Cái nhìn về thế giớ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lý Biên Cương (Trang 86)

Sự thay đổi tư duy nghệ thuật cùng với tâm lí nhìn thẳng nói thật đã giúp cho các nhà văn khám phá hiện thực đời sống một cách toàn diện hơn. Hiện thực trong vãn học sau Đổi mới được nhìn ở nhiều chiều khác nhau. Các nhà văn vừa nhìn lại quá khứ bằng con mắt đời tư, thấy được những mặt khuất lấp trong cuộc sống vừa nhìn thấy những gì đang diễn ra ở thời hiện tại với bao bộn bề, phức tạp khiến cho người ta phải suy nghĩ.

Cũng giống như nhiều nhà văn khác thời bấy giờ, Lý Biên Cương nhìn hiện thực không xuôi chiều, giản đơn như trước. Các nhà văn đã nới rộng phạm vi hiện thực, bổ sung vào hiện thực quen biết những mảng trước đó còn chưa được nói tới, những thời điểm khốc liệt, những mất mát to lớn, những tiêu cực trong nội bộ ta,.. Phần lớn các nhà văn sau đổi mới thường chọn cho mình những vấn đề khuất lấp trong chiến tranh, những người lính trở về với cuộc sống ngày thường (Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Bảo Ninh,...). Lý Biên Cương chọn cho mình một mảng hiện thực khác là những chủ trương một thời của Nhà nước.

Trong tiểu thuyết Cửa sóng, là sự ca ngợi của tác giả về một chủ trương đúng đắn của Nhà nước trong công cuộc đổi mới đất nước, muốn nâng cao đời sống cho người dân. Đến tiểu thuyết Một kiếp đàn ông, tác giả lại đề cập tới mặt trái trong chủ trương đi xây dựng vùng kinh tế mới mà Nhà nước đã đưa ra. Chủ trương thì không sai, song trong quá trình thực hiện nó lại còn có quá nhiều thiếu sót, chính vì thế đã không tạo được một cuộc sống mới cho những người này, thậm chí còn khiến cho cuộc sống của họ trở nên thậm tệ hơn.

Lý Biên Cương nhìn hiện thực ở nhiều góc độ khác nhau và cũng cho thấy những mặt khuất lấp của hiện thực mà một thời ta đã cố tình lãng quên. Đó là hiện thực cuộc sống của những chị em lâm nghiệp trong Một kiếp đàn ông, họ đã hi sinh cả tuổi xuân của mình trong những cánh rừng xa xôi để đổi

lại là một cuộc sống thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Thế nhưng lúc đó, phần lớn mọi người đã không hiểu và chính những tổ chức của Nhà nước, đứng ra kêu gọi họ đi đã không thông hiểu được cuộc sống cho họ mà chỉ biết đưa ra những câu nói giáo điều, sặc mùi giáo huấn để giảng dạy đạo đức, lối sống cho họ. Lý Biên Cương đã cho thấy hiện thực bao cấp một thời, cái thời “con người đến hay hoảng sợ mọi thứ”. Chẳng hạn, nhân vật Tuấn không dám chịu trách nhiệm với Soi nên khi nghe Đức dọa đã cung cúc làm theo mọi đề nghị của hắn ta mà không thèm suy nghĩ trước sau. Tác giả c còn đề cập đến một mảng hiện thực khác là chiến tranh biên giới, tuy tác giả nói không nhiều nhưng chỉ cần một đoạn văn sau đây ta cũng hình dung được phần nào thực trạng của binh lính ta và người dân trong hồi chiến tranh biên giới: “Càng ra sát biên giới, sát chiến sự, tôi càng thấy lòng mình không yên ổn. Lính ta nghe đồn đánh đấm dũng cảm, nhưng gặp họ ở bất cứ cửa rừng nào mình cũng phiền lòng. Con em mình cả đấy, nhưng ô hợp, quần áo chẳng ra quần áo, trời rét buốt mà khối cậu lính trẻ vẫn vận quần đùi. Quân trang nghe đâu bán dấm dúi lấy tiền xài, đóng quân chỗ nào là chặt phéng cây rừng vô tội vạ. Dân giáp biên tản cư tạt cả vào phía trong, đoàn người gồng gánh tất tưởi, trấn lột có, cướp bóc có, quân hồi vô phèng khắp ngả. Ruộng nương bỏ trễ, những nom cỏ dại mọc ngút ngàn mà xa xót ruột ngan” [11, 72].

Lý Biên Cương là một nhà báo, luôn nhạy cảm với những vấn đề mang tính thời sự, vì thế ông đã vận dụng những tư liệu báo chí vào trong sáng tác của mình để từ đó đưa ra một cái nhìn về hiện thực toàn diện hơn. Tác giả đã đề cập đến một vấn đề rất nóng hổi thời bấy giờ là nạn vượt biên. Khi viết về vấn đề này, tác giả không có dụng ý cung cấp cho người đọc những số liệu khô khan về các thuyền bị đánh chìm, bị cướp bóc hay bao nhiêu người chết mà muốn thông qua những số liệu đó để ta chiêm nghiệm về vấn đề này, vì sao họ lại ra đi dù biết trước hậu quả của nó, đó mới là câu hỏi nhức nhối một thời. Từ chính hiện thực vượt biên đó, tác giả mới chỉ ra rằng, không ở đâu bằng quê mình nên hãy biết trân trọng với những gì mình đang có.

Trong cái nhìn của Lý Biên Cương, hiện thực được nhìn nhận dù ở quá khứ hay hiện tại vẫn luôn tồn tại bao nhiêu vấn đề, hai mặt tích cực và tiêu cực luôn đan xen nhau. Và ông muốn thông qua cái hiện thực đó để giúp con người có cái nhìn đa chiều hơn và cũng từ đó có thể rút ra nhiều bài học quí báu trong công cuộc dựng xây và bảo vệ tổ quốc.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lý Biên Cương (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w