Xây dựng mô hình Fama – French đối với cổ phiếu ngành Xây dựng

Một phần của tài liệu Đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu doanh nghiệp Ngành Xây dựng bằng mô hình Fama - Frenc (Trang 55)

Trong phần này tác giả sẽ xem xét mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ngành Xây dựng trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam thông qua mô hình ba nhân tố của Fama – French nhƣng không phải dƣới mức độ cổ phiếu mà ở mức độ danh mục các cổ phiếu để đánh giá tác động của các nhân tố rủi ro lên tỷ suất sinh lợi của ngành Xây dựng.

Mô hình ba nhân tố Fama – French tác giả sử dụng để hồi quy có dạng: Rp = Rf + [RM - Rf]β + s(SMB) + h(HML)

Trong đó:

- Rp là tỷ suất sinh lợi của danh mục các cổ phiếu ngành Xây dựng - Rf là lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam

Tỷ suất sinh lợi đại diện đúng nhất cho Rf chính là lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 1 tháng. Tuy nhiên, vì không có số liệu về trái phiếu chỉnh phủ Việt Nam kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng nên tác giả sử dụng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 1 năm chia cho 52 (quy ƣớc 1 năm có 52 tuần) làm đại diện cho tỷ suất sinh lợi phi rủi ro trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Số liệu về lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 1 năm đƣợc tác giả thu thập từ website của IMF và SBV (Xem thêm Phụ lục 5 lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 1 năm giai đoạn 02/07/2007 – 01/07/2011)

- RM là tỷ suất sinh lợi của VNI-INDEX

Trong bài luận văn, tác giả sử dụng chỉ số VN-Index đại diện cho danh mục thị trƣờng.Tác giả thu thập chỉ số VN-Index của phiên giao dịch cuối của mỗi tuần từ 02/07/2007 đến 01/07/2011 từ website http://www.stockbiz.vn/ để tính tỷ suất

sinh lợi của chỉ số, tỷ suất sinh lợi này tác giả sử dụng để đại diện cho tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trƣờng theo công thức:

RM = 𝑉𝑁−𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥(𝑡+1) − 𝑉𝑁−𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥(𝑡)

𝑉𝑁−𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥(𝑡) (2.1)

Trong đó:

- VN-Index(t) là chỉ số VN-Index tuần t - VN-Index(t+1) là chỉ số VN-Index tuần t + 1 - RM - Rf là nhân tố thị trƣờng.

(Xem thêm Phụ lục 4 tỷ suất sinh lợi của VN-Index giai đoạn 02/07/2007 – 02/07/2011)

Đƣợc tính bằng tỷ suất sinh lợi của VNI-INDEX trừ đi lãi suất trái phiếu 12 tháng trả sau của Chính phủ Việt Nam. Phần chênh lệch (RM – Rf) còn gọi là “phần bù của thị trƣờng”.

- SMB (Small cap Minus Big) là nhân tố quy mô.

Đƣợc tính bằng hiệu giữa trung bình tỷ suất sinh lợi của danh mục có quy mô vốn hóa nhỏ trừ đi trung bình tỷ suất sinh lợi của danh mục có quy mô vốn hóa lớn: SMB = (S/H + S/L)/2 – (B/H + B/L)/2

- HML (High cap Minus Low) là nhân tố giá trị.

Đƣợc tính toán bằng hiệu giữa tỷ suất sinh lợi trung bình của danh mục cổ phiếu có hệ số BE/ME cao trừ đitỷ suất sinh lợi trung bình của danh mục cổ phiếu có BE/ME thấp: HML = (S/H + B/H)/2 – (S/L + B/L)/2

(Xem thêm Phụ lục 3 trình bày kết quả tính toán của SMB và HML)

- β, s và h lần lƣợt là các biến phản ảnh độ nhạy cảm của các nhân tố, trong đó β còn đƣợc gọi là beta chứng khoán 3 nhân tố

Một phần của tài liệu Đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu doanh nghiệp Ngành Xây dựng bằng mô hình Fama - Frenc (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)