Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng khách sạn tại trường cao đẳng nghề trần hưng đạo (Trang 57)

- Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo nghề của trường còn chưa chuyển biến tích cực, chưa theo kịp với yêu cầu thực tế của các cơ sở dịch vụ. Việc đổi mới về chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo còn chậm, chưa cập nhật được nhiều thông tin mới, phương pháp dạy học mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung vẫn mang tính truyền thụ một chiều, chưa thực sự phát huy tốt tính sáng tạo, chủ động của người học, chưa kết hợp chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học của sinh viên, học tập chính khóa với ngoại khóa, còn nặng về lí thuyết…

- Độ tuổi bình quân của cán bộ, giáo viên nhà trường khá cao, chậm được bổ xung cho nên làm chậm đến việc bồi dưỡng thay thế đội ngũ khi nghỉ chế độ hưu trí, và cũng khó khăn cho việc gửi đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học, kỹ thuật mới.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện tại đã được đầu tư lâu nên đã xuống cấp và lạc hậu. Để phát triển các ngành nghề mới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn thì phải trang bị mới hoặc thay thế bằng các trang thiết bị hiện đại tiên tiến. Tuy nhiên việc đầu tư trang thiết bị mới cần nguồn tài chỉnh rất lớn, đây cũng là một khó khăn cho nhà trường.

58

- Khâu quản lí, chỉ đạo còn thiếu cụ thể : Phân công, phân cấp chỉ đạo còn chồng chéo nên hiệu quả điều hành chưa cao. Trình độ, năng lực quản lí của các cấp chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của giáo dục và đào tạo.

- Thiếu hệ thống thông tin dự báo phục vụ cho phát triển và đào tạo nghề. Nội dung, chương trình, quy trình đào tạo, chưa đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ, chưa được chuẩn hóa thống nhất theo các nhóm ngành và ngành đào tạo.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho dạy nghề và học nghề còn yếu, chưa tận dụng khả năng sẵn có…

- Ngân sách tài chính và các yếu tố đảm bảo cho đào tạo, huấn luyện chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay.

- Cơ chế chính sách còn chưa phù hợp, chưa thật sự gắn kết chặt chẽ đào tạo nghề với nhu cầu thị trường lao động.

+ Còn chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chưa thực sự năng động, linh hoạt trong việc cải tiến chất lượng đào tạo theo hướng cung cầu.

+ Năng lực trình độ của đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế, chưa được chuẩn hóa kịp thời… thiếu những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong đào tạo nghề.

+ Tính năng động sáng tạo chưa cao, chưa bắt kịp với yêu cầu phát triển của thị trường và xã hội để chủ động trong việc chọn nghề và quyết định quy mô tuyển sinh cũng như tổ chức quá trình đào tạo.

+ Quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo mới tập trung vào một số nghề đã có sẵn các điều kiện đảm bảo (giáo viên, phòng học, xưởng trường, trang thiết bị dạy học…), chủ yếu các nghề truyền thống hoặc đào tạo theo những khả năng đã và vốn có, chưa tập trung vào đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động - việc làm…

+ Đội ngũ cán bộ giáo viên chưa đồng bộ, chưa tương xứng với nhiệm vụ và quy mô đào tạo của nhà trường…

+ Chưa kết hợp chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học của giáo viên, sinh viên… nội dung thi, kiểm tra còn chưa đồng bộ thiếu tính thống nhất trong toàn trường.

59

Kết luận chƣơng 2

Trong chương 2 này đã giải trình các vấn đề sau:

Khái quát về Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo, quá trình xây dựng và phát triển và trưởng thành của nhà trường để làm cơ sở nghiên cứu, áp dụng luận văn.

Từ các kết quả điều tra khảo sát đã nêu ra được thực trạng đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn tại trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo chỉ mới ở mức trên trung bình, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Cũng từ việc phân tích, tổng hợp các số liệu điều tra khảo sát bằng phiếu điều tra đã cho thấy rõ thực trạng công tác quản lí đào tạo nghề Nhà hang – Khách sạn. Từ kết quả nghiên cứu này, kết hợp với những cơ sở lí luận của chương 1 để tiếp tục chương 3 đề xuất các biện pháp quản lí để nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề Nhà hàng –Khách sạn.

60

CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG

NGHỀ TRẦN HƢNG ĐẠO

3.1. Định hƣớng phát triển của trƣờng Cao đẳng nghề Trần Hƣng Đạo trong giai đoạn hiện nay

Nhằm mục tiêu phát triển ngang tầm với các trường đại học, cao đẳng trong khu vực, phục vụ yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có cơ hội tiếp cận giáo dục đại học, góp phần xây dựng xã hội học tập trong điều kiện hội nhập quốc tế và sự phát triển của xã hội, nhà trường đã đưa ra một số định hướng phát triển cụ thể như sau:

3.1.1 .Định hướng phát triển Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo

3.1.1.1. Xây dựng Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo “Đồng bộ - Hiện đại – Đón đầu” với nhiệm vụ:

Thứ nhất là, tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề, nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho người học có khả năng tìm được việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động;

Thứ hai là, tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo qui định của pháp luật; Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề; tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại các doanh nghiệp và phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề;

Thứ ba là, tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư là, thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

- Thứ năm là, đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nhà nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao

61

động đi làm việc ở nước ngoài theo qui định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

3.1.1.2. Các chiến lược cụ thể:

- Chiến lược phát triển đào tạo: Mục tiêu là đào tạo nguồn nhân lực ở các cấp trình độ từ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp đạt trình độ cao về tay nghề và trình độ Tiếng Anh đáp ứng yêu cầu của sản xuất trong nước và xuất khẩu lao động.

- Chiến lược phát triển đội ngũ: Mục tiêu là xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, gắn bó với nhà trường, luôn theo kịp với những yêu cầu của thời đại, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường đặt ra trong từng giai đoạn.

- Chiến lược phát triển cơ sở vật chất: Mục tiêu là tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng diện tích mặt bằng hiện có, đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ đáp ứng nhu cầu đào tạo , nghiên cứu khoa học.

- Chiến lược phát triển quan hệ hợp tác: Mục tiêu là hợp tác toàn diện, có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đặc biệt là hợp tác đào tạo với các trường Đại học trong nước và các viện nghiên cứu khoa học.

- Xúc tiến dự án xây dựng cơ sở 2 của nhà trường tại Xã Đại Mạch, Huyện Đông Anh, Hà Nội với diện tích đất 4,5ha.

- Xây dựng mới giảng đường và ký túc xá cho học sinh sinh viên, khu nhà ở cho giáo viên. Cải tạo và nâng cấp hệ thống phòng học đáp ứng được yêu cầu của việc triển khai đào tạo theo tín chỉ.

- Bổ xung trang thiết bị cho các xuởng thực hành chuyên ngành theo hướng hiện đại hóa các trang thiết bị, tiếp cận với yêu cầu phát triển của thực tiễn. Xây dựng thêm các phòng thực hành cho nhà hàng, khách sạn.

- Tăng cường bổ xung đầu sách cho Thư viện và triển khai xây dựng thư viện điện tử.

3.1.2. Định hướng đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn tại Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo nghề Trần Hưng Đạo

Thực hiện Quyết định 1477/QĐ-BLĐTBXH ngày 20/10/2012 về việc phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm giai đoạn 2012 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo được

62

phê duyệt nghề Quản trị khách sạn là nghề trọng điểm quốc tế và nghề Kỹ thuật chế biến món ăn là nghề trọng điểm cấp độ ASEAN. Định hướng chiến lược của Nhà trường là đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có đủ kiến thức và kỹ năng ở trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề chuyên ngành Bàn – Buồng – Bar – Kỹ thuật chế biến món ăn tại các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hang, kể cả khách sạn và nhà hàng cao cấp với các tiêu chí sau đây:

3.1.2.1.Về chuyên môn: a. Trình độ hiểu biết :

- Sau khi ra trường, người lao động có kiến thức cơ bản về kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ Bàn - Bar tại các khách sạn, nhà hàng, có khả năng giao tiếp với trình độ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp thành thạo về nghe và nói. Mặt khác, người lao động được trang bị các kiến thức cơ bản về hoạt động Du lịch và các lĩnh vực liên quan như lịch sử, văn hóa, nghệ thuật ẩm thực, kỹ năng giao tiếp, tâm lý du khách...

b. Kỹ năng nghề nghiệp :

Người lao động được thực hành theo các mức từ thấp tới cao tại phòng học mẫu, khách sạn thực hành và các khách sạn nhà hàng cao cấp khác để khi ra trường có được kỹ năng thành thạo phục vụ các loại tiệc, phục vụ các món ăn, phục vụ đồ uống, phục vụ đúng quy trình quy cách. Mặt khác, người lao động còn được thực hành để có khả năng tổ chức điều hành một ca hoặc một tổ phục vụ.

3.1.2.2.Về phẩm chất đạo đức :

Người lao động cần có:

a. Phẩm chất : Trung thực, lịch sự, văn minh, hiếu khách, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, chủ động, sáng tạo;

b) Tác phong : Nhanh nhẹn, năng động, chính xác.

Để thực hiện chiến lược đào tạo này, Nhà trường phải căn cứ vào khung chương trình đào tạo nghề cấp độ quốc tế được Tổng cục dạy nghề cho phép để xây dựng giáo trình riêng của Nhà trường. Bên cạnh đó, chiến lược phát triển đội ngũ (bao gồm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, quản lý và giáo viên) trong nước và quốc tế được xây dựng và triển khai đồng bộ với hệ thống cơ sở thiết bị dạy nghề hiện đại theo chuẩn đã được ban hành.

63

3.2. Các nguyên tắc đề xuất

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp cần được xây dựng trên cơ sở kế thừa được những điểm mạnh, khắc phục được các điểm yếu của những biện pháp đang thực hiện tận dụng tối đa việc kết hợp các biện pháp cũ đang áp dụng có hiệu quả với các biện pháp mới có tính đột phá để tạo thành một bước nhảy mới về chất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Mỗi biện pháp đưa ra để giải quyết một nhiệm vụ nhất định phải nằm trong một hệ thống các biện pháp đã có và sẽ có nhằm đạt mục tiêu chung. Các biện pháp phải tạo ra sự đồng bộ, nhất quán, tránh được sự chồng chéo trong tổ chức thực hiện. Việc thực hiện các biện pháp sẽ phát huy được tính “trồi” trong hệ thống, đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lí.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đề xuất phải dựa trên cơ sở tính toán, cân nhắc đầy đủ các điều kiện: con người, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí, thời gian... nhằm đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả. Một biện pháp phù hợp với thực tế là biện pháp có tính khả thi cao. Mặt khác cũng phải đảm bảo cho việc thực hiện biện pháp với chi phí (nhân lực, vật lực) ít nhất, lại đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện cho phép.

3.3. Biện pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn

3.3.1. Biện pháp thứ 1: Quản lí, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về lý thuyết, có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề. tay nghề cao đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề.

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp.

Nhằm giúp các cán bộ quản lí xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo đồng bộ, có trình độ lí thuyết sâu rộng, có trình độ tay nghề cao và đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức của người giáo viên.

3.3.1.2. Nội dung của biện pháp.

- Lập kế hoạch về nhu cầu tuyển dụng.

- Thường xuyên lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên.

- Tạo điều kiện, khuyến khích giáo viên học tập ở trình độ cao hơn, tự học, tự bồi dưỡng.

64

- Liên kết đào tạo tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho giáo viên thường xuyên có cơ hội rèn luyện tay nghề.

- Khuyến khích giáo viên phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chế tạo đồ dùng dạy học, sáng tạo và áp dụng kiến thức tin học vào bài giảng.

- Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, truyền thụ kiến thức kỹ năng, thái độ cho người học, có lòng yêu thương người học thì có thể sáng tạo ra sản phẩm tốt, đó là học sinh sau khi ra trường có khả năng làm việc, đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, yêu cầu của thị trường lao động.

- Cán bộ quản lí là những người chỉ đạo, đôn đốc, giám sát mọi hoạt động của Khoa, Tổ chuyên môn nhằm thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của đơn vị, nó quyết định đến chất lượng đào tạo nghề và sự phát triển, thương hiệu của Khoa, của Nhà trường. Vì vậy xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên là một trong những nhiện vụ quan trọng của Khoa và Nhà trường.

- Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề Nhà hàng- Khách sạn có chất lượng phục vụ cho thị trường lao động, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường, khoa Du lịch-Khách sạn có nhiệm vụ lập kế hoạch xây dựng, bổ xung đội ngũ giáo viên cả lí thuyết và thực hành. Đồng thời phải có kế hoạch cụ thể bồi dưỡng các cán bộ quản lí, giáo viên cập nhật kiến thức mới, tiếp cận thiết bị, công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất trong lĩnh vực giảng dạy.

Nội dung của công tác đào tạo, bồi dưỡng bao gồm:

Sơ đồ 3.1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí giảng viên

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí giảng viên

Tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống Chuyên môn nghiệp vụ Văn hóa ngoại ngữ Nghiên cứu khoa học Năng lực công tác

65

3.3.1.3. Cách tổ chức thực hiện.

Muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi, ở đâu có trò giỏi thì ở đó phải có thầy giỏi, do đó đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định cho chất lượng đào tạo. Thực

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng khách sạn tại trường cao đẳng nghề trần hưng đạo (Trang 57)