ĐÔ THỊ HÒA PHÁT.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân.
Tuy nhiên, cùng với các kết quả đạt được, trong quá trình quản lý và sử dụng TSLĐ, công ty vẫn còn gặp phải nhiều hạn chế:
2.3.2.1 Hạn chế.
Có thể nhận thấy rằng hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty là không cao. Biểu hiện ở các điểm:
Việc sử dụng ngân quỹ chưa linh hoạt: công ty lưu trữ tiền mặt tại quỹ ngày càng tăng. Điều này có thể làm tăng khả năng thanh toán cho công ty nhưng như vậy cũng gây nên tình trạng “vốn chết”. Trong kinh doanh, việc ứ đọng vốn, đồng vốn không sinh lời là điều mà các doanh nghiệp luôn tìm các biện pháp nhằm giảm thiểu lượng tiền mặt tại quỹ. Ngoài việc lưu trữ tiền tại quỹ và gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, công ty không có phương thức sử dụng ngân quỹ nào khác. Qua đó có thể thấy tính chủ động của công ty trong việc quản lý ngân quỹ là không cao.
Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho thấp: hàng tồn kho của công ty chủ yếu là các nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng các công trình của dự án KCN. Trong các năm gần đây, hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của công ty có xu hướng giảm sút: vòng quay tồn kho giảm, thời gian lưu kho tăng.
Các khoản phải thu có xu hướng tăng cao: Việc công ty đã để tỷ trọng các khoản phải thu quá lớn, điều này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty. Trong đó phần lớn là sự tăng lên của các khoản phải thu của khách hàng. Điều này có thể tạo cho công ty nhiều rủi ro khi thu
hồi các khoản nợ đó. Vì vậy, công ty cần có các chính sách thu nợ chặt chẽ hơn để cải thiện tình trạng này.
Hiệu quả sử dụng TSLĐ nhìn chung còn thấp: Mặc dù công ty luôn duy trì rất tốt khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh nhưng nếu nhìn vào khả năng thanh toán tức thời thì có thể thấy sự mất cân đối trong cơ cấu TSLĐ của công ty. Hơn thế nữa, mức đảm nhiệm của TSLĐ là rất cao sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế của công ty.
2.3.2.2 Nguyên nhân.
Những hạn chế mà công ty gặp phải trong quá trình quản lý và sử dụng TSLĐ nói trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Có thể kể đến một vài nguyên nhân chính sau:
• Những nguyên nhân chủ quan:
Ngoài các nguyên nhân khách quan kể trên thì những hạn chế của công ty trong quản lý và sử dụng TSLĐ còn bị gây ra bởi các nguyên nhân chủ quan. Có thể kể đến là:
Đầu tiên có thể kể đến là do đặc điểm của hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty CP XD&PTĐT Hòa Phát là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng. Nguyên vật liệu chủ yếu là các loại sắt thép, cát sỏi, gạch men… và các sản phẩm khác phục vụ cho hoạt động xây dựng. Hơn nữa, chúng lại được bảo quản, lưu trữ chủ yếu là tại các nhà máy, các công ty con trực thuộc tại các dự án KCN mà công ty đang thực hiện. Chính điều này đã gây ra những trở ngại trong việc quản lý việc sử dụng hàng tồn kho. Mặt khác, công ty cũng chưa xây dựng một định mức dự trữ và tiêu hao nguyên vật liệu nên quản lý hàng tồn kho chưa khoa học. Do hoạt động chủ yếu của công ty là xây dựng các công trình thuộc dự án các KCN, các trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình xây dựng tại các KCN ở các giai đoạn khác nhau đã khiến cho cơ cấu TS của công ty luôn biến động. Và do thời gian thực hiện các
dự án KCN cũng không diễn ra cùng nhau do đó cũng là nguyên nhân của sự biến động trong cơ cấu cũng như những khó khăn trong việc quản lý sử dụng TSLĐ.
Hệ thống tổ chức giám sát, quản lý việc sử dụng TSLĐ còn chưa chặt chẽ. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh được giao cho các công ty con tại các KCN phụ trách và báo cáo lên. Phòng kế toán ghi nhận lại tình hình sử dụng TSLĐ của công ty qua báo cáo từ các bộ phận tại KCN. Chính điều này gây ra sự lãng phí trong sử dụng TSLĐ. Điều này đặc biệt nghiêm trọng nếu xảy ra tình trạng quản lý không tốt tại các cơ sở, những bản báo cáo không thực tế tình hình sử dụng TSLĐ tại cơ sở.
Một nguyên nhân khác là do trình độ chuyên môn của công nhân viên tại các dự án KCN còn thấp, chưa được tiếp cận với khoa học kỹ thuật đã gây thêm khó khăn cho quá trình sử dụng các loại trang bị hiện đại mới. Không chỉ có thế, đội ngũ cán bộ tại công ty phần nhiều đều còn rất trẻ. Điều đó tạo ra sự năng động trong công việc song cũng gây ra khó khăn khi kinh nghiệm công tác còn chưa nhiều.
Nhà cung cấp các nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là các công ty thành viên trong tập đoàn hay từ chính công ty mẹ gây ra những hạn chế của công ty trong việc chủ động tìm đối tác mới, không có những kế hoạch, định hướng và phương pháp giải quyết mạnh mẽ, quyết liệt. Các mối quan hệ thương mại với các công ty trong cùng tập đoàn làm giảm bớt đi một phần lượng hàng tồn kho cho doanh nghiệp vì có thể được cung cấp gần như ngay lập tức khi cần đến. Tuy nhiên, cũng chính vì như vậy nên giá cả của nguyên vật liệu thường không có được các chính sách hỗ trợ, giảm giá… như khi thực hiện với các nhà cung cấp khác. Điều này gây ra sự ỷ lại, thiếu tính chủ động trong việc sử dụng nguyên vật liệu cũng như việc xây dựng các định mức dự trữ hàng hóa cho sản xuất kinh doanh.
Ngoài các nguyên nhân kể trên còn một vài nguyên nhân khác cũng gây tác động đến hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty. Dù đã có nhiều cố gắng
trong hoạt động quản lý tài chính nói chung và TSLĐ nói riêng nhưng công ty cũng không tránh khỏi những trở ngại ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Bên cạnh những nguyên nhân không thể tự khắc phục được, để đưa công ty ổn định phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường công ty cần có những biện pháp khắc phục những mặt hạn chế nằm trong khả năng của mình.
• Những nguyên nhân khách quan:
Trong thời gian gần đây, do thị trường tiền tệ của Việt Nam đang trong tình trạng ảm đạm nên việc đầu tư vào thị trường chứng khoán không mang lại hiệu quả. Vì vậy, ngoài việc giữ tiền tại quỹ, các khoản tiền nhàn rỗi của công ty được gửi tại các tổ chức tín dụng làm tăng thêm thu nhập từ lãi tiền gửi cho công ty.
Tỷ lệ lạm phát tăng cao là nguyên nhân chính làm cho giá nguyên vật liệu ngành xây dựng tăng cao, nhất là thép, xi – măng. Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các công trình chậm lại, thời gian tồn kho tăng lên, vòng quay tồn kho giảm dần. Hơn thế nữa, do tình trạng lạm phát gia tăng khiến cho Chính Phủ phải đưa ra các biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát tình trạng này. Các chính sách được sử dụng đã làm cho lãi suất ngân hàng tăng cao. Việc lãi suất tiền gửi và tiền vay của các ngân hàng chạy đua nhau trong thời gian qua cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của công ty. Lãi suất tiền vay tăng cao khiến cho công ty gặp khó khăn hơn trong việc lựa chọn nguồn vốn phục vụ sản xuất. Quá trình cung cấp vật tư cho các dự án cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Sự chậm trễ đó cũng làm giảm đáng kể đến hiệu quả sử dụng của TSLĐ trong công ty.
Sự thay đổi bất thường về thời tiết cũng gây không ít khó khăn cho việc bảo quản, lưu trữ nguyên vật liệu tồn kho. Các nguyên vật liệu tồn kho chính của công ty là các loại sắt thép, xi - măng… Khối lượng vật tư phục vụ cho các công trình là khá lớn trong khi diện tích hệ thống kho bãi lại có hạn. Do đó trong điều kiện mưa bão hay nắng nóng không được lưu trữ trong kho cẩn thận
sẽ gây hư hỏng, không đảm bảo chất lượng. Điều đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng các công trình.
Các quy định, quy chế về quản lý tài chính doanh nghiệp nói chung và quản lý tài sản nói riêng mà Nhà nước ban hành khi áp dụng vào thực tiễn còn nhiều bất cập, rườm rà, không hợp lý, thiếu tính thực tiễn. Chính những điều đó phần nào gây ra sự bị động cho công ty trong công tác quản lý cũng như khi đưa ra các quyết định liên quan đến việc sử dụng TSLĐ.
Chương 3: