Biện pháp thứ 1: Quản lí, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về lý thuyết, có

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng khách sạn tại trường cao đẳng nghề trần hưng đạo (Trang 63)

tay nghề cao đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề.

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp.

Nhằm giúp các cán bộ quản lí xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo đồng bộ, có trình độ lí thuyết sâu rộng, có trình độ tay nghề cao và đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức của người giáo viên.

3.3.1.2. Nội dung của biện pháp.

- Lập kế hoạch về nhu cầu tuyển dụng.

- Thường xuyên lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên.

- Tạo điều kiện, khuyến khích giáo viên học tập ở trình độ cao hơn, tự học, tự bồi dưỡng.

64

- Liên kết đào tạo tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho giáo viên thường xuyên có cơ hội rèn luyện tay nghề.

- Khuyến khích giáo viên phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chế tạo đồ dùng dạy học, sáng tạo và áp dụng kiến thức tin học vào bài giảng.

- Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, truyền thụ kiến thức kỹ năng, thái độ cho người học, có lòng yêu thương người học thì có thể sáng tạo ra sản phẩm tốt, đó là học sinh sau khi ra trường có khả năng làm việc, đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, yêu cầu của thị trường lao động.

- Cán bộ quản lí là những người chỉ đạo, đôn đốc, giám sát mọi hoạt động của Khoa, Tổ chuyên môn nhằm thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của đơn vị, nó quyết định đến chất lượng đào tạo nghề và sự phát triển, thương hiệu của Khoa, của Nhà trường. Vì vậy xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên là một trong những nhiện vụ quan trọng của Khoa và Nhà trường.

- Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề Nhà hàng- Khách sạn có chất lượng phục vụ cho thị trường lao động, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường, khoa Du lịch-Khách sạn có nhiệm vụ lập kế hoạch xây dựng, bổ xung đội ngũ giáo viên cả lí thuyết và thực hành. Đồng thời phải có kế hoạch cụ thể bồi dưỡng các cán bộ quản lí, giáo viên cập nhật kiến thức mới, tiếp cận thiết bị, công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất trong lĩnh vực giảng dạy.

Nội dung của công tác đào tạo, bồi dưỡng bao gồm:

Sơ đồ 3.1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí giảng viên

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí giảng viên

Tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống Chuyên môn nghiệp vụ Văn hóa ngoại ngữ Nghiên cứu khoa học Năng lực công tác

65

3.3.1.3. Cách tổ chức thực hiện.

Muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi, ở đâu có trò giỏi thì ở đó phải có thầy giỏi, do đó đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định cho chất lượng đào tạo. Thực trạng đội ngũ giáo viên của khoa còn thiếu về số lượng, chất lượng còn hạn chế, chính vì vậy để nâng cao chất lượng đào tạo thì công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng.

Tháng 6/2012, Chiến lược phát triển GD giai đoạn 2011-2020 đã được được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và ký ban hành về định hướng phát triển GD của Viê ̣t nam trong 10 năm tới . Để đạt được mục tiêu chiến lược, cần thực hiện tốt 8 giải pháp, trong đó các giải pháp Đổi mới quản lý giáo dục là giải pháp đột phá và giải pháp Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là giải pháp then chốt.

- Trên cơ sở phân tích các yếu tố trên, Khoa có kế hoạch đề xuất Nhà trường tuyển dụng mới các giáo viên dạy lí thuyết và thực hành cũng như nguồn cán bộ quản lí trong tương lai. Phải lập được kế hoạch ngắn hạn đến năm 2015, kế hoạch dài hạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo phù hợp với thời gian của quá trình CNH-HĐH đất nước.Việc tuyển chọn phải công khai, dân chủ dựa trên các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, sức khỏe, đạo đức chính trị, gắn bó với nghề, cam kết làm việc lâu dài tại khoa. Đối với công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, khoa căn cứ vào điều kiện của từng thành viên sắp xếp lịch công tác, giảng dạy cho phù hợp để thường xuyên cử cán bộ quản lí đi học tập nâng cao trình độ, tham gia các khóa huấn luyện, học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hoặc đi thực tế tại các doanh nghiệp, cơ sở có sử dụng nhiều sinh viên tốt nghiệp của khoa, tìm hiểu khả năng làm việc và những kiến nghị, đóng góp ý kiến của các em, của đơn vị về chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo của khoa để từ đó nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp trong điều kiện cho phép và thực tiễn. Nếu điều kiện cho phép có thể cử cán bộ quản lí, giáo viên đi tập huấn, học tập dài hạn tại nước ngoài, nhất là các nước có kinh nghiệm trong đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn như Thụy sĩ, Italia, Pháp…Đây là dịp tốt để nâng cao trình độ của các cán bộ quản lí, cập nhật kiến thức mới, tiếp cận công nghệ thiết bị hiện đại cho giáo viên giúp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề phù hợp với xu thế phát triển chung của các nước trong

66

khu vực và thế giới khi Việt nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

- Xây dựng kế hoạch, tham mưu cho Ban giám hiệu, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, điều đó có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo, đồng thời nâng cao năng lực, phẩm chất của người thầy đối với nghề nghiệp. Mỗi thầy cô cần tự giác, có tinh thần trách nhiệm thực sự coi trọng việc nâng cao trình độ của bản thân, là yếu tố giữ được thương hiệu của nhà trường.

- Liên hệ cho giáo viên tập huấn tại các cơ sở dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, nhất là các cơ sở đang áp dụng các tiêu chuẩn phục vụ cao cấp.

- Phát động phong trào thi đua dạy giỏi bằng hình thức tổ chức hội giảng hàng năm, tổ chức cho giáo viên tham gia hội giảng ở cấp Thành phố, cấp Bộ, và giáo viên dạy nghề toàn quốc. Tổ chức cho giáo viên dự giờ lẫn nhau để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, khắc phục hạn chế cho những giáo viên còn yếu, giáo viên mới ra trường.

- Thường xuyên khuyến khích giáo viên phát huy sáng kiến trong việc chế tạo phương tiện, đồ dùng dạy học có tính thực tiễn cao, có hình thức khen thưởng xứng đáng cho các sáng kiến được áp dụng.

- Tăng cường mua sắm trang thiết bị thực tập hiện đại, mua bổ xung các loại đầu sách chuyên ngành, tạp chí chuyên ngành, tạo điều kiện cho giáo viên cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn để tập thể giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, trình độ chuyên môn, tay nghề giúp nhau cùng tiến bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng khách sạn tại trường cao đẳng nghề trần hưng đạo (Trang 63)