Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng khách sạn tại trường cao đẳng nghề trần hưng đạo (Trang 34)

+ Xu thế toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế Quốc tế đem lại nhiều thời cơ và cũng nhiều thách thức to lớn đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tích cực đổi mới về chiến lược và sách lược trong đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

+ Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nghề nghiệp ở Việt nam. Quá trình tăng cường hợp tác khu vực ASEAN và các nước trên thế giới đã và đang đặt ra những yêu cầu mới không chỉ về kinh tế mà cả về giáo dục đặc biệt là về đào tạo nguồn nhân lực theo các chuẩn mực đào tạo khu vực và quốc tế.

+ Tiến bộ KHCN và những đổi mới về tổ chức, quản lý sản xuất-dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực KTXH cũng đặt ra những yêu cầu mới về cơ cấu và chất lượng đào tạo nhân lực nói chung và đào tạo nghề nghiệp nói riêng.

- Nhận thức về đào tạo nghề của xã hội đã có một bước chuyển đổi nhảy vọt, xã hội đã quý trọng tay nghề, người công nhân kỹ thuật có khả năng và cơ hội tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn, sức lao động đã được đề cao hơn.

- Yêu cầu mới đối với công tác quản lí đào tạo nghề nhằm mang lại hiệu quả và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đó là tăng nhanh tỷ trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ, do vậy trong tình hình mới mỗi nhà trường đều phải tự đánh giá chất lượng quá trình đào tạo nghề để từ đó có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp nhằm làm cho kỹ năng tay nghề, khả năng chuyên môn ngang tầm với quốc tế và khu vực đó là nhanh chóng đưa Việt Nam nói chung

35

và các cơ sở đào tạo nói riêng sớm hoà nhập, tiếp cận với sự phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch trong khu vực và trên thế giới.

- Cơ chế, chính sách của Nhà nước, sự quan tâm đầu tư các nguồn lực cho đào tạo nghề. Hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục đào tạo, dạy nghề.

Tiểu kết chƣơng 1

Qua tìm hiểu lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước, đề tài luận văn đã xác định được các vấn đề lí luận cơ bản:

Quản lí đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn là một quá trình tổ chức lập kế hoạch, điều khiển, kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn của nhà trường và khoa theo kế hoạch và chương trình nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo.

Nội dung của quản lí đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn là quản lí mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, quản lí việc tổ chức thực chương trình đào tạo, quản lí các hoạt động đào tạo, tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo, và cuối cùng là quản lí cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn.

Trong quản lí đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn thì có những yếu tố khách quan, bên ngoài cũng như các yếu tố chủ quan của nhà trường ảnh hương rất lớn đến quản lí đào tạo nghề. Nếu biết nắm bắt các cơ hội, hạn chế được tối đa các yếu tố bất lợi, tiêu cực và phát huy được những yếu tố tích cực, có lợi thì quá trình đào tạo nghề trong nhà trường sẽ phát huy tối đa hiệu quả góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo nghề.

Trong chương này, luận văn đã nêu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, làm rõ các khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài, phân tích các cơ sở khoa học của việc quản lý đào tạo nghề, nêu ra một số lí luận, tác động tích cực về quản lí đào tạo nghề góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề Nhà hàng-Khách sạn ở Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo nói riêng, phục vụ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội.

36

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TRẦN HƢNG ĐẠO 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.1.1. Mục đích

Để đánh giá thực trạng và xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất mới các biện pháp quản lí đào tạo nghề Nhà hàng-Khách sạn của Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo, tác giả tổ chức điều tra khảo sát lấy số liệu, từ đó phân tích đánh giá để chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, bất cập và thách thức trong công tác quản lý; Từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn của Nhà trường đáp ứng với định hướng đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước.

2.1.2. Nội dung điều tra khảo sát

Các nội dung điều tra khảo sát tập trung vào thực trạng đào tạo nghề và các biện pháp quản lý đào tạo nghề Nhà hàng-Khách sạn của Trường và của Khoa Du lịch – Khách sạn, các yếu tố ảnh hưởng cũng như những thuận lợi khó khăn trong việc thực hiện quản lí đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

Từ mục đích và nội dung điều tra khảo sát, thiết kế mẫu phiếu điều tra theo từng nội dung cần khảo sát, đưa phiếu điều tra đến cán bộ quản lí, giáo viên để điều tra lấy ý kiến đóng góp của từng người, từ đó dùng các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, tính toán phân tích số liệu để đánh giá các hoạt động đào tạo và các biện pháp quản lí hiện hành.

2.1.4. Địa bàn và đối tượng khảo sát

2.1.4.1. Địa bàn khảo sát

Cán bộ, giáo viên, của Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo và một số trường nghề; một số Khách sạn, Nhà hàng trên địa bàn Hà Nội, Thái Bình, Bắc Giang. (Trường Cao đẳng nghề Bắc giang, trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt Hàn Bắc Giang, khách sạn Dầu khí Thái Bình, nhà hàng Hương Cau thành phố Thái Bình…)

37

Để đánh giá thực trạng quản lý đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn ở Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo, do hạn chế về thời gian và một số điều kiện khác nhau, tác giả đã tiến hành khảo sát ở 3 nhóm đối tượng sau :

+ Nhóm 1 : Gồm 30 cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy tại trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo.

+ Nhóm 2 : Gồm 50 cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy tại một số trường nghề ở Hà Nội, Bắc Giang.

+ Nhóm 3 : Gồm 20 cán bộ quản lý các doanh nghiệp có sử dụng lao động là học sinh nghề Nhà hàng – Khách sạn của trường.

2.4.1.3. Nội dung khảo sát

Công tác khảo sát được tiến hành tập trung vào các nội dung sau : * Khảo sát Nhóm 1 :

- Nhận thức và đánh giá các biện pháp quản lý đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn của nhà trường.

- Ý kiến đánh giá về hiệu quả quản lý công tác đào tạo nghề Nhà hàng - Khách sạn của nhà trường.

- Mức độ cần thiết và khả thi của một số biện pháp quản lí đào tạo nghề Nhà hàng - Khách sạn của trường nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

* Khảo sát Nhóm 2 :

- Nêu ý kiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn của nhà trường.

- Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn.

* Khảo sát Nhóm 3 :

- Đưa ra các tiêu chuẩn yêu cầu đối với nghề Nhà hàng – Khách sạn. - Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn của trường nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

38

2.2. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề Nhà hàng - Khách sạn của trƣờng Cao đẳng nghề Trần Hƣng Đạo

2.2.1. Giới thiệu về Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo

Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo là cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập được thành lập theo Quyết định 1229/QĐ-LĐTBXH ngày 16 tháng 09 năm 2008 do Bộ Trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Trụ sở hoạt động của Trường tại: Phú Mỹ – Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội.

Nhà trường có nhiệm vụ đào tạo nghề cho học sinh, sinh viên có chất lượng thực hành cao, có phẩm chất của người lao động mới, có tác phong lao động công nghiệp. Nhà trường đang từng bước phấn đấu xây dựng là cơ sở đào tạo nghề có thương hiệu trong cả nước và khu vực, xứng đáng được mang tên Đức Thánh Trần

Hưng Đạo.

Cơ cấu tổ chức của trường gồm có : Hội đồng quản trị (có 7 thành viên), Hội đồng cố vấn (có 3 thành viên), Ban giám hiệu (có Hiệu trưởng và 01 Phó hiệu trưởng ), các phòng nghiệp vụ (Phòng TC - HC, Phòng Kế toán, Phòng Đào tạo, Phòng công tác HSSV) và các khoa chuyên môn (Khoa môn cơ bản, Khoa Kế toán – Tài chính, Khoa Công nghệ thông tin, Khoa Khách sạn – Du lịch). Các đơn vị trực thuộc như: Trung tâm tuyển sinh và tư vấn việc làm, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, Công ty TNHH PN Toàn Cầu, Xưởng thực hành nghề. Trong Nhà trường còn thành lập các tổ chức đoàn thể như Chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức Công đoàn với chức năng nhiệm vụ quy định và thường xuyên phối hợp với chính quyền để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đề ra.

Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo được Bộ LĐTB&XH giao chỉ tiêu đào tạo hệ chính qui: Cao đẳng nghề (học 3 năm); Trung cấp nghề (học 2 năm) với các nghề sau: Kế toán doanh nghiệp, Lập trình máy tính, Thiết kế đồ họa, Tin học văn phòng, Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính, Kỹ thuật chế biến món ăn, Quản trị khách sạn, Hàn, Cắt gọt kim loại. Ngoài ra nhà Trường còn đào tạo các nghề ngắn hạn từ 03 đến 06 tháng, với các nghề sau: Kế toán máy, Kế toán thuế, Kế toán tổng hợp, Nấu ăn, Làm bánh, Kỹ thuật pha chế đồ uống, Dịch vụ quầy Bar, Lưu trú buồng, Thiết kế Website, Làm phim hoạt hình, Sửa chữa máy tính, Sửa chữa điện thoại di động…

39

Ngoài nhiệm vụ đào tạo nghề theo quy định, hiện nay Nhà Trường đang liên kết và phối hợp đào tạo với các trường đại học, các doanh nghiệp như: Liên kết với Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 trong việc đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng cho giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở lên đại học theo hình thức vừa học vừa làm; Liên kết với Trường Đại học Quản trị Kinh doanh Hà Nội trong việc đào tạo kế toán, tài chính từ trình độ trung cấp lên đại học; Liên kết với Trường Đại học Điện lực để đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề lên trình độ đại học. Liên kết với các doanh nghiệp như: Công ty cổ phần kỹ nghệ Phúc Anh trong việc đưa học sinh đi thực tập và thực hành nghề Công nghệ thông tin, kế toán; Liên kết với Công ty Cổ phần Biển Bạc và Hiệp hội an ninh chuyên nghiệp Châu Á trong việc đào tạo nghề Thiết bị an ninh; Liên kết với khách sạn, nhà hàng Điểm hẹn, Thăng Long, Nhà hàng Thủy Tạ... trong việc thực tập nghề cho học sinh học quản trị khách sạn và Kỹ thuật chế biến món ăn. Các liên kết này đã tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện tay nghề cũng như tìm việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.

2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn

2.2.2.1. Thực trạng nội dung chương trình và thời gian đào tạo

- Đối với hệ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề, Nhà trường tổ chức đào tạo theo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội ban hành phù hợp với quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung dạy nghề. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức xây dựng chương trình khung cao đẳng nghề, trung cấp nghề. Chương trình khung dạy nghề sau khi được thẩm định sẽ được Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương ký quyết định ban hành. Chương trình dạy nghề bắt buộc gồm các môn học chung (chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, tin học, ngoại ngữ); các môn cơ sở nghề và các môn chuyên nghề. Số tiết của chương trình dạy nghề bắt buộc chiếm từ 75% đến 85% chương trình đào tạo nghề. Cụ thể đối với các nghề Nhà hàng - khách sạn như sau:

40

Bảng 2.1. Ngành nghề đào tạo và thời gian đào tạo theo chƣơng trình khung của Bộ LĐTB&XH

TT Nghề/hệ đào tạo Chƣơng trình đào tạo Chƣơng trình khung của Bộ Số tiết Tỷ lệ Số tiết tỷ lệ

1 Kỹ thuật chế biến món ăn

(hệ Cao đẳng nghề)

3750 100% 3090 82,4%

2 Kỹ thuật chế biến món ăn

(hệ Trung cấp nghề) 2550 100% 2010 78,8% 3 Quản trị khách sạn (hệ Cao đẳng nghề) 3825 100% 2940 76,9% 4 Quản trị khách sạn (hệ Trung cấp nghề) 2805 100% 2175 77,5%

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo năm 2012)

- Bên cạnh chương trình khung bắt buộc của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Nhà trường tự xây dựng chương trình đào tạo tự chọn đối với các nghề khác nhau sao cho phù hợp với mục tiêu đào tạo và thị trường lao động. Chương trình đào tạo tự chọn chiếm từ 15% đến 25% chương trình dạy nghề. Chương trình tự chọn sau khi được hội đồng thẩm định cấp trường duyệt sẽ được tổng hợp cùng chương trình khung tự chọn của bộ để thành Chương trình đào tạo nghề của Trường, được Hiệu trưởng ra quyết định ban hành và được báo cáo lên Vụ đào tạo - Tổng cục dạy nghề.

Bảng 2.2. Ngành nghề đào tạo và thời gian đào tạo các môn tự chọn

TT Nghề/hệ đào tạo Chƣơng trình đào tạo Chƣơng trình tự chọn của Trƣờng Số tiết Tỷ lệ Số tiết tỷ lệ

1 Kỹ thuật chế biến món ăn

(hệ Cao đẳng nghề)

3750 100% 660 17,6%

41 (hệ Trung cấp nghề) 3 Quản trị khách sạn (hệ Cao đẳng nghề) 3825 100% 885 23,1% 4 Quản trị khách sạn (hệ Trung cấp nghề) 2805 100% 630 22,5%

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo năm 2012)

- Ngoài ra nội dung các chương trình sơ cấp nghề, chương trình ngắn hạn bồi dưỡng nghề Nhà hàng - khách sạn khác như: chế biến món ăn, pha chế đồ uống, lễ tân, phục vụ bàn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý... được xây dựng và tổ chức đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.

2.2.2.1. Đánh giá của CBQL và GV về hoạt động đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn ở trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo

Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng chƣơng trình đào tạo nghề Nhà hàng - Khách sạn

STT NỘI DUNG KHẢO SÁT ĐIỂM

SỐ TB

THỨ BẬC

1 Mục tiêu chương trình rõ ràng, thống nhất 3,00 1

2 Nội dung, chương trình đào tạo theo yêu cầu thị trường 2,26 4

3 Kế hoạch đào tạo cụ thể, thống nhất 2,53 3

4 Tỷ lệ thời lượng môn học cân đối, hợp lý 2,56 2

X 2,59

Qua bảng 2.3 cho thấy đánh giá thực trạng nội dung chương trình đào tạo chỉ ở mức trên trung bình (điểm TB = 2,59). Nội dung chương trình đào tạo theo yêu cầu thị trường đánh giá thấp nhất (điểm số TB = 2,26) với bậc 4, cho thấy nội dung chương trình chưa thật sự đáp ứng với yêu cầu của thị trường, cần phải thay đổi nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp, không đào tạo những gì mình có, phải đào tạo những gì thị trường cần.

Mục tiêu đào tạo được đánh giá cao nhất với (điểm số TB = 3,00), xếp thứ nhất tức là mục tiêu đã được đề ra đúng với yêu cầu, cần phải thực hiện tốt mục tiêu

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng khách sạn tại trường cao đẳng nghề trần hưng đạo (Trang 34)