đào tạo
3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp.
- Điều chỉnh hoạt động của giáo viên, các khoa phòng chức năng phhù hợp với nhiệm vụ đào tạo của nhà trường trong giai đoạn mới.
- Xác định được các mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân để kịp thời điều chỉnh các quyết định quản lí.
- Xem xét, đánh giá mức độ phù hợp của hoạt động đào tạo với các nguồn lực hiện có.
- Phát hiện những nhân tố mới giúp cho việc điều chỉnh các quyết định, đồng thời phát hiện những khả năng tiềm tàng, sáng tạo của cấp dưới để kịp thời bồi dưỡng hoặc điều chỉnh về mặt nhân sự.
3.3.4.2. Nội dung của biện pháp.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động năm học, học kỳ, tháng. Xây dựng tiêu chí đánh giá các nội dung hoạt động đào tạo, ngân hàng đề thi…
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình, quy chế đào tạo, nền nếp chuyên môn, hồ sơ quản lí của các khoa, phòng chức năng, hồ sơ giảng dạy, kết quả học tập của sinh viên, việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo.
76
- Điều chỉnh kế hoạch đào tạo kịp thời dựa trên các kết quả kiểm tra. - Tăng cường hoạt động thanh tra và kiểm định chất lượng đào tạo.
3.3.4.3. Cách thực hiện biện pháp.
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động năm học, học kỳ, tháng. Xây dựng tiêu chí đánh giá các nội dung của hoạt động đào tạo, ngân hàng đề thi...
Kế hoạch kiểm tra và các tiêu chí đánh giá được giao cho phòng Đào tạo giúp Ban giám hiệu xây dựng trên cơ sở các qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ LĐTB&XH và qui định của nhà trường.
Việc xây dựng ngân hàng đề thi đồi với hệ cao đẳng được giao trách nhiệm chính cho các tổ chuyên môn thực hiện. Phòng Đào tạo và các khoa chuyên môn tổ chức nghiệm thu, thông qua, áp dụng, chỉnh sửa hàng năm từ năm 2010.
+ Tổ chức kiểm tra
Nhà trường thông báo công khai kế hoạch kiểm tra đến các đơn vị phòng, khoa, tổ bộ môn để các đơn vị, cá nhân nắm được nội dung, thời gian kiểm tra để chủ động trong việc thực hiện kế hoạch. Phòng Đào tạo trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao chủ trì cùng các khoa, tổ bộ môn tiến hành triển khai việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, thực hiện báo cáo hàng tháng, học kì, năm học trước Hội đồng sư phạm nhà trường. Các khoa, tổ bộ môn phải có kế hoạch tự kiểm tra, đánh giá tại đơn vị mình.
Việc kiểm tra đánh giá có thể tiến hành thông báo trước hoặc kiểm tra đột xuất thông qua các hoạt động : tổ chức hội giảng, dự giờ, đúc kết kinh nghiệm trong các đợt thi đua của trường, kiểm tra việc ghi chép sổ sách quản lí đào tạo của các cá nhân và các bộ phận chức năng, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của các đồng nghiệp, ý kiến của học sinh sinh viên…
Ngay sau khi có kết quả kiểm tra, nhà trường phải tổ chức rút kinh nghiệm, có nhận xét, đánh giá, kết luận, phân loại đối với từng trường hợp cụ thể để kịp thời khen thưởng, động viên, khuyến khích những tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời xác định rõ các yếu kém, tồn tại để rút ra bài học kinh nghiệm, kiểm điểm hoặc xử lí kỷ luật đối với những tập thể cá nhân sai phạm.
- Xem xét, đánh giá mức độ phù hợp của hoạt động đào tạo với các nguồn lực hiện có.
77
- Phát hiện những nhân tố mới giúp cho việc điều chỉnh các quyết định, đồng thời phát hiện những khả năng tiềm tàng, sáng tạo của cấp dưới để kịp thời bồi dưỡng hoặc điều chỉnh về mặt nhân sự.
+ Điều chỉnh kế hoạch đào tạo kịp thời dựa trên các kết quả kiểm tra
Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện các điều bất hợp lí hoặc nhận được thông tin phản hồi từ phía giảng viên, các đơn vị khoa, phòng về kế hoạch đào tạo, chương trình môn học, cơ sở vật chất… cần tiến hành xác định nguyên nhân, xem xét, đánh giá mức độ phù hợp của hoạt động đào tạo với các nguồn lực hiện có để kịp thời điều chỉnh các quyết định hay điều chỉnh nhân sự.
+ Tăng cường hoạt động thanh tra và kiểm định chất lượng đào tạo.
Do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan nên hoạt động kiểm tra vẫn tồn tại hiện tượng né tránh, nể nang lẫn nhau giữa phòng Đào tạo và các khoa chuyên môn. Để khắc phục hiện tượng này nhà trường đã thành lập Tổ thanh tra đào tạo gồm một số cán bộ quản lí, giảng viên có phẩm chất tốt, có năng lực chuyên môn. Bước đầu Tổ thanh tra đào tạo đã thực hiện có hiệu quả việc phát hiện những nhân tố mới, những khả năng tiềm tàng, sáng tạo của cán bộ, giảng viên để đề xuất, kiến nghị với Ban Giám hiệu về việc điều chỉnh các quyết định quản lí hoặc bồi dưỡng điều chỉnh nhân sự. Tuy nhiên, do là công tác kiêm nhiệm nên hoạt động của Tổ thanh tra gặp rất nhiều khó khăn về mặt thời gian. Trong thời gian tới cần thành lập Tổ thanh tra chuyên trách, trực thuộc Ban giám hiệu.
Để đánh giá đúng thực trạng của nhà trường nói chung và thực trạng hoạt động đào tạo nói riêng, nhà trường cần tiến hành xem xét, nghiên cứu trên cơ sở Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục ban hành kèm theo Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 1/11/2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo để thực hiện báo cáo tự đánh giá tình trạng, chất lượng, hiệu quả đào tạo. Trên cơ sở đó điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng những tiêu chí của các tiêu chuẩn. Với một khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi phải có kiến thức về kiểm định chất lượng giáo dục, nên cần thiết phải có một Tổ chuyên trách. Việc hết sức cần thiết là nhà trường cần mời một đoàn chuyên gia đánh giá từ bên ngoài để xác định mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn qui định của nhà trường. Đây là cơ hội để
78
nhà trường nhận được các ý kiên đánh giá khách quan, xem xét và điều chỉnh các quyết định quản lí.