Biện pháp thứ 3: Quản lí phương pháp, nội dung giảng dạy theo hướng tăng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng khách sạn tại trường cao đẳng nghề trần hưng đạo (Trang 70)

tăng cường kỹ năng thực hành nghề.

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp.

Nâng cao hiệu quả hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo. Tập trung vào công tác điều chỉnh nội dung giảng dạy, đổi mới và áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến hiện đại; Cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên, giúp đỡ sinh viên tìm ra biện pháp thích hợp gây hứng thú trong học tập, trong thực tập, thực hành để khi các em tốt nghiệp ra trường có thể làm việc tốt nghề các em đã được đào tạo.

3.3.3.2. Nội dung của biện pháp.

- Bồi dưỡng kỹ năng quản lí toàn diện cho cán bộ lãnh đạo khoa, tổ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên thông qua việc xây dựng kế hoạch giảng dạy môn học, lịch báo giảng hàng tuần, soạn giáo án, chuẩn bị phương pháp phương tiện dạy học.

- Thực hiện giờ lên lớp, tổ chức hoạt động học và tự học của sinh viên,

- Đối với sinh viên quản lí giờ học tập trên lớp, tự học, thực tập, thực hành tại xưởng và ở các cơ sở dịch vụ, thực tập tốt nghiệp.

3.3.3.3. Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp.

- Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên phải xuất phát từ quản lí chương trình, kế hoạch giảng dạy, thực hiện qui chế chuyên môn, tổ chức dự giờ, thao giảng, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên và việc áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại có hiệu quả trong đào tạo nghề,

- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chương trình, nội dung học để đạt được mục tiêu trong công tác giảng day. Đây là pháp lệnh của Nhà nước, Bộ LĐTB&XH

71

được nhà nước giao trách nhiệm quản lí. Chương trình học thể hiện : Vị trí, mục đích, yêu cầu của môn học, xác định yêu cầu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, hành vi… Nội dung môn học có phần học, chương bài, kế hoạch thời gian (số tiết học, qui định số tiết dành cho từng chương, từng bài cũng như số tiết dành cho ôn tập, kiểm tra, thực hành….

- Để thực hiện chương trình và kế hoạch học tập, trưởng khoa cũng như các cán bộ quản lí cần tập trung vào những vấn đề chính sau :

+ Hiểu thấu đáo nguyên tắc xây dựng chương trình, nội dung kiến thức từng môn học, phân phối chương trình của người biên soạn chương trình (chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, quyết định cho thực hiện)

+ Lên kế hoạch giảng dạy từng môn học, từng học phần, phân công công cho giáo viên phụ trách trên cơ sở khả năng, năng lực, nguyện vọng của giáo viên, những vấn đề chính phân công cho giáo viên giảng dạy dựa vào khả năng, năng lực có thể đảm nhiệm. Phải có kế hoạch dự phòng khi có sự thay đổi về nhân sự như là giáo viên chuyển công tác, nghỉ chế độ hoặc những lí do khác, phải có giáo viên thay thế kịp thời.

+ Xây dựng, lập thời khóa biểu cho từng học kỳ, và cả năm học, chuẩn bị lịch trình giảng dạy, sổ đầu bài, lịch kiểm tra, lịch thi học kỳ, thi hết năm học, thi tốt nghiệp ra trường.

+ Thường xuyên quan tâm việc chấp hành kỷ luật lao động, vào lớp đúng giờ, không vào muộn ra sớm, đặc biệt là bỏ giờ lên lớp.

+ Các tổ bộ môn thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn, bổ sung, sưu tầm tài liệu, phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy, tập trung nghiên cứu các vấn đề khó, những vấn đề mới xuất hiện như : có thiết bị mới hiện đại, tinh xảo, công nghệ cao có liên quan đến lĩnh vức đào tạo mà ở trường chưa có. Khoa cần liên hệ với cơ sở đang sở hữu các thiết bị hiện đại công nghệ tiên tiến để cung cấp tài liệu hướng dẫn để nghiên cứu, tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham quan tìm hiểu, giáo viên thực hành được trực tiếp điều khiển các thiết bị này, từ đó nghiên cứu cách hướng dẫn sinh viên thực hành, khi ra trường các em không bị bỡ ngỡ với các thiết bị mới. Trong trường hợp có thể, khoa mời các chuyên gia

72

đến giới thiệu, hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên của khoa hoặc sinh viên năm cuối tham dự.

+ Quản lí chặt chẽ việc thực hiện qui chế chuyên môn do Bộ và Trường ban hành.

+ Thực hiện qui chế nề nếp chuyên môn. + Qui chế đánh giá xếp loại sinh viên.

+ Qui chế sinh viên được lên lớp, lưu ban, khen thưởng, kỷ luật + Các qui định, nội qui của nhà trường đối với giáo viên và sinh viên. + Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp.

- Xây dựng kế hoạch dự giờ, thao giảng : Việc tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm giờ học, tiết học là yếu tố rất quan trọng để đánh giá trình độ của giáo viên và chất lượng giờ học, đồng thời giúp đồng nghiệp khác rút kinh nghiệm. Giờ học - giờ thực hành là yếu tố cơ bản quan trọng có tính chất quyết định kết quả và chất lượng dạy nghề, nó chiếm phần lớn thời gian của quá trình đào tạo. Trong giờ lên lớp mỗi hành vi, cử chỉ, thái độ của giáo viên thể hiện trước sinh viên có ảnh hưởng rất lớn đến việc góp phần hình thành nhân cách cho sinh viên, truyền thụ kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng, hình thành phương pháp học tập.

- Muốn có giờ dạy tốt, có hiệu quả, người giáo viên phải bỏ ra nhiều công sức trong công tác soạn bài, chuẩn bị giáo án tốt và mội phương tiện hỗ trợ khác nhằm mục đích truyền thụ cho sinh viên nội dung của tiết học, tri thức cần truyền thụ, kỹ năng cần hình thành cho sinh viên. Do vậy dự giờ là một công việc không thể thiếu của giáo viên và cán bộ quản lí. Để việc dự giờ đạt được mục đích mong muốn cần phải quan tâm một số việc sau :

+ Phải lựa chọn các giờ dạy cần để rút kinh nghiệm, nhất là các giờ dạy có liên quan và cấp thiết đến việc cần phải đổi mới phương pháp dạy học hoặc nâng cao chất lượng môn dạy.

+ Lựa chọn giáo viên có kinh nghiệm phụ trách giờ dạy để cho đồng nghiệp học tập rút kinh nghiệm.

+ Phải tổ chức rút kinh nghiệm để tìm ra những điểm tốt cần phát huy, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Việc tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm với tình đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm chứ không biến thành một buổi phê phán, chê bai.

73

Khen thưởng động viên kịp thời những giáo viên có giờ dạy hay, hấp dẫn. Việc dự giờ được thực hiện có những hình thức khác nhau cho phù hợp với điều kiện của khoa, của tổ chuyên môn, dự giờ có báo trước để giáo viên chuẩn bị và dự giờ đột xuất.

+ Hàng năm tổ chức hội giảng để tìm ra những giáo viên dạy giỏi. Khoa có kế hoạch cụ thể lựa chọn giáo viên ở các tổ bộ môn tham gia hội giảng trên cơ sở các giáo viên bình chọn, giới thiệu một cách công khai và dân chủ, chọn đề tài thiết thực đang cần phải được nâng cao phục vụ công tác động viên phong trào dạy tốt, học tốt, đây cũng là dịp đánh giá trình độ năng lực của giáo viên, giúp giáo viên mới ra trường hoặc giáo viên có năng lực còn hạn chế học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của họ. Kết quả của các kỳ hội giảng lựa chọn giáo viên tiêu biểu đề nghị cấp trên khen thưởng hoặc đề nghị nâng bậc lương sớm hơn so với qui định, được nhận các danh hiệu thi đua hoặc có thể được cử đi tham quan, học tập ở nước ngoài.

 Quản lí hoạt động của sinh viên

+ Đặc điểm chung sinh viên của nhà trường và khoa là tất cả sinh viên đều là những học sinh tốt nghiệp THPT hầu như đã tham gia các kỳ tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng nhưng không đủ điểm để vào học tại các trường Đại học, trình độ học tập của các em phần lớn là trung bình khá, trung bình, cá biệt có những em học sinh dưới trung bình. Cũng có nhiều sinh viên cho rằng vào học nghề ở trường Cao đẳng nghề là con đường cuối cùng phải lựa chọn, cho nên động cơ học tập chưa xác định đúng mức hoặc chờ đợi các thời cơ của năm sau. Vì vậy công tác quản lí học tập của sinh viên ở khoa có nét đặc thù riêng so với các trường Đại học và Cao đẳng.

+ Để sinh viên có động cơ học tập đúng đắn, gắn bó với nghề tương lai lựa chọn, khoa có những việc làm cụ thể sau :

- Tăng cường giáo dục động cơ thái độ học tập, phải làm cho sinh viên xác định được ngày nay việc học tập là học tập suốt đời của con người. Với cơ chế liên thông, các em có thể tiếp tục học lên cao sau này kể cả Đại học hoặc sau Đại học. Hơn nữa, các em phải hiểu không phải nhất thiết cứ phải học đại học thì cuộc đời mới thành đạt. Hiện nay rất nhiều người không học đại học, nhưng có tay nghề giỏi,

74

có óc sáng tạo, dám chấp nhận rủi ro…đã trở thành các nghệ nhân, chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thành đạt. Bởi vì có câu tiền nhân đã dạy : “Nhất nghệ tinh, Nhất thân vinh”.

- Để thực hiện công tác này có hiệu quả, có tính giáo dục cao, vào đầu năm học mới, nhất là những sinh viên mới nhập trường, khoa tổ chức một cuộc trao đổi dưới dạng “mở” để mọi cán bộ, giáo viên, sinh viên có thể tham gia diễn đàn hướng tới việc xác định học nghề tại khoa là một việc bình thường, là một sự lựa chọn phổ biến trong xã hội không chỉ ở Việt nam mà ngay ở các nước trên thế giới. Thông thường ở các nước phát triển tỉ lệ phân công lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ là 1:4:10 (Nghĩa là cứ có 1 kĩ sư, 4 trung cấp kĩ thuật, 10 công nhân lành nghề). Đây là qui luật của sự phân công lao động trong xã hội. Trong xã hội còn biết bao người làm các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như : Công nhân khai thác hầm lò, công nhân thu dọn môi trường, đánh bắt hải sản trên biển…

- Để có sức thuyết phục cao, từng thời gian, khoa tổ chức các buổi gặp mặt những sinh viên đã tốt nghiệp ra trường nay đã thành đạt trong sản xuất kinh doanh trở thành những người được xã hội đánh giá cao hoặc những doanh nhân không học đại học, cao đẳng mà vẫn trở thành những người được xã hội trân trọng.

- Đối với sinh viên, để quản lí tốt việc học, lãnh đạo khoa chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em xây dựng kế hoạch học tập (kể cả tự học). Rèn luyện cho sinh viên phương pháp học tập thông qua học tập trên lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng cách :

* Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực phát huy khả năng tư duy (kể cả khả năng tư duy phê phán), tính độc lập sáng tạo trong học tập.

* Bằng các buổi sinh hoạt lớp, khoa, giáo viên truyền đạt kinh nghiệm học tập cho sinh viên hoặc lựa chọn các sinh viên có phương pháp học tập tốt đạt kết quả cao trong học tập trao đổi kinh nghiệm với tập thể sinh viên. Phải thường xuyên kiểm tra việc học tập thể của sinh viên trên lớp (Điểm danh, kiểm tra sự chuẩn bị bài) làm động lực cho sinh viên có ý thức phấn đấu trong học tập.

* Đối với sinh viên học nghề, ngoài giờ học lí thuyết thì phần thực hành tại xưởng cần được tăng cường số giờ thực hành, đồng thời đưa sinh viên đi tham quan,

75

thực tế tại các nhà hàng, khách sạn để sinh viên sau khi ra trường bớt đi sự bỡ ngỡ với nghề mà các em đã học.

* Khoa và giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng sinh viên học giỏi, phụ đạo sinh viên học yếu, từ đó tìm ra phương pháp, giải pháp giúp đỡ sinh viên. Đối với các môn học khó, mới nhưng lại rất cần cho quá trình học tập và làm việc sau này khi tốt nghiệp ra trường, cần phải tổ chức nghiên cứu, tìm tòi phương pháp truyền đạt cô đọng, dễ hiểu, gợi mở cho các em tiếp tục tự nghiên cứu.

* Tạo nề nếp học tập tốt, kỷ luật học tập, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập. Thường xuyên phát động và duy trì các đợt thi đua trong học tập. Hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, kết thúc năm học có sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm, khen thưởng, tuyên dương những tập thể và cá nhân có thành tích học tập tốt.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng khách sạn tại trường cao đẳng nghề trần hưng đạo (Trang 70)