2007 12000 13666 17234 14562 15798 18446 9425 10467 Chênh lệch
2.4.2.3. Đầu tư vào Marketing, nghiên cứu thị trường
công ty TNHH thuộc Ngân hàng TMCP Quân đội vì vậy công tác marketing còn ít được chú trọng. Trong thời gian gần đây thì trước sức ép cạnh tranh của các công ty chứng khoán trong nước và nước ngoài thì TSC rất quan tâm đến vấn đề đầu tư cho thương hiệu và mở rộng thị trường. Các hoạt động trên gọi chung là hoạt động đầu tư Marketing. Xác định tầm quan trọng của thị trường đối với sự tồn tại và phát triển thì TSC giành phần vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu luôn gia tăng trong các năm.
Bảng 2.14: Vốn đầu tư giành cho hoạt động Marketing
Năm 2005 2006 2007
Tổng Vốn đầu tư (Tỷ đồng) 1.65 7.8856 24.974 Vốn đầu tư hoạt động Marketing ( Tỷ
đồng)
0.186 0.2096 0.687
VĐT Marketing/ Tổng VĐT(%) 11.27 2.7 2.75 Tốc độ tăng VĐT Marketing(%) - 27.44 227.6
Nguồn: TSC
Vốn đầu tư cho hoạt động Marketing năm 2005 là 0.186 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 11.27% tổng vốn đầu tư, năm 2006 là 0.2096 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 2.7% tổng vốn đầu tư, năm 2007 là 0.687 tỷ đồng chiếm trên 2.75 % tổng số vốn đầu tư. Như vậy mặc dù vốn đầu tư năm sau cao hơn năm trước năm 2006 tốc độ tăng so với năm 2005 là 27.44%, năm 2007 tốc độ tăng so với năm 2007 là 227.6% nhưng tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư trong hoạt động marketing là giảm so với năm 2005 vì trong năm 2006 và 2007 TSC thực hiện mở rộng chi nhánh và phòng giao dịch nên vốn đầu tư chủ yếu vào cơ sở hạ tầng công nghệ và nguồn lực con người
Bằng việc quan tâm đúng hướng đối với việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cụ thể là đầu tư vào hoạt động marketing, TSC đã có được những
kết quả đáng mừng. Đặc biệt công ty được nhận danh hiệu thương hiệu cạnh tranh do Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam và mạng thương hiệu Việt trao tặng.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì họat động này của TSC trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Vốn đầu tư cho hoạt động marketing chiếm tỷ trọng quá ít trong tổng vốn đầu tư, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển đồng bộ các nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của TSC. Ngoài ra việc bố trí nhân sự cho phòng Marketing còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công việc và hiệu quả của công việc.
Trong thế kỷ 21 là một thế kỷ của công nghệ thông tin, của thương hiệu lúc này các công ty không chỉ dừng lại cạnh tranh về chất lượng sản phẩm dịch vụ mà đã chuyển sang cạnh tranh về thương hiệu. Công ty thực sự chưa giành nhiều vốn đầu tư và nguồn lực để đầu tư hoạt động này so với các công ty khác đều này sẽ ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới. Vì hoạt động nghiên cứu thị trường, marketing đòi hỏi sự bắt kịp với thời cuộc và có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.