- Tăng trưởng từ quá trình đô thị hóa: theo thống kê của Bộ Xây dựng, diện tích
nhà ở bình quân là 16,7m2/ngƣời, tại khu vực đô thị là 19,2m2/ngƣời. Dự báo diện tích nhà ở bình quân tại khu vực đô thị năm 2015 khoảng 26m2 sàn/ngƣời, năm 2020 khoảng 29m2
sàn/ngƣời. Nhƣ vậy, 784 triệu m2 sàn nhà ở cần phải xây dựng, trung bình mỗi năm khoảng 80 triệu m2 sàn.
- Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn cao: hiện nay Bộ Giao thông vận tải vẫn
đang lên kế hoạch triển khai mạng lƣới giao thông đƣờng bộ với nhiều tuyến đƣờng mới. Thực trạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu và thiếu, nhu cầu nâng cấp và triển khai mới mạng lƣới hạ tầng là thiết thực. Đây là một hỗ trợ tích cực cho ngành Xây dựng trong hiện tại và tƣơng lai.
Một trong những thuận lợi lớn nhất đối với ngành Xây dựng là Chính phủ Việt Nam vẫn ƣu tiên đầu tƣ cho xây dựng cơ sở hạ tầng mặc dù có định hƣớng chung là cắt giảm đầu tƣ công. Chi cho đầu tƣ phát triển là khoảng chi lớn thứ 2 của ngân sách nhà nƣớc hàng năm sau khoản chi thƣờng xuyên và chiếm trên 20% tổng chi dự toán. Năm 2011, chi ngân sách nhà nƣớc cho đầu tƣ phát triển dự kiến ở mức 152.000 tỷ VND, giảm 12% so với thực hiện năm 2010 nhƣng tăng trên 21% so với mức dự toán năm 2010, trong đó dự toán chi cho đầu tƣ xây dựng cơ bản vào khoảng 145.000 tỷ VND. Tính đến giữa tháng 9/2011, tổng chi Ngân sách nhà nƣớc
cho đầu tƣ xây dựng cơ bản đạt khoảng 101.500 tỷ VND, gần 70% tổng dự toán năm cho khoảng mục này.
Theo Tổng cục thống kê, nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam (bao gồm cả vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm) trong lĩnh vực xây dựng 9 tháng đầu năm đạt gần 690 triệu USD với 80 dự án đƣợc cấp mới và 7 dự án tăng vốn. Ngành Xây dựng là ngành thu hút vốn FDI lớn thứ 3 trong 9 tháng đầu năm 2011, chiếm gần 7% tổng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm trong giai đoạn này.
Quyết định số 71/2010/QĐ – TTg ngày 09/11/2010 về thực hiện thí điểm đầu tƣ theo hình thức đối tác công – tƣ (PPP) tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho việc thu hút nguồn vốn đầu tƣ tƣ nhân vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ công. Đây là cơ hội để ngành Xây dựng nói chung đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng. Đã có khoảng 23 dự án cơ sở hạ tầng đƣợc phép gọi vốn PPP nhƣ dự án đƣờng cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa (33.000 tỷ VND), đƣờng cao tốc Dầu Giây – Liên Khƣơng (48.300 tỷ VND), đƣờng cao tốc Hạ Long – Móng Cái (25.000 tỷ VND), Sân bay Long Thành (1,4 tỷ USD)…