TRIỂN ĐÔ THỊ HÒA PHÁT.
3.2.7 Đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên.
Con người là yếu tố chủ chốt, quyết định thành công trong mọi hoạt động. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động không thể không quan tâm tới yếu tố con người trong công ty. Công ty hiện nay có 155 cán bộ nhân viên trong đó có 57 cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng, 17 người có trình độ trung cấp, còn lại là ở các trình độ khác. Đó là chưa kể đến số lượng công nhân trực tiếp sử dụng nguyên vật liệu xây dựng tại các công trình thi công tại các dự án KCN, KĐT. Vì vậy, để nâng cao được hiệu quả sử dụng TSLĐ, công ty cần chú trọng nâng cao trình độ nguồn nhân lực của đơn vị mình. Muốn làm được điều này có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Nâng cao tính chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chổ: cần quán triệt đảm bảo tuân thủ thực hiện quy trình đào tạo theo tiêu chuẩn ISO. Trên cơ sở đó, mọi người lao động, mọi bộ phận phải được học tập, bồi dưỡng và thực hiện theo quy trình. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân viên phải là nhiệm vụ thường xuyên của doanh nghiệp.
- Tăng cường sự liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo:
+ Liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nhằm phát triển mô hình đào tạo tại các doanh nghiệp theo đơn đặt hàng. Đây là mô hình đào tạo rất tiết kiệm và hiệu quả.
+ Mở rộng quan hệ và gắn bó với các tổ chức, hiệp hội, tập đoàn khách sạn sẽ tạo được cơ hội đào tạo, học hỏi cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp mình. Đồng thời, thu hút và tuyển chọn được các nhân viên giỏi.
+ Liên kết chặt chẽ với các trường nghề, cao đẳng, đại học đào tạo về kinh tế, xây dựng nhằm thu hút các học viên, sinh viên giỏi thông qua các chương trình nhận sinh viên thực tập, cấp học bổng tài năng trẻ… nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Thành lập quỹ đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.
- Đẩy mạnh sự hợp tác với các doanh nghiệp khác trong công tác đào tạo: sự liên kết, hợp tác của nhiều doanh nghiệp không những tạo điều kiện cho nhân viên của cong ty được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau mà còn tạo ra các mối quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp.
- Với những cán bộ làm việc lâu năm cần tận dụng những khả năng của họ truyền đạt cho thế hệ trẻ đồng thời mở những khóa đào tạo bồi dưỡng thêm những kiến thức mới, nâng cao trình độ tiếp nhận khoa học kỹ thuật hiện đại.
- Đối với những cán bộ trẻ có kiến thức, năng động nhưng thiếu kinh nghiệm thực tế cần có chương trình đào tạo nghiệp vụ, thường xuyên tổ chức các khóa thực tiễn để họ hiểu hơn về công việc, kích thích trí sáng tạo, khả năng tự tìm tòi, học hỏi của họ trong công việc.
Đội ngũ cán bộ có trình độ đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ.