Nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian và thời gian

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lý Biên Cương (Trang 107)

3.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.2.1.1. Miêu tả tính cách nhân vật qua ngoại hình, hành động

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại thật sự đã có nhiều cách tân đáng kể song sự cách tân đó không có nghĩa là chối bỏ những gì thuộc về truyền thống mà được cách tân trên cơ sở kế thừa và phát huy những cái vốn có.

Thủ pháp miêu tả ngoại hình, hành động để nói lên tính cách nhân vật là một thủ pháp quen thuộc. Ông cha ta vẫn có câu: “Nhìn mặt mà bắt hình dong”, cái tâm tính con người bộc lộ trên khuôn mặt. Mỗi nhân vật thường đại diện cho một nét tính cách nào đó và để bộc lộ tính cách con người thì hai yếu tố ngoại hình và hành động cũng hết sức quan trọng.

Trong tác phẩm Cửa sóng, nhân vật Nhân được miêu tả là một cô gái xinh đẹp. Tác giả không đi vào miêu tả từng chi tiết nhỏ trên khuôn mặt, trên đường cong cơ thể mà thông qua bút pháp tượng trưng làm nổi bật lên vẻ đẹp của Nhân. Đó là cô gái, chỉ cần “áo nâu non, quần lụa mỏng” cũng đã tôn thêm vẻ đẹp vốn có của cô. “Gương mặt mười tám tuổi lòa xòa tóc, bộ ngực tròn nhú vươn mãi phía trước” [11, 18]. Vẻ đẹp của chị nổ bật tới nỗi mà “mỗi lần vào chợ, mọi người phải giãn nhường lối, hàng trăm con mắt đổ dồn, không thiếu những con mắt xoi mói, thèm muốn” [11, 16]. Không chỉ có con người mà thiên nhiên cũng phải cảm thấy thẹn trước vẻ đẹp của chị:

“Vầng trăng đang tỏ bỗng mờ hẳn, vầng trăng cũng biết xấu hổ” [11, 19]. Vẻ đẹp của nhân vật Nhân làm ta liên tưởng ngay đến vẻ đẹp của Thúy Kiều:

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Cùng với vẻ đẹp trời cho đó, những hành động, việc làm của Nhân đã bộc lộ con người Nhân. Nhân là một người con ngoan hiền, biết thương yêu, chăm sóc cha mẹ của mình. Cô đã làm trọn chữ hiếu của đạo làm con với bậc cha mẹ, mặc dù bị Hịch hãm hại song khi Hịch bị người ta đánh, chính Nhân và ông Mãi lại ra tay cứu giúp Hịch. Hành động cứu Hịch, cho thấy Nhân là cô gái có tấm lòng vị tha, nhân hậu. Với một cô gái đẹp người, đẹp nết như vậy, mặc dù bị cú phủ đầu đầy cay đắng song “ở hiền gặp lành”, Nhân đã gặp được tình yêu đích thực của mình, đó là kỹ sư Vấn, để rồi cả hai cùng nhau xây dựng hạnh phúc lứa đôi.

Đối lập với vẻ đẹp thánh thiện của Nhân là hai nhân vật Hịch và bạn Hịch. Bạn Hịch được miêu tả là kẻ “béo múp, mắt nhắm tít một vạch đen nhỏ” [11, 42]. Ngay cái ngoại hình này đã gây ấn tượng không tốt. Cùng với đó là những hành động của một kẻ hèn mọn, vụ lợi. Chính hắn ta đã bày mưu giúp Hịch hãm hại Nhân, kỹ sư Vấn. Khi Nhà nước có chủ trương di dời dân, hắn ta chống đối bằng cách chìa ra tờ giấy có chữ ký của Hịch đã đồng ý cho hắn ở lại. Hịch như là một tên bù nhìn để cho hắn ta lợi dụng, áp đặt. Chính hắn đã bắt Hịch ký giấy để hắn ăn trộm xi măng của công trình và khi Hịch bị đánh thì chính hắn là kẻ bỏ chạy đầu tiên. Đó là một kẻ nhẫn tâm, tàn độc, ích kỷ.

Khi xây dựng nhân vật trong tác phẩm Cửa sóng, ta thấy tác giả miêu tả nhân vật còn đơn giản. Tính cách của các nhân vật chưa được khai thác tận cùng, hầu như không có những xung đột dữ dội, gay gắt. Mẫu hình nhân vật này giống như mẫu hình nhân vật truyền thống trong các truyện tài tử, giai nhân.

Đến hai tác phẩm Một kiếp đàn ôngPhù du, tác giả vẫn vận dụng phương thức nghệ thuật này để nhằm bộc lộ tính cách, song cách viết của nhà văn có phần sắc sảo hơn, tính cách của nhân vật không còn giản đơn nữa.

Trong Một kiếp đàn ông, nhân vật Hồng đã gây ấn tượng khá sâu sắc với bạn đọc. Hồng được miêu tả là “mặt gãy, lông mày xếch, má đầy tàn nhan”. Và như để minh chứng thêm cho cái ngoại hình nói lên tính cách này, tác giả đã dẫn vào tác phẩm câu nói của cha ông: “Loại người mắt trắng dã, môi thâm xì là loại người bạc”. Điều này hoàn toàn đúng với nhân vật Hồng. Chính Hồng đã khiến cho cuộc sống của chị em nơi cái bìa rừng hẻo lánh, vốn khốn khổ lại càng khốn khổ hơn. Hồng ăn chặn từng đồng tiền lẻ của chị em, từ mớ rau đến số lượng tem phiếu. Hồng ghen tỵ với tất cả mọi người, luôn tìm cách gây khó dễ cho chị em. Được cử đi học nhưng Hồng không chú tâm vào việc học mà xem đây như là cơ hội kiếm tiền bằng cái nghề “ăn sương”. Thị tự bỏ học, cùng với đó là những lời lẽ tố cáo xảo trá khiến cho Bảng vốn đã long đong, lận đận lại càng lận đận hơn nữa, phải đối mặt với đủ lời chê bai, khiển trách của các cấp có thẩm quyền.

Lý Biên Cương luôn nhìn con người theo một chiều tức là đã xấu thì cái gì cũng xấu, mà đã đẹp thì cái gì cũng đẹp. Vì thế, các nhân vật được ông xây dựng luôn có sự đi kèm giữa ngoại hình và hành động giống nhau. Chẳng hạn, nhân vật Đức được mệnh danh là “mồm thối”, lời nói ra trơn tuột như lươn chui ống, cùng với đó là những hành động mờ ám, đầy rẫy sự toan tính. Ngay cả trong cách làm tình của Đức cũng vậy. Với nhiều người tình dục là sự thăng hoa của cảm xúc nhưng cũng có những kẻ xem đó chỉ là sự thỏa mãn xác thịt một cách thô thiển. Với cách khắc họa nhân vật như thế, Đức hiện lên là một người đáng sợ. Đối lập với Đức là Bảng. Bảng được miêu tả là một chàng trai có “gương mặt chữ điền, lông mày rậm, mắt sáng” [11, 160]. Ngoại hình cùng với những việc làm của Bảng như cứu rỗi Thúy, đưa cô về làm vợ, tìm mọi cách bảo vệ cô trước những lời tiếng tai ác, biết chăm lo cho lâm trường, biết lo lắng cho số phận của chị em,… đã khắc họa

thành công nhân vật Bảng là một nhân vật không chỉ đẹp ở ngoại hình mà còn ở tâm hồn.

Hình thức xây dựng nhân vật kiểu này không có gì mới mẻ, song cũng không vì thế mà gây nhàm chán. Lý Biên Cương vẫn tạo nên được những nhân vật có chiều sâu, dù tính cách nhân vật không lấy làm phức tạp.

3.2.1.2. Khai thác nội tâm nhân vật

L.Tônxtôi từng nói: “Mục đích chính của nghệ thuật là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn không thể diễn tả bằng ngôn từ thông thường”. Thế giới nội tâm con người luôn là một điều bí ẩn, luôn khiến nhà văn muốn đi sâu khám phá vào cái tận cùng của tâm hồn con người. Một nhà văn có tài là có thể đi sâu vào từng ngóc ngách tâm hồn nhân vật để nó hiện lên thật sinh động, có như vậy nhân vật mới sống mãi được. Lý Biên Cương tái hiện thế giới tâm hồn nhân vật thông qua các hình thức: viết thư, nhật kí và độc thoại nội tâm.

Hình thức viết thư và nhật kí không phải là một hình thức mới mẻ. Từ đầu thế kỉ XX, nhiều nhà văn Việt Nam được tiếp thu văn học nước ngoài nên đã biết vận dụng nó vào trong sáng tác của mình nhằm tăng hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã dùng hình thức viết thư trong truyện ngắn Vi hành. Khi viết Vi hành dưới hình thức này, Nguyễn Ái Quốc không có ý định đi vào khái quát thế giới nội tâm của nhân vật mà tác giả dùng nó để có thể có thể đổi giọng một cách thoải mái và tự nhiên, có thể chuyển cảnh một cách linh hoạt, có thể liên hệ từ chuyện nọ sang chuyện kia, từ đối tượng này sang đối tượng khác. Tác giả phê phán được cùng một lúc nhiều đối tượng và phê phán từ nhiều phía bằng nhiều giọng điệu khác nhau đồng thời tạo nên sức hấp dẫn với độc giả. Tiểu thuyết Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách đã vận dụng cả hai hình thức viết thư và nhật kí. Đó là những dòng nhật kí của Tố Tâm lúc nàng về nhà chồng và những bức thư mà Tố Tâm và Đạm Thủy đã viết cho nhau. Ở tác phẩm này mới chỉ là sự khởi đầu song phần nào cũng cho thấy Hoàng Ngọc Phách đã có ý muốn khai

thác thế giói nội tâm nhân vật dù nó còn mờ nhạt. Cho tới thời điểm hiện nay, thì hình thức này đã trở nên quá quen thuộc song không hề lỗi thời bởi những lá thư gửi cho nhau không chỉ kể lại các sự kiện mà còn là sự trao đổi tâm tư, tình cảm với nhau và những dòng nhật kí là những dòng tâm trạng thật nhất của con người. Lý Biên Cương đã vận dụng thành công hai hình thức này để mà xây dựng nhân vật.

Trong tiểu thuyết Một kiếp đàn ông, hầu hết là những dòng nhật kí của nhân vật Soi và bức thư khi cô ở trại tị nạn gửi về cho Bảng; trong tiểu thuyết

Phù du chủ yếu những trang nhật kí lúc còn là học sinh của Nhàn và những bức thư của Nhàn, Văn gửi về cho gia đình.

Những dòng nhật kí của Soi viết ra đều nhắm tới một người đó là Bảng, Soi như muốn kể lại toàn bộ cuộc đời của mình cho Bảng nghe và những chuyện xảy ra xung quanh mình, song cô không hề có ý định đưa cho Bảng xem vì thế mà những tâm sự được viết ra hết sức tự nhiên, cứ tuôn trào theo mạch cảm xúc của con người. Đọc những dòng nhật kí đó, người đọc không chỉ thấy được tâm trạng của mình Soi và còn của những chị em ở xóm Bìa Rừng nữa. Đó là tâm trạng của Soi sau cái hôm với Tuấn: “Em xấu hổ đến mụ mị người, lần đầu tiên biết tới hơi thở chua nồng người đàn ông đắp lên da thịt, xấu hổ cả tiếng kêu rên ư ử, như tiếng mèo kêu ở cổ họng mình. Choáng váng trước mối tình bất chợt, suốt đêm em không dám ngủ, một mình ngồi thừ trong màn, mùi người lạ vẫn vảng vất trên mặt, trên tóc” [11, 93]. Một tâm trạng rất thật của một người phụ nữ lần đầu tiên được yêu là như thế nào. Và lá thư Soi gửi về cho Bảng như phơi bày tất cả tâm can của cô. Người con gái phải xa quê bất đắc dĩ ấy không nguôi nhớ về Bảng, nhớ đứa con bé nhỏ, nhớ về số chị em ở nhà một cách da diết: “Sao mà em nhớ mọi người thế, nhớ muốn xé lồng ngực mà gào lên, thét lên. Tối nào cũng vậy, em ngồi co ro trên tấm phản gỗ khóc tức tưởi một mình” [11, 215]

Trong tiểu thuyết Phù du là những trang nhật kí của một cô bé 17 tuổi nhưng đã sớm bước vào những trải nghiệm yêu đương. Nhật kí của Nhàn chủ

yếu viết về chuyện tình cảm của cô với Nhẫn, những rung động đầu đời, những cảm xúc của lứa tuổi mới lớn: “Sớm nay tiết toán, Nhẫn viết mấy dòng vào cuốn “Tuổi mười bảy” đúng trang mười bảy, ba chữ AYE. Mình bàng hoàng giấu biến quyển tiểu thuyết vào cặp và thỉnh thoảng lại mở trộm ngắm ba chữ AYE. Ba chữ như sáng lên, như múa reo trước mặt mình. Ba chữ thiên thần của ta. Ta chờ đợi nó từ lâu và ta xấu hổ như bị ai bắt gặp ta làm lén một việc phạm pháp. Ta biết trả lời Nhẫn thế nào? Phớt tỉnh hay lăn tới?” [11, 260]; “Tắm trong bồn nước ra, lau người trước gương, ngắm chính thân thể mình mà ngạc nhiên. Bộ ngực ta thật cân, phổng phao như bong bóng được thổi hơi, hai núm vú hồng hào như hai thỏi son nhỏ. Anh chàng Nhẫn đã xoa nó trong lòng tay và cao hứng cón nắn bóp nó rất đau” [11, 262]. Thậm chí cả việc ngủ cùng Nhẫn, Nhàn cũng viết vào nhật kí vì thế mà những suy nghĩ thầm kín nhất cũng được bộc lộ ra ngoài, cho thấy Nhàn là cô gái có cá tính, sống theo bản năng. Nhưng ẩn đằng sau cái vẻ trẻ con là những suy nghĩ cũng rất người lớn của Nhàn khi nhìn nhận về mối quan hệ của cha mẹ: “Bố sống rất lạnh với mẹ, sống bắt buộc, sống nghĩa vụ. Mẹ cũng vậy, và cuộc sống hai người ngán như cơm nếp nát, nhưng vẫn dàn mặt nhau hàng ngày, vẫn hỏi han nhau những câu nhạt thếch” [11, 263]; về anh trai mình: “Anh Văn là một thứ bột nặn của hôm nay, một thứ đạo đức cửa miệng. Ta chán ngấy thứ đạo đức ấy” [11, 264]. Cách nhìn nhận như thế, cho thấy Nhàn là một cô gái có những cái ngây thơ, trong sáng đồng thời cho thấy những suy nghĩ có phần lớn trước tuổi của cô. Sau này, trong những lá thư cô gửi về cho ông Thư, ta thấy Nhàn đã trưởng thành hơn rất nhiều, và bộc lộ những suy nghĩ có sự hối hận khi cô rời bỏ gia đình, rời bỏ quê hương. Đó là tâm trạng của những ngày xa nhà: “Con buồn và nhớ nhà bao nhiêu. Đêm qua, tự dưng con khóc như điên cuồng, khóc một mình giữa trại cấm Shek-kong đầy cay đắng. Nỗi nhớ nhà bất ngờ ập đến, con không sao ngăn nó lại, không làm sao được” [11, 244]. Và những ngày sống tại đất người, Nhàn nhận ra rằng : “Sang đây nhìn dân họ khinh mình như cỏ rả, mới tiếc

cho cha ông mình, tốn bao xương máu để con cháu làm cho mất thể diện” [11, 334]. Hơn lúc nào hết, Nhàn muôn trở về với gia đình nhưng điều đó thật khó khăn, trong cô có sự băn khoăn, trăn trở có nên nhờ a xề xin ra: “con run lắm. Biết xử sự thế nào. Con cúi đầu lạy bố mẹ trăm lạy, con cũng liều nhắm mắt đưa chân” [11, 334].

Văn chương luôn có ưu thế trong việc đi sâu tìm hiểu và diễn tả thế giới nội tâm con người “như nó vốn có”, “sự hiểu biết tâm trạng của con người, khả năng phát hiện những điều bí ẩn của trái tim ra trước mắt con người, đó là lời đầu tiên trong đặc điểm của nhà văn và tác phẩm của họ làm cho người ta kinh ngạc” (Secnư sepki). Hình thức độc thoại nội tâm là: “Lời phát ngôn của nhân vật nói với mình, mô phỏng hoạt động cảm xúc suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [22, 106]. Đây có lẽ là cách bộc lộ tâm lí trực tiếp nhất và nhanh nhất khiến cho nó trở thành một thủ pháp cực kì hiệu quả. Nó tạo được yếu tố khách quan cho đời sống mỗi nhân vật, làm cho hình tượng nhân vật trở nên chân thật hơn. Độc thoại nội tâm giúp cho nhân vật phô bày cái “tôi” của mình, những mặt tốt lẫn mặt xấu, những ý nghĩ hay và những ý nghĩ tồi,… Nghĩa là nhân vật tự thể hiện ‘tiểu sử tâm hồn”, những cảm nhận về mọi điều qua lăng kính chủ quan và lời tự thú trước lương tâm cũng như trách nhiệm cuộc sống.

Trong tiểu thuyết Lý Biên Cương, hình thức viết thư và nhật kí thật chất cũng là những màn độc thoại nội tâm rồi nhưng trong tác phẩm, tác giả còn tạo ra những màn độc thoại nội tâm có xen kẽ lời của nhân vật người kể chuyện song người đọc không có cảm giác như nghe lại tâm trạng thông qua người kể mà như chính nhân vật đang độc thoại với chính mình.

Đó là tâm trạng của Soi trong cái hôm đi cùng Bảng: “Những giây phút vừa xảy ra thật hay giả? Ơ hay, sao bỗng nhiên mình lại được hưởng ân ái ngay giữa chiều mưa nơi rừng vắng? Anh Bảng, anh khinh hay trọng em? Không dám ngắm lại con người mình vừa trải qua cơn lốc buông thả… Đời mình đến lần này lại thêm một đận nữa không biết kiềm chế, không biết giữ

mình. Trời đất hỡi, hãy trừng phạt thật dữ. Đời ta bắt đầu thêm một lần mắc

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lý Biên Cương (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w