Tình hình TSLĐ của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Hòa Phát (Trang 28)

ĐÔ THỊ HÒA PHÁT.

2.2.1Tình hình TSLĐ của công ty.

• Cơ cấu tài sản của công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu về TS của công ty trong các năm 2004, 2005, 2006.

Khoản mục tài sản Đơn vị tính 2004 2005 2006

Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. TSCĐ Tr.đ 23.900 41,35 5.500 5.71 91.000 63.37 2. TSLĐ Tr.đ 33.900 58,65 90.750 94.29 52.600 36.63 3. ∑ TS Tr.đ 57.800 100 96.250 100 143.60

0

100

(Nguồn: báo cáo tài chính đã kiểm toán các năm 2004, 2005, 2006).

Biều 2.2: Cơ cấu tài sản qua các năm 2004, 2005, 2006.

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta có thể thấy cơ cấu tài sản của công ty không ổn định. Sự thay đổi cơ cấu giữa TSLĐ và TSCĐ diễn ra thường xuyên. Trong năm 2004, TSLĐ của công ty là 33900 tr.đ chiếm 58.65% ∑TS, sang

năm 2005, TSLĐ là 90750 tr.đ chiếm đến 94.29% ∑TS, nhưng đến năm 2006 thì TSLĐ của công ty là 52600 tr.đ và chỉ còn chiếm 36.63% ∑TS. Sự thay đổi đó có thể tạo ra do những biến đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

• Về cơ cấu TSLĐ, có thể khái quát như sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu TSLĐ của công ty CP XD&PTĐT Hòa Phát.

Khoản mục Đơn vị tính

2004 2005 2006

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Ngân quỹ Tr.đ 11310 33.36 750 0.83 1100 2.09 2.Các khoản phải thu Tr.đ 6300 18.58 61420 67.68 38510 73.21 3. Tồn kho Tr.đ 16170 47.70 28580 31.49 12990 24.70

4. TSLĐ khác Tr.đ 120 0.35 0 0 0 0

∑ TSLĐ Tr.đ 33900 100 90750 100 52600 100

(Nguồn: báo cáo tài chính thường niên các năm 2004, 2005, 2006).

Biều 2.3: Cơ cấu TSLĐ qua các năm 2004, 2005, 2006.

Qua bảng số liệu trên có thể thấy sự biến động mạnh trong cơ cấu TSLĐ của doanh nghiệp. Trong đó, các khoản phải thu và tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Về ngân quỹ có sự suy giảm mạnh: năm 2004, ngân quỹ của doanh nghiệp là 11310 tr.đ chiếm 33.36% tổng TSLĐ thì sang năm 2005, ngân quỹ của doanh nghiệp đã giảm xuống chỉ còn 750 tr.đ chiếm 0.83%, năm 2006 đã có tăng lên một chút là 1100 tr.đ chiếm 2.09%. Cùng với ngân quỹ, tồn kho của

doanh nghiệp cũng đã giảm đáng kể. Nếu trong năm 2004, giá trị tồn kho của doanh nghiệp là 16170 tr.đ chiếm 47.7% trong tổng TSLĐ thì đến năm 2005, giá trị này là 28580 tr.đ chiếm 31.49% và đến năm 2006 là 12990 tr.đ chiếm 24.7% tổng TSLĐ trong năm của doanh nghiệp. Trái ngược lại với sự giảm sút của ngân quỹ và giá trị hàng tồn kho, các khoản phải thu lại có xu hướng tăng mạnh. Từ 6300 tr.đ chiếm tỷ trọng 18.58% trong năm 2004, giá trị của các khoản phải thu đã tăng lên 61420 tr.đ trong năm 2005, năm 2006 là 38510 tr.đ và tương ứng là 67.68% và 73.21% trong tổng TSLĐ. Nguyên nhân của sự tăng nhanh của các khoản phải thu là do từ năm 2005, KCN Phố Nối A đã bắt đầu đi vào khai thác. Hơn thế nữa, KCN Hòa Mạc bắt đầu triển khai thi công đã làm cho hàng tồn kho tăng nhanh. Tuy nhiên, việc để cho tình trạng các khoản phải thu tăng quá cao như vậy có thể đe dọa đến khả năng thanh toán của công ty.

• Về tỷ trọng các khoản mục thành phần trong ngân quỹ của công ty.

Bảng 2.4: Tỷ trọng các thành phần trong ngân quỹ.

Khoản mục Đơn vị

tính

2004 2005 2006

Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Tiền mặt tại quỹ Tr.đ 330 2.92 140 18.67 450 40.9 2. Tiền gửi NH Tr.đ 10980 97.08 610 81.33 650 59.1

3. Ngân quỹ Tr.đ 11310 100 750 100 1100 100

(Nguồn: báo cáo tài chính thường niên các năm 2004, 2005, 2006). Bảng số liệu chỉ ra rằng doanh nghiệp lưu trữ tiền tại quỹ ngày càng tăng thể hiện ở tỷ trọng của tiền mặt tại quỹ trong ngân quỹ của doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Nếu trong năm 2004, lượng tiền mặt tại quỹ chỉ chiếm 2.92% trong ngân quỹ thì đến năm 2005, con số này đã tăng lên 18.67% và đến năm 2006 đã là 40.9%. Mặc dù vậy nhìn vào bảng cơ cấu ngân quỹ trên có thể thấy, doanh nghiệp chủ yếu vẫn giữ tiền trong các ngân hàng. Điều này làm giảm bớt sự thiệt hại do lưu trữ nhiều tiền mặt vì gửi tiền tại ngân hàng vừa có thể đảm bảo được khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết, vừa tạo thêm một khoản thu nhập cho doanh nghiệp từ lãi tiền gửi.

• Về tỷ trọng các thành phần chính trong khoản mục các khoản phải thu của công ty:

Bảng 2.5: Tỷ trọng thành phần chính trong khoản mục các khoản phải thu.

Khoản mục Đơn

vị tính

2004 2005 2006

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.Phải thu KH Tr.đ 3350 53.17 7070 11.51 21850 56.74 2.Trả trước cho người bán Tr.đ 1430 22.7 985 1.6 985 2.56

3. Phải thu nội bộ Tr.đ 0 0 53365 86.89 0 0

4. Phải thu khác Tr.đ 1520 24.13 0 0 15675 40.7

Các khoản phải thu Tr.đ 6300 100 61420 100 38510 100 (Nguồn: báo cáo tài chính thường niên các năm 2004, 2005, 2006).

Biểu 2.4: Tỷ trọng các thành phần trong khoản mục các khoản phải thu.

Có thể thấy, cơ cấu các khoản phải thu của công ty không ổn định. Các khoản phải thu nội bộ biến động thất thường, có năm thì không có (như năm 2004, 2006) tuy nhiên lại có năm khoản mục này lại chiếm tỷ trọng rất cao, 86.89% (năm 2005). Cũng như vậy với khoản phải thu khác: năm 2004, tỷ trọng khoản phải thu khác trong các khoản phải thu chiếm 24.13%, năm 2005 là 0%, năm 2006 lại tăng lên 40.7%; hay phải thu khách hàng trong năm 2004 chiếm 53.17% các khoản phải thu của doanh nghiệp, năm 2005 giảm xuống còn 11.51% rồi đến năm 2006lại tăng lên 56.74%. Riêng tỷ trọng các khoản trả

trước cho người bán là giảm đi rõ rệt từ 22.7% trong năm 2004 xuống còn 1.6% ( năm 2005) và 2.56% (năm 2006). Như vậy có thể thấy việc công ty bị chiếm dụng vốn là khá lớn, đặc biệt là từ các khách hàng và điều này có thể gây tác động đến khả năng thanh toán của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Hòa Phát (Trang 28)