Dựa trên những thực trạng của ngành Xây dựng Việt Nam, tác giả đề xuất những định hƣớng phát triển bền vững cho ngành giai đoạn 2012 – 2015 nhƣ sau :
- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới đồng bộ, đầy đủ, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Xây dựng.
- Tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hoá lĩnh vực nhà ở, phát triển đa dạng các dạng, các loại nhà ở nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng và điều kiện thu nhập của các tầng lớp dân cƣ. Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để cho ngƣời thu nhập thấp mua, thuê hoặc thuê mua; khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án, nhà chung cƣ phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đô thị.
- Phát triển các đô thị trung tâm vùng, các đô thị có năng lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế quốc gia và tăng cƣờng mở cửa các đô thị có tiềm năng hƣớng ngoại, hội nhập.
- Phát triển lành mạnh thị trƣờng bất động sản; khai thác, sử dụng có hiệu quả các loại bất động sản, đặc biệt là nguồn lực đất đai, nhà, công trình xây dựng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Tăng cƣờng liên kết giữa các đơn vị trong nƣớc trong đấu thầu quốc tế dƣới hình thức liên danh, liên kết để tạo đƣợc sức mạnh trong cạnh tranh với nhà thầu nƣớc ngoài. Tăng cƣờng liên kết giữa các nhà thầu trong nƣớc trong các trƣờng hợp bỏ giá thầu phụ để không xảy ra tình trạng bỏ giá quá thấp gây thiệt hại chung cho các nhà thầu trong nƣớc.
- Tăng cƣờng khả năng thƣơng mại quốc tế hoặc liên kết đƣợc với thị trƣờng cung cấp vật tƣ nhập khẩu cần thiết phục vụ các loại công trình, đặc biệt đối với vật tƣ thiết bị cơ - điện, trang bị nội thất. Có chính sách sử dụng tối đa nhân sự trong nƣớc trong các liên doanh về xây dựng. Chỉ chấp nhận cho phép thành lập các liên doanh có đầu tƣ công nghệ mới và có chính sách đào tạo, chuyển giao
công nghệ rõ ràng. Có chính sách quy hoạch đầu tƣ hợp lý các trang bị công nghệ trong xây lắp nhằm tránh lãng phí.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng thị trƣờng xây dựng, đề xuất các giải pháp về kinh tế, quản lý nhằm định hƣớng thị trƣờng xây dựng, thúc đẩy thị trƣờng phát triển nhanh và bền vững. Nghiên cứu các thị trƣờng chủ yếu liên quan đến ngành xây dựng, nhƣ: Thị trƣờng vốn; Thị trƣờng lao động; Thị trƣờng máy móc thiết bị xây dựng; Thị trƣờng vật liệu xây dựng; Thị trƣờng bất động sản; Thị trƣờng nhà ở.
- Phát triển ngành vật liệu xây dựng (VLXD) thành một ngành kinh tế mạnh, trên cơ sở khai thác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản làm VLXD đảm bảo phát triển hài hoà, bền vững giữa kinh tế, An ninh Quốc phòng và bảo vệ môi trƣờng, sinh thái, đáp ứng nhu cầu VLXD cả về khối lƣợng, chất lƣợng lẫn chủng loại cho tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu.
- Hình thành và phát triển thị trƣờng khoa học công nghệ, thúc đẩy phát triển các dịch vụ KH&CN ngành Xây dựng ngang tầm với đòi hỏi của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ƣu tiên thích đáng cho các nhiệm vụ KH&CN có định hƣớng tìm kiếm công nghệ trong nƣớc và ngoại nhập và chuyển giao công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
- Đào tạo đội ngũ lao động thuộc các lĩnh vực của ngành Xây dựng một cách đồng bộ và hợp lý về cơ cấu ngành nghề, có khả năng tiếp cận và làm chủ kỹ thuật, công nghệ và khoa học xây dựng hiện đại, tiên tiến, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của ngành Xây dựng. Mở rộng qui mô và cơ cấu hợp lý ngành nghề đào tạo; nâng cao chất lƣợng đào tạo; phát triển hợp tác trong đào tạo với các nƣớc trong khu vực và thế giới.
Tác giả đề xuất các định hƣớng trên nhằm mục tiêu phát triển ngành Xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; tăng nhanh năng lực và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, làm cho ngành Xây dựng trở thành ngành có hiệu quả sản xuất cao và đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam.