992, 1994, 1998, 2003). Sáu lần được giải thưởng Văn nghệ Hạ Long của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (1981, 1986, 1991, 1996, 2001, 2006); Giải chính thức truyện vừa tạp chí Nhà văn (1998). Giải thưởng cấp Nhà nước về VHNT năm 2012.

Lý Biên Cương vốn dĩ là nhà báo, ông cùng tốp nhà báo trẻ: Đặng Trinh Nữ, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Sơn Hải, Nguyễn Tử Nên,… được phân công về tỉnh Quảng Ninh. Sự nghiệp báo chí của ông rất thành công, ông giữ những vai trò chủ đạo trong nghành báo chí Quảng Ninh. Mặc dù là nhà báo song

con đường đến với tiểu thuyết của Lý Biên Cương, có thể nói là không hề chông gai như nhiều người khác. Bởi ông đã được trời phú cho thiên bẩm này. Năm 17 tuổi, ông đã có bài thơ đầu tay Mở cổng Xuân Quang đăng trên báo

Nhân dân. Tiếp những năm sau đó cho đến khi từ giã cõi đời ông đã cho đời hàng loạt tác phẩm ở những thể loại khác nhau: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, thậm chí có cả kịch bản phim.

Nói đến Lý Biên Cương, nhiều người nghĩ ngay đến một nhà văn nổi tiếng vùng mỏ Đông Bắc, ông được xem là nhà văn gắn bó máu thịt với vùng mỏ Quảng Ninh, với những sáng tác mà chỉ nhắc đến thôi, đã làm người đọc xao xuyến như: Than con gái, Đêm ấy vùng than ai thức, Ở nơi hòn than rửa sạch, Người bán than rong, Mười hai cửa bể,… Sáng tác nào của nhà văn cũng đầy ắp cuộc sống, chứa chan tình người, ấm áp thủy chung, nhân ái bao dung. Tuy nhiên, Lý Biên Cương không chỉ bó hẹp cương vực ngòi bút trong phạm vi một vùng đất. Trong một bức thư gửi đồng nghiệp, ông tự bạch: “Thật ra trong cuộc đời sáng tác nửa thế kỷ của tôi, không chỉ viết mỗi về than. Tôi vốn người làm báo, đi đây đi đó, tích lũy và viết về nhiều vùng đất, nhiều loại người, phần lớn viết thành truyện ngắn. Đi Điện Biên, tôi viết

Cháy một triền hoa ban Nậm Lay, đi Lào Cai tôi viết Sa Pa góc khuất, lên Cao Bằng có Dã quỳ; tới Lạng Sơn ghi Đồng Đăng có phố Kỳ... lạ; ra Móng Cái có Sâm cầm ơi sâm cầm; đến Tuyên Quang có Ngược Tuyên; Thái Nguyên có Vườn hoang; Hải Phòng có Mười hai cửa bể; về Hải Dương quê nhà có Trăng khuyết, Thu cảm; vào Nam có: Sữa thơm dòng Hương giang,

Nhớ rét, Cà Mau mưa...” [12]. Đó chính là ân tình của nhà văn đối với những miền đất ông đã đi qua.

Có thể nói truyện ngắn là thể loại thành công nhất trong sự nghiệp văn học của ông. Song vốn là một con người đa tài, Lý Biên Cương không chỉ dừng lại ở thể loại truyện ngắn mà ở thể loại tiểu thuyết cũng rất thành công. Mặc dù ở thể loại này, ông viết không nhiều, chỉ có ba cuốn song cũng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Trong ba cuốn tiểu thuyết: Cửa

sóng, Phù du, Một kiếp đàn ông, có cuốn Phù du được giải A (1994) của ủy ban toàn quốc Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Có thể nói rằng: “Đọc tiểu thuyết Lý Biên Cương là tiếp cận một áng văn chương hấp dẫn, một cây bút sắc sảo, dồi dào vốn sống. Ngòi bút nhà văn dẫn dắt độc giả vào những cảnh đời, những số phận thường nhật nhất nhưng khám phá ra những chiều sâu nhân bản rất đáng lưu tâm.” [44].

1.2.2.Khuynh hướng của tiểu thuyết Lý Biên Cương

Đọc tiểu thuyết Lý Biên Cương, chúng tôi nhận ra rằng khuynh hướng tiểu thuyết chủ yếu của ông là khuynh hướng nhận thức lại. Với khuynh hướng tiểu thuyết này, Lý Biên Cương không nhìn cuộc sống bằng con mắt lãng mạn mà nhìn cuộc sống trong tính toàn vẹn của nó. Ông nhìn lại những chuyện đã qua trong con mắt dân chủ, trả lại cho nó một cái nhìn khách quan

Trong tiểu thuyết Cửa sóng là sự nhìn lại chủ trương đúng đắn của Nhà nước đã đem lại một cuộc sống khác hơn cho người dân. Đó là việc di dời dân để nhường đất cho Nhà nước xây dựng nhà máy điện. Chủ trương này đã được thực hiện bởi ở đó có những con người nhiệt huyết với công việc như ông Chủ tịch thành phố, kĩ sư Vấn và vì thế mà người dân mới tin tưởng đi theo. Với tác phẩm này, cách nhìn của nhà văn chỉ thấy những mặt tích cực của nó. Nhưng đến tiểu thuyết Một kiếp đàn ông, Lý Biên Cương đã cho mọi người thấy được những mặt trái trong một chủ trương còn chưa hoàn chỉnh của Nhà nước, đó là chủ trương kêu gọi mọi người đi xây dựng vùng kinh tế mới. Thật chất, chủ trương này được thực hiện từ những năm 60 của thế kỉ XX, và nó cũng tạo ra được nhiều bước ngoặc lớn cho cuộc đời của nhiều người. Song bất cứ chủ trương nào cũng vậy, bên cạnh những mặt được là những mặt hạn chế của nó. Tuy nhiên, trong thời chiến khi mà toàn bộ sức lực của dân tộc chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ giải phóng đất nước thì nhiều vấn đề bị lãng quên hoặc cố tình bị lãng quên. Từ sau Đổi mới đến nay, không khí dân chủ trong văn học đã khiến cho nhiều nhà văn dám nói thẳng, nói thật thì những cái đã qua được người ta nhìn nhận lại. Thời bấy giờ, rất nhiều tác

phẩm viết theo khuynh hướng này được viết ra. Nằm trong mạch chung đó, Lý Biên Cương đã cho ra đời tác phẩm này để mọi người cùng chiêm nghiệm về một vấn đề đã qua. Chủ trương mà Nhà nước đề ra là một chủ trương đúng đắn, song việc thực thi nó lại còn có nhiều thiếu sót chính vì thế mà họ đã không chăm lo được cuộc sống của người dân. Lý Biên Cương đã đề cập đến một vấn đề mà ít ai nghĩ tới là cuộc sống của những chị em sau khi được kêu gọi lên các khu rừng để xây dựng cuộc sống mới. Cuộc sống mới không thấy đâu mà chỉ thấy tuổi xuân của các chị trôi đi trong những cánh rừng bạt ngàn, heo hút, họ không có điều kiện để xây dựng gia đình để rồi mỗi người trong những hoàn cảnh khác nhau tự nuôi nấng những đứa trẻ không bố, phải sống trong sự đàm tiếu của dư luận và đau khổ hơn tất cả chính những tổ chức kêu goi họ đi cũng bỏ rơi họ vì thế mà cuộc sống của họ trở nên bất hạnh hơn. Còn trong tiểu thuyết Phù du lại là vấn nạn vượt biên một thời đã diễn ra rất rầm rộ, đòi hỏi các nhà chức trách cần phải có cái nhìn thỏa đáng hơn về vấn đề này hơn chứ không chỉ biết lên án, phê phán những người con đã rời bỏ quê hương. Họ phải tự đặt cho mình câu hỏi vì sao người dân phải ra đi nhiều như thế chứ không nên chỉ biết chỉ trích người khác, bởi cái gì cũng có nguyên do của nó cả.

Lý Biên Cương đã có một cái nhìn công minh về những vấn đề mà ông đưa ra, khen có và chê cũng có. Ông đã cho thấy được cuộc sống một thời mà người dân ta đã trải qua đó là cái thời bao cấp. Song khi viết về những sự việc xảy ra trong thời bấy giờ, không như nhiều nhà văn khác, cái nhìn của ông không quá cay nghiệt mà bằng cái nhìn nhẹ nhàng, chiêm nghiệm về những vấn đề đã qua để từ đó giúp mọi người có một cái nhìn thỏa đáng hơn về cuộc sống này.

1.2.3.Nhận diện bước đầu về thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lý Biên Cương

Nằm trong mạch chung của dòng tiểu thuyết những năm 80, 90 của thế kỷ XX lúc bấy giờ, khi nhu cầu nhận thức lại lên cao thì Lý Biên Cương bằng

lối văn nhẹ nhàng, điềm đạm ông đã nhìn nhận lại những vấn đề của một thời vì thế mà thế giới hiện thực hiện lên trong văn ông sắc nét.

Hiện thực trong tiểu thuyết của Lý Biên Cương là cuộc sống của con người trong thời bao cấp với những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu. Đặt con người trong hoàn cảnh sống đó, ông không tái hiện lại những mặt trái của cuộc cải cách ruộng đất, của phong trào tố khổ, kể khổ với bao chuyện cười ra nước mắt. Rất nhẹ nhàng và sâu lắng, ông lấy tư liệu từ một chủ trương đúng đắn nhưng chưa hoàn chỉnh đó là chủ trương đi xây dựng vùng kinh tế mới.

Trong tiểu thuyết Một kiếp đàn ông, tác giả không đưa ra nhiều số liệu, không kể về công cuộc thực hiện chủ trương đó như thế nào mà chỉ tái hiện lại cuộc sống của những người phụ nữ đi xây dựng vùng kinh tế mới. Từ cuộc đời của những con người này mà hiện thực hiện lên sinh động hơn, khiến cho người ta phải tò mò muốn tìm hiểu về hiện thực đó, để rồi chiêm nghiệm về cuộc sống của họ. Không chỉ là hiện thực về một thời bao cấp, mà tác giả bắt đầu hé lộ về cuộc sống của con người khi bắt đầu bước vào nền kinh tế mới, với chính sách giao khoán cho từng công ty, lời ăn lỗ chịu, đã khiến cho bao người phải lao đao, không biết nên đối phó với nó như thế nào. Tuy nhiên, ông không quá đi sâu vào vấn đề này. Mục đích chính của ông khi viết tiểu thuyết này, không chỉ là việc kể lại những chuyện mà ai cũng biết đã qua mà vấn đề ẩn sau nó là cuộc sống tinh thần của con người trong bối cảnh đó ra sao. Đó là một cuộc sống thiếu thốn về mặt tình cảm, tưởng rằng chỉ có những người chiến sĩ ngoài mặt trận chiến đấu với kẻ thù mới phải trải qua những khao khát yêu thương mà ngay chính những người ở hậu phương cũng vậy, đó là những khao khát rất người của biết bao chị em lâm trường. Để từ đó thấy rằng, hoàn cảnh chiến tranh đã cướp mất đi của người ta quá nhiều thứ, vật chất có thể dựng xây lại nhưng tinh thần đã khiếm khuyết thì khó có thể hàn gắn lại được.

Trong tiểu thuyết Phù du lại là một hiện thực khác, một hiện thực không quá xa so với thời ông sống đó là hiện thực về cuộc sống của những con

người vượt biên. Ở tiểu thuyết này, Lý Biên Cương đã cung cấp cho người đọc những số liệu về các cuộc vượt biên và hậu quả của nó. Với tiểu thuyết này, người đọc sẽ dễ nhận thấy có sự pha trộn của thể loại báo chí vào trong tiểu thuyết. Như ta đã biết, tiểu thuyết là một thể loại năng động, có khả năng dung nạp nhiều thể loại khác nhau vào trong mình, và với những nhà văn có tài thì khi đưa thể loại khác vào trong tiểu thuyết không làm mất đi những đặc trưng của tiểu thuyết, trái lại như là chất xúc tác làm cho tiểu thuyết hấp dẫn hơn. Lý Biên Cương đã đưa rất nhiều tư liệu từ báo chí vào trong tiểu thuyết này song người đọc không cảm thấy khô khan, không giống như đọc một bài báo với những thông tin giật gân. Bởi tất cả các sự kiện được triển khai theo tâm lí của nhân vật với những suy nghĩ của chính nhân vật vì thế mà tác phẩm để lại được ấn tượng cho người đọc. Nói về nạn vượt biên một thời, tác giả vừa cho người đọc thấy thực trạng của nước ta lúc đó đồng thời cũng cho độc giả thấy được những giá trị đích thực của cuộc sống cần con người ta phải biết trân trọng, giữ gìn. Không chỉ là nạn vượt biên mà còn là vấn đề về cuộc sống gia đình trong cơ chế thời mở cửa. Ở đây, không có những mâu thuẫn gay gắt trong gia đình, không bị chi phối bởi uy lực đồng tiền khiến cho gia đình phải đảo điên. Vấn đề hạnh phúc gia đình mà tác giả muốn bàn tới là trong cơ chế thị trường đó, con người phải sống như thế nào để nhận ra các giá tri, chuẩn mực gia đình. Người ta không chạy theo đồng tiền nhưng lại chạy theo cái sĩ diện hão chính vì thế mà chính họ đã đây cuộc sống của mình vào bi kịch.

Đọc tiểu thuyết Lý Biên Cương, người đọc sẽ không chỉ thấy những mặt trái của xã hội mà còn thấy được những mặt tích cực trong cuộc sống. Bất cứ chủ trương nào cũng có hai mặt của nó cả, song không phải lúc nào mặt trái sẽ luôn lấn át, khiến cho cuộc sống con người thêm tồi tệ. Trong tiểu thuyết

Cửa sóng là cuộc sống của những con người vô cùng đáng quí, đáng mến bên cạnh những kẻ đáng ghét. Trong không khí của công cuộc đổi mới đất nước, Lý Biên Cương đã tái hiện lại không khí vừa lo âu vừa phấn khởi của con

người trước sự đổi thay của quê hương mình. Và cuối cùng, một nhà máy điện được mọc lên như đã đem lại hi vọng mới cho cuộc sống của những con người nơi đây.

Thế giới con người trong tiểu thuyết của Lý Biên Cương cũng đầy đủ cả thiên thần lẫn rắn rết, thiện và ác đan xen nhau. Nhưng trong mỗi con người lại không có sự tranh chấp gay gắt giữa thiện – ác mà xuôi chiều. Người tốt thì trong hoàn cảnh nào cũng tốt và ngược lại với người xấu cũng vậy. Mỗi nhà văn có cái nhìn khác nhau về con người, quan trọng là anh ta diễn tả cái quan điểm ấy của mình như thế nào thôi để người đọc có thể cảm nhận được chiều sâu tư tưởng của tác phẩm. Con người trong tiểu thuyết Lý Biên Cương tuy có vẻ xuôi chiều, đơn giản nhưng bằng sự kết hợp nhiều phương tiện nghệ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lý Biên Cương (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w