TRIỂN ĐÔ THỊ HÒA PHÁT.
3.3.3 Kiến nghị với các cơ quan chức năng của Nhà nước.
Doanh nghiệp có mối liên hệ trực tiếp với Nhà Nước thông qua việc doanh nghiệp đăng kí hoạt động kinh doanh, kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà Nước, sự quản lý của các cơ quan chức năng của Nhà Nước trong vấn đề quản lý thương hiệu, chất lượng sản phẩm và việc thực hiện kiểm toán hàng năm đối với doanh nghiệp… Qua đó, Nhà Nước cũng thực hiện chức năng quản lý của mình đối với nền kinh tế. Việc quản lý của Nhà Nước với doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả công tác quản lý và sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp cũng bị chi phối nhiều. Vì vậy, em xin được để xuất một số ý kiến đối với các cơ quan chức năng của Nhà Nước nhằm tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp có thể sử dụng và quản lý tốt hơn nữa TSLĐ của doanh nghiệp:
Một là, Nhà nước cần ban hành một hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành.
Hiện nay, các doanh nghiệp hầu như đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp do thiếu một hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành để đối chiếu hoạt động của doanh nghiệp mình với một chuẩn chung khiến cho các doanh nghiệp không thấy rõ hướng hoạt động kinh doanh của mình như thế nào để đạt hiệu quả nhất. Chính vì vậy, khi có một hệ thống tiêu chuẩn về các chỉ tiêu kinh tế này sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc điều chỉnh hoạt động của mình đạt hiệu quả cao.
Hai là, Nhà nước cần xem xét, sửa đổi các chính sách, xây dựng hệ
thống luật điều chỉnh đồng bộ, chặt chẽ nghiêm khắc tạo ra hành lang pháp lý đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ba là, bổ sung các chính sách về giải phóng mặt bằng, tháo gỡ những
khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án theo hướng: chính quyền địa phương tổ chức giải phóng mặt bằng. Bỏ cơ chế chủ đầu tư thỏa thuận với dân gây mất bình đẳng và khiếu kiện của người dân. Như vậy sẽ góp phần mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người dân.
Bốn là, cải cách thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh chớp thời cơ kiếm lời cho doanh nghiệp, làm giàu cho đất nước.
Năm là, các chính sách KCN cần phải có sự ổn định tương đối, đủ để các
doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định, thông thường chính sách có độ dài thời gian từ 3 năm đến 20 năm.
Ngoài ra, Nhà Nước có thể tác động đến doanh nghiệp qua nhiều chính sách gián tiếp khác nhau như các chính sách phát triển thị trường, chính sách về cung - cầu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ trong các doanh nghiệp. Qua đó cho chúng ta thấy hết vai trò quản lý của Nhà Nước được phát huy triệt để thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý tài sản tại các doanh nghiệp là một trong các nhiệm vụ hàng đầu của các nhà quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Bài khoá luận nhỏ này của em chỉ đơn giản muốn nêu rõ hơn về vai trò của việc quản lý và sử dụng tài sản, nhất là TSLĐ sao cho có hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Dựa trên lý thuyết về việc quản lý và sử dụng TSLĐ để phân tích thực trạng của tình hình sử dụng TSLĐ tại công ty, từ đó đưa ra một vài đánh giá, nhận xét về những kết quả đã đạt được và những hạn chế của công ty trong quá trình sử dụng TSLĐ. Trên cơ sở đó em cũng dám mạnh dạn đưa ra một số kiến đối với ban lãnh đạo công ty, tập đoàn cũng như các tổ chức tín dụng và cơ quan chức năng của Nhà Nước nhằm tạo điều kiện để nâng cao hơn nữa không chỉ công tác quản lý, sử dụng TSLĐ mà còn cả trong việc quản lý tài chính chung của công ty.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy PGS.TS Vũ Duy Hào, người đã hướng dẫn em phương pháp tư duy, nghiên cứu vấn đề. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng Kế toán cùng toàn thể các anh chị làm việc tại công ty CP XD&PTĐT Hòa Phát đã tạo điều kiện cho em, nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt kỳ thực tập của mình.
Cũng do thời gian và trình độ còn hạn chế không thể tránh khỏi những sai sót, với sự cầu thị em rất mong nhận được sự góp ý của của các thầy cô để có thể hoàn thiện hơn khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn!