6. Bố cục của khóa luận
2.1.2. Bối cảnh Việt Nam thế kỷ XVI –XVIII
Bước sang thế kỷ XVI, khi thế giới đang diễn ra quá trình bành trướng về thương mại của các quốc gia phương Tây thì Đại Việt lại bước vào thời kì bất ổn về mặt chính trị. Sự khủng hoảng suy vong của vương triều Lê, thay vào đó là sự hiện
diện của nhiều thế lực phong kiến: Bắc triều của nhà Mạc, Nam triều của nhà Lê – Trịnh.
Nhà Mạc thay thế nhà Lê vào năm 1527, đánh dấu cho cuộc nội chiến kéo
dài giữa các phe phái phong kiến. “ Cơ cấu xã hội phong kiến Việt Nam tạo nên trên nền tảng những quan hệ sản xuất chiếm hữu ruộng đất của vua quan, địa chủ có một bộ máy quan liêu nặng nề khó bảo vệ, khiến cho nông dân bị bóc lột tàn khốc, mà vẫn cứ buộc chặt vào mảnh đất đã làm cho mầm mống của sức sản xuất mới không nảy nở một cách thuận tiện được” [73, tr.29].
Cục diện Nam – Bắc chấm dứt về cơ bản năm 1592 thì đất nước lại chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng chính thức làm trấn thủ Thuận Hóa, rồi từ năm 1570 kiêm trấn thủ Quảng Nam. Công cuộc khai phá đất đai, lập làng, lập ấp xứ Thuận – Quảng đến đây thực sự được đẩy mạnh. Sau khi Nguyễn Hoàng mất (1613), Nguyễn Phúc Nguyên theo lời dặn của cha đã cho tổ chức lại chính quyền, tách khỏi sự lệ thuộc chính quyền Lê – Trịnh. Mâu thuẫn trở nên gay gắt, năm 1627 Trịnh Tráng đem quân vào đánh Đàng Trong, mở đầu cuộc nội chiến diễn ra gần nửa thế kỷ (1627 – 1672). Trong thời gian đó, hai bên đánh nhau 7 lần, trong đó có một lần quân Nguyễn vượt sông Gianh tiến đánh quân Lê – Trịnh, chiếm vùng đất phía Nam sông Lam. Từ nam Nghệ An đến bắc Quảng Bình trở thành chiến trường. Sau 7 lần đánh nhau không có kết quả, Trịnh – Nguyễn ngừng chiến, lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài.
Sang thế kỷ XVII, trong bối cảnh quốc tế nhiều thuận lợi với một chính sách cai trị tương đối thoáng của chúa Nguyễn, xứ Thuận – Quảng trở nên sôi động nhất là phương diện kinh tế. Nông – lâm nghiệp phát triển trên cơ sở công cuộc khai phá đất đai, tăng diện tích canh tác và khai thác lâm – thổ sản quý; thủ công nghiệp phát triển cả về bề rộng và bề sâu với sự xuất hiện của hàng loạt làng nghề ở khu vực nông thôn và phường thủ công ở khu vực thành thị; thương nghiệp phát triển cả nội thương và ngoại thương với sự ra đời mạng lưới chợ khá dày đặc và sự hưng khởi hệ thống đô thị, từ các tụ điểm kinh tế - xã hội quy mô nhỏ đến các đô thị quy mô
lớn (Thanh Hà, Hội An, Nước Mặn, Sài Gòn). Ngoại thương Đàng Trong trong thời gian này ở một mức độ nào đó đã ra nhập và trở thành một mắt xích quan trọng của hệ thống thương mại khu vực và thế giới.
Ở Đàng Ngoài, nhờ hoạt động buôn bán tấp nập của thương nhân nước ngoài đã kích thích nội thương phát triển, kinh tế hàng hóa đã bắt đầu khởi sắc. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa biểu hiện ở số lượng các nghề thủ công tăng lên, các làng chuyên môn xuất hiện ngày càng nhiều như: Bát Tràng, Chu Đậu, Vạn Phúc, La Khê... Đặc biệt nghề làm gốm giai đoạn này rất thịnh đạt.
Cùng với sự phát triển của các nghề thủ công thì các trung tâm trao đổi hàng hoá xuất hiện nhiều hơn trước. Đó là các chợ địa phương, họp thành từng phiên nhất định như chợ Cầu, chợ Keo, chợ Sùi ở Bắc Ninh, chợ Bạc, chợ Bông, chợ Bầu ở Hưng Yên... Hàng hoá trao đổi hết sức đa dạng và phong phú, đủ các thể loại, từ vật dụng đến hàng thủ công, lâm thổ sản... Sự hình thành các trung tâm buôn bán lớn ở các đô thị vượt ra khỏi ranh giới vùng, miền trở thành đô thị mang tính liên vùng, trung tâm buôn bán của cả khu vực như Phố Hiến, Thăng Long... Nhà nước tiến hành thu thuế chợ và đặt các sở tuần ty.
Thế kỷ XVI – XVIII, đặc biệt là thế kỷ XVII, được đánh giá là thời kỳ hoàng kim trong qun hệ hải thương châu Á. Nền kinh tế Đại Việt nói chung và hoạt động thương nghiệp Đại Việt nói riêng chịu sự chi phối mạnh mẽ của hiện tượng thương mại quốc tế sôi động này.
Như vậy, trong thời gian này, thương nhân Việt Nam tuy không tham gia trực tiếp vào hệ thống buôn bán nhưng lại có vai trò tích cực trong mối quan hệ với thương nhân nước ngoài. Việt Nam là địa chỉ quan trọng, nơi gặp gỡ giao lưu, đầu mối trung chuyển của cả hai tuyến giao thương. Các tàu buôn phương Tây, Trung Hoa, Nhật Bản thường ghé lại Đại Việt trước khi tiếp tục lộ trình lên phía Bắc hoặc phía Nam. Trong lộ trình đó, ít nhiều đã ảnh hưởng tới hoạt động ngoại thương của Đại Việt với sự phồn thịnh của Hội An, Thanh Hà ở Đàng Trong và Thăng Long, Phố Hiến ở Đàng Ngoài. Thương nhân phương Tây đã thực sự tham gia vào quá
Nam Á và Đông Bắc Á đã tạo lên cho ngoại thương Việt Nam những bước khởi sắc mạnh mẽ.
Những chuyển biến về kinh tế - xã hội và đời sống chính trị đã kéo theo những chuyển biến trong tư tưởng và văn hóa. Nho giáo thời kỳ này bước vào thời kỳ suy đốn dần, không còn được độc tôn như trước. Thực trạng này được biểu hiện ở lĩnh vực giáo dục, thi cử.Các chính quyền phong kiến vẫn duy trì và mở rộng chế độ giáo dục, thi cử làm phương tiện đào tạo quan lại, đáp ứng nhu cầu tổ chức bộ máy ngày một đông đảo, nhưng không còn được nghiêm túc như trước. Lối học từ chương, phù phiếm vẫn duy trì không còn thích hợp. Những nguyên tắc đạo đức và lễ giáo phong kiến chỉ còn là những hình thức suông. Nội dung học tập thi cử nông
cạn, khuôn sáo, không còn tính sáng tạo. Nhà sử học Lê Quý Đôn đã thừa nhận "các bậc tiền bối đã soạn thành bài, lời lẽ cổ nhã, bọn hậu sinh đua nhau làm theo, khi vào trường chỉ xén bớt những chỗ quá dài dòng đi mà thôi".
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hoá và sự tấn công của đồng tiền vào thành trì lễ giáo phong kiến đã làm cho ý thức hệ Nho giáo bị rạn nứt dần. Triết lý "chính danh định phận" của đạo Nho đã phải lùi bước trước nhân sinh quan đồng tiền là trên hết, đè bẹp tất cả.
Trong khi Nho giáo bước vào thời kỳ suy thoái dần thì Phật giáo lại được phục hưng. Các vua, chúa, quý tộc, quan lại cả hai Đàng (Ngoài và Trong) đua nhau tôn thờ đạo Phật, bỏ nhiều tiền của để trùng tu chùa cũ, xây cất nhiều chùa, tháp mới. Các chùa Tây Phương, Phúc Long, Thiền Tông, Độc Tông, Sùng Nghiêm, Quỳnh Lâm, Hồ Thiên, Hương Hải,... (ở Đàng ngoài) và các chùa Thiên Mụ, Hoà Vang, Mỹ An, Thuận Trạch, Kính Thiên, Hà Trung, Quốc Ân,... (ở Đàng Trong) đều được sửa chữa hay xây dựng trong thời kỳ này. Đạo Phật lại được xã hội tôn sùng và phổ biến hơn thời Lê sơ.
Từ thế kỷ XVI, đạo Thiên Chúa cũng đã du nhập vào nước ta. Hệ chữ cái La tinh từng bước thể hiện khả năng thay thế hệ thống văn tự Hán - Nôm. Chữ Quốc ngữ ra đời mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của văn hóa Đại Việt.
Nhìn chung bức tranh Đại Việt trong các thế kỷ XVI – XVIII có sự chuyển biến mạnh mẽ và mang nhiều yếu tố mới, tích cực cho sự phát triển của lịch sử trung đại Việt Nam, nhưng về cơ bản vẫn chưa thoát khỏi khuôn khổ của chế độ phong kiến. Mặc dù mang những hình thức mới nhưng cấu trúc kinh tế - xã hội cũ vẫn còn giữ nguyên. Hoạt động thương mại của người Việt thời kỳ này chủ yếu vẫn là thụ động. Vì thế khi việc buôn bán quốc tế trên biển đi vào thoái trào thì nền kinh tế hai miền lại trở về với truyền thống tự cấp, tự túc. Chính sự phát triển tạm thời và không vững chắc ấy dễ dàng đẩy xã hội vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở giai đoạn tiếp sau.