Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Hòa Phát (Trang 32)

ĐÔ THỊ HÒA PHÁT.

2.2.2Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty.

• Đánh giá về khả năng hoạt động của công ty. Để có thể đánh giá được khả năng hoạt động của công ty, chúng ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động của các khoản mục trong TSLĐ.

Các khoản mục Đơn vịtính 2004 2005 2006

1. Vòng quay tồn kho Lần 2.87 3.55 1.97

2. Số ngày tồn kho bình quân Ngày 125.4 101.4 182.7 3. Kỳ thu tiền bình quân Ngày 51.65 166.67 332.3

4. Vòng quay tiền Lần 3.89 109.3 51.82

5. Vòng quay TSLĐ Lần 1.3 1.2 0.8

6. Kỳ luân chuyển TSLĐ Ngày 276.9 300 450 ( Nguồn: báo cáo tài chính thường niên các năm 2004, 2005, 2006).

Biều 2.5: Xu hướng số vòng quay hàng tồn kho qua các năm.

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy được xu hướng số vòng quay hàng tồn kho của công ty đang có chiều hướng giảm xuống. Nếu trong năm 2004, 2005

số vòng quay hàng tồn kho là 2.87 và 3.55 thì sang năm 2006 chỉ còn 1.97. Điều đó đã thể hiện phần nào các kế hoạch về việc sử dụng hàng tồn kho của công ty không hiệu quả. Và cũng chính sự giảm sút của vòng quay hàng tồn kho đã làm cho số ngày tồn kho bình quân của công ty có xu hướng tăng nhanh. Năm 2004, thời gian bình quân để luân chuyển hàng tồn kho là 125.4 ngày, năm 2005 là 101.4 ngày và sang năm 2006 thì con số này đã tăng lên 182.7 ngày. Xu hướng này chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty không cao. Thời gian tồn kho bình quân tăng lên sẽ làm tăng các chi phí liên quan đến quá trình bảo quản, lưu trữ và như vậy làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Qua sự phân tích cả 2 chỉ số đánh giá tình hình sử dụng hàng tồn kho cho thấy sự cần thiết có các biện pháp thay đổi kịp thời trong các chính sách quản lý và sử dụng hàng tồn kho đạt hiệu quả hơn. Nếu tình trạng ấy kéo dài sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty và chắc chắn đó không phải là điều mà các cổ đông không mong muốn nhất.

Biểu 2.6: Xu hướng của số ngày tồn kho bình quân qua các năm.

Trong khi đó, kỳ thu tiền bình quân cũng đang có xu hướng tăng nhanh. Biểu hiện:

Biểu 2.7: Xu hướng kỳ thu tiền bình quân qua các năm.

Con số này tăng nhanh từ 31.65 ngày trong năm 2004 đến 166.67 ngày trong năm 2005, và đến năm 2006 đã là 332.3 ngày. Nguyên nhân của sự tăng mạnh này là do từ năm 2005, các khoản phải thu của công ty tăng, trong đó chủ yếu là khoản phải thu khách hàng. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty mà doanh thu chủ yếu là từ cung cấp các dịch vụ KCN. Và năm 2005 là năm KCN Phố Nối A - một trong các dự án KCN lớn mà công ty làm chủ đầu tư - đi vào hoạt động. Chính vì thế các khoản phải thu của khách hàng tại KCN này tăng nhanh.

Sự biến động mạnh đang có chiều hướng đi xuống của vòng quay tiền cũng là một trong những điều mà công ty cần xem xét lại. Từ năm 2004 là 3.89 ngày đến năm 2005 đột ngột tăng lên đến 109.3 ngày và năm 2006 là giảm 52.6% so với năm 2005 chỉ còn 51.82 ngày. Vòng quay tiền biến động mạnh do doanh thu của công ty có những bước thay đổi đột biến khi các KCN đi vào hoạt động. Sự giảm sút của vòng quay tiền trong năm 2006 cho thấy cần có những biện pháp cải thiện trong quản lý tiền cũng như các chứng khoán thanh khoản của công ty để thiết lập lại tốc độ tăng như trong năm 2005. Thấy rõ hơn xu hướng này qua biểu đồ:

Biều 2.8: Xu hướng vòng quay tiền qua các năm.

Sự suy giảm này cũng phần nào gây tác động đến hiệu quả sử dụng TSLĐ. Công ty cần có các chính sách quản lý chặt chẽ hơn nhằm cải thiện tình hình hiện nay.

Một chỉ tiêu khác đánh giá khả năng hoạt động của TSLĐ là số vòng quay TSLĐ. Chỉ tiêu này có thể cho biết thêm về sự luân chuyển của TSLĐ trong doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ TSLĐ luân chuyển càng nhanh, một đồng TSLĐ tạo ra được nhiều doanh thu hơn.

Biểu đồ trên cho ta thấy tốc độ luân chuyển TSLĐ trong 3 năm này là không lớn và có xu hướng giảm dần. Năm 2004, vòng quay của TSLĐ là 1.3 lần, năm 2005 là 1.2 lần (giảm 7.7%), năm 2006 là 0.8 lần (33.3% so với năm 2005). Như vậy, có thể thấy hiệu quả của việc đầu tư vào TSLĐ của công ty là chưa hợp lý. Tốc độ tăng doanh thu chưa tương xứng với sự đầu tư tăng lên đó. Vì vậy công ty cần xem xét điều chỉnh lại cho hợp lý hơn nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng TSLĐ.

Thời gian luân chuyển TSLĐ của công ty đang có xu hướng tăng lên. Điều này là không tốt vì cho thấy công ty cần mất thêm nhiều thời gian hơn cho một vòng chu chuyển TSLĐ. Năm 2004, kỳ luân chuyển TSLĐ là 276.9 ngày, đến năm 2005 đã tăng lên 300 ngày (tương đương tăng 8.34% so với năm 2004) và năm 2006 tăng đến 450 ngày (tương đương tăng 50% so với năm 2005). Công ty cần chú ý thay đổi cơ cấu TS hợp lý hơn.

Biểu 2.10: Xu hướng kỳ luân chuyển TSLĐ qua các năm.

• Đánh giá về khả năng thanh toán.

Để đánh giá khả năng thanh toán của công ty ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.

Các chỉ tiêu Đơn vị

tính

2004 2005 2006

1. Tỷ trọng các khoản phải thu trong ∑TS % 10.9 41.57 26.8 2. Phải thu KH/Phải trả người bán Lần 0.5 2 2.4 3. Khả năng thanh toán hiện hành % 187.4 127.4 177.7 4. Khả năng thanh toán nhanh % 100.2 74.2 133.8 5. Khả năng thanh toán tức thời % 63.9 1.4 3.6

(Nguồn: báo cáo tài chính thường niên các năm 2004, 2005, 2006). Đầu tiên là về tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản. Chỉ tiêu này sẽ cho biết tình hình công ty bị chiếm dụng vốn là bao nhiêu. Qua bảng số liệu trên có thể thấy các khoản phải thu chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng tài sản của công ty. Năm 2004, tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản là 10.9%, tuy nhiên trong năm 2005 có sự tăng đột biến lên 41.57% song đến năm 2006 đã có sự điều chỉnh lại còn 26.8%. Công ty nên duy trì tỷ trọng này ở mức vừa phải vì tỷ trọng này cao có thể đánh giá việc công ty sử dụng vốn không hiệu quả do bị chiếm dụng nhiều. Hơn thế nữa khi các khoản phải thu đó trở nên khó đòi sẽ gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán cho công ty trong quá trình tái sản xuất, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.

Có thể xét đến khả năng cân đối các khoản phải thu so với các khoản phải trả của công ty để thấy rõ hơn tình hình chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn của công ty. Bảng số liệu trên cho thấy công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn là đi chiếm dụng vốn từ bên ngoài và tình trạng này có xu hướng gia tăng. Các khoản phải thu tăng nhanh trong khi các khoản phải trả lại giảm dần, như vậy có thể thấy các khoản vốn công ty bị chiếm dụng các năm trước không những không được thu hồi mà công ty còn bị chiếm dụng nhiều hơn. Nếu tiếp tục để tình trạng bị chiếm dụng như hiện nay sẽ gây đe dọa đến khả năng thu hồi. Do đó, công ty cần có biện pháp nhằm giảm thiểu phần phải thu khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty là khá tốt, duy trì ở mức 187.4% trong năm 2004, giảm xuống 127% năm 2005 song lại được cải thiện trong năm 2006 ở 177%. Điều đó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong thời gian tương ứng với các khoản nợ đó luôn được đảm bảo. Tuy nhiên công ty cũng cần luôn duy trì sự gia tăng hợp lý giữa việc đầu tư thêm TSLĐ bằng các khoản nợ ngắn hạn để nâng cao khả năng thanh toán này hơn nữa, đáp ứng mức an toàn cho các chủ nợ.

Cùng với đó khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng được đảm bảo rất tốt và đang có xu hướng tăng: năm 2004 là 100.25%, năm 2005 là 74.2% và năm 2006 tăng lên là 133.8%. Tỷ số về khả năng thanh toán nhanh của công ty đã đạt được mức độ an toàn tiêu chuẩn (tốt nhất là 100%). Nguyên nhân là do sự tăng nhanh của các khoản phải thu trong khi mức dự trữ vẫn không có biến động nhiều và còn có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, công ty cũng chỉ cần duy trì tỷ số này ở xấp xỉ 100% là tốt nhất vì có thể vừa đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh của công ty, vừa tránh tình trạng ứ đọng vốn.

Không giống như khả năng thanh toán hiện hành hay khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời của công ty lại rất kém. Trong năm 2004, tỷ số này là 63.9% song đến năm 2005 thì giảm rất mạnh rớt xuống chỉ còn 1.4%, và năm 2006 là 3.6%. Nguyên nhân chính là do công ty giảm mạnh lượng dự trữ ngân quỹ so với năm trước đó. Có thể thấy đó là những biểu hiện cho một cơ cấu TSLĐ bất hợp lý của công ty. Trong khi lượng ngân quỹ có xu hướng giảm mạnh thì sự gia tăng của các khoản đầu tư ngắn hạn cho TSLĐ lại chủ yếu rơi vào các khoản phải thu và dự trữ. Điều đó gây ra tình trạng mất an toàn trong khả năng thanh toán của công ty trong trường hợp khẩn cấp. Vì vậy công ty cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm cải thiện khả năng thanh toán này, đảm bảo an toàn hoạt động cho công ty.

Qua những số liệu phân tích trên có thể đưa ra những kết luận chung nhất về khả năng thanh toán của công ty trong 3 năm 2004, 2005, 2006: mặc

dù khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh là khá tốt song khả năng thanh toán tức thời lại rất thấp chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn rất nhiều, vốn bị ứ đọng phần lớn ở các khoản phải thu và tồn kho, lượng dự trữ không đủ để đảm bảo trang trải cho các tình huống bất ngờ nhất. Điều này sẽ gây rủi ro rất lớn cho hoạt động của công ty, thậm chí trong tình huống xấu nhất có thể dẫn đến phá sản. Chính vì vậy công ty cần hết sức chú ý xem xét lại các chính sách quản lý và sử dụng TSLĐ của mình và có những điều chỉnh thích hợp cải thiện tình hình hiện tại.

• Đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ.

Một trong các chỉ tiêu đánh giá sự thành công của các chính sách quản trị TSLĐ là đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty. Có thể sử dụng 2 chỉ tiêu chủ yếu cho việc đánh giá đó là khả năng sinh lời và mức đảm nhiệm của TSLĐ.

Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty.

Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2006

1. Khả năng sinh lời % 0.23 2.02 19.3

2. Mức đảm nhiệm TSLĐ % 69.1 76.01 145.8 (Nguồn: báo cáo tài chính thường niên các năm 2004, 2005, 2006).

Biểu 2.11: Khả năng sinh lời và mức đảm nhiệm của TSLĐ qua các năm.

Có thể thấy xu hướng hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty có những thành công nhất định, luôn duy trì một tốc độ tăng khá ấn tượng 7 – 8 lần so với

năm trước đó. Khả năng sinh lời của TSLĐ trong năm 2005 đã tăng từ 0.23% (năm 2004) lên 2.02% (năm 2005) và đến năm 2006 đạt 19.3%. Điều này cho thấy. Từ 1 đồng TSLĐ trong năm 2004 chỉ tạo ra 0.23 đồng LNST, trong năm 2005 là 2.02 đồng thì đến năm 2006, con số này đã vượt lên đến 19.3 đồng. Công ty cần duy trì đà tăng trưởng này như trong năm 2006 nhằm thúc đẩy hơn nữa hiệu quả sử dụng TSLĐ trong công ty.

Tuy nhiên mức đảm nhiệm TSLĐ của công ty rất cao từ 69.1% năm 2004, 76.01% năm 2005 và 145.8% năm 2006. Điều này cho biết, để tạo ra 1 đồng doanh thu, công ty phải bỏ ra rất nhiều đồng TSLĐ, chứng tỏ hiệu quả kinh tế không cao. Tình trạng này xảy ra cũng là do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty. Doanh thu chủ yếu của công ty là do cung cấp các dịch vụ KCN, trong khi hiện nay các KCN đều đang trong quá trình xây dựng, nhu cầu TSLĐ yêu cầu là rất lớn. Mặc dù vậy công ty cũng cần tìm các biện pháp khắc phục nhằm đạt được sự cân bằng hơn trong vai trò của TSLĐ và TSLĐ đối với kết quả kinh doanh của đơn vị mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Hòa Phát (Trang 32)