ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ ĐẠI VIỆT – TRUNG HOA TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN

Một phần của tài liệu Quan hệ đại việt trung hoa từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII qua các bộ thông sử (Trang 88)

6. Bố cục của khóa luận

2.3.ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ ĐẠI VIỆT – TRUNG HOA TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN

ĐẾN THẾ KỶ XVIII

Quan hệ Đại Việt – Trung Hoa từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII được thể hiện qua 5 đặc điểm chính như sau:

Thứ nhất, quan hệ Đại Việt – Trung Hoa thế kỷ XVI – XVIII có sự kế thừa giai đoạn lịch sử trước

Quan hệ Đại Việt – Trung Hoa là quan hệ giữa một nước nhỏ Đại Việt có chung biên giới với một cường quốc là Trung Hoa. Với Đại Việt, phong kiến Trung Hoa luôn muốn “biến Đại Việt thành khu đệm trên con đường tràn xuống Đông Nam Á” nên Đại Việt luôn phải ứng phó thường trực với nguy cơ bị xâm lược và càng phải có đường lối, chiến lược, sách lược ngoại giao hợp lý. Trên cơ sở đó, các vị vua thời kỳ này tiếp tục duy trì việc đặt quan hệ với Trung Hoa cùng các nghi thức truyền thống mà các triều đại trước đã làm như triều cống, xin phong vương, báo tang, chúc mừng Thiên Tử lên ngôi hay chia buồn, và công việc quan trọng nhất

của các sứ thần là giải quyết những tranh chấp về đất đai, đấu tranh giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ không để cho các biên thần của Thiên triều lấn chiếm vùng biên giới, xin hoãn binh hoặc giải quyết những hiệu quả chiến tranh giữa hai nước, duy trì hòa bình... Trong đó sách phong và triều cống là lệ bắt buộc nhằm tạo ra sự bình ổn về chính trị và cũng chứng tỏ một triết lý kiểu phương Đông: tất cả các sao đều phải chầu về ngôi tử vi để tọa bậc chí tôn.

Nối tiếp chính sách ngoại giao của các triều đại đi trước, thời kỳ này, các vị vua sau khi giành được chính quyền đều có mong muốn xin phong vương của các nhà nước phong kiến Trung Hoa. Lịch sử cho thấy, cho dù Việt Nam có độc lập tự chủ, nhưng Việt Nam là một nước nhỏ, sát cạnh ngay một quốc gia phong kiến Trung Hoa lớn gấp nhiều lần, lại thường xuyên có mưu đồ thôn tính Việt Nam. Vì thế để đảm bảo an ninh, để có thể duy trì quan hệ hòa hiếu với nước láng giềng khổng lồ ấy, các vua nước ta phải có đường lối đối ngoại “mểm dẻo”, “lấy nhu thắng cương”, giả danh “thần phục”, cầu phong Trung Hoa. Hơn nữa khi tiến hành cầu phong, bên cạnh lợi ích dân tộc, các vị vua ở nước ta còn tính đến lợi ích giai cấp dòng họ mình, bởi ngay từ đầu họ đã nhận thấy sự cần thiết phải khẳng định chính thống, hợp pháp hóa sự tồn tại của triều đại mình, để ổn định “nhân tâm” và cũng là để làm chỗ dựa hậu thuẫn bảo vệ quyền lợi lâu dài của dòng họ.

Trong quan hệ thương mại, trải qua các triều đại Tiền Lê, Lý, Trần và Lê Sơ, một điểm xuyên suốt chúng ta nhận ra trong chính sách ngoại thương là coi trọng việc giao thương với thương nhân Trung Quốc. Mặc dù các triều đại Trung Quốc đều nhiều lần gây ra những cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt, bản thân nước ta giành lại được quyền tự chủ sau nghìn năm cũng từ tay phương Bắc, nhưng không thể phủ nhận hai nước vốn có quan hệ thương mại lâu đời. Với vị trí tiếp giáp biên giới của nhau cả về đường bộ và đường biển thì mối giao lưu buôn bán lâu đời này là điều dễ hiểu. Chính sách của các nhà nước phong kiến trước đó đều có phần cởi mở với thương nhân Trung Hoa. Con đường thông thương đường bộ thì chủ yếu qua các Bạc dịch trường trải dọc biên giới phía Bắc. Con đường thông thương

viết thư sang mời Hoa thương sang buôn bán và xin phép nhà Tống cho thương nhân Đại Việt sang buôn bán tại Ung Châu.

Kế thừa truyền thống buôn bán đó, đến thế kỷ XVII, nhà nước Lê – Trịnh cũng khá thoải mái với việc buôn bán của các thương nhân Trung Quốc – đối tác quen thuộc của nước ta. Chúa Trịnh nhiều lần có sự ưu ái với các thuyền buôn đến từ nước này làm cho thương nhân Hà Lan, Anh phải ghen tỵ. Việc này được phản

ánh cụ thể trong báo cáo của Van Ricbeek: “Đối với những người Trung Quốc, người bản xứ có cảm tình hơn là đối với người Hà Lan... Người Trung Quốc không phải nộp bạc trước cho Chúa để mua tơ. Nếu người Hà Lan nâng cao giá lên một chút để cạnh tranh với người Trung Quốc thì lần sau Chúa sẽ trao cho họ một số ít tơ đi so với số bạc đã ứng ra” [74, tr.224].

Ở Đàng Trong, chính quyền của chúa Nguyễn cũng giành cho người Hoa rất nhiều ưu ái, thậm chí còn có những chính sách thu phục họ thành người của mình. Sự hoạt động hiệu quả và thành đạt của người Hoa trong nền thương mại của Đàng Trong cũng do chính sách của chúa Nguyễn đối với Hoa thương. Hoa thương và Nhật thương còn tham gia tích cực vào bộ máy chính quyền Đàng Trong, điều đó khẳng định sự chiếm lĩnh thị trường Đàng Trong và chi phối mạnh mẽ nền thương mại ở đây. Khoảng cuối thế kỷ XVII, hoạt động buôn bán ở Hội An đều lọt vào tay người Hoa.

Sự kế thừa của nhà nước với chính sách ngoại thương thời kỳ trước là sự kế thừa tích cực. Nó phản ánh sự coi trọng đối với những bạn hàng truyền thống của những người cầm quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong. Vì vậy, sau này mặc dù cởi mở buôn bán với nhiều nước phương Tây, nhưng chúng ta vẫn nhận thấy nhà nước buôn bán với Trung Quốc thoái mái và cởi mở hơn, buôn bán với phương Tây chậm, dè dặt và là sự buôn bán “có điều kiện”. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng lý giải tại sao ở nước ta có phố người Hoa, người Nhật mà không có phố Hà Lan, phố Anh hay phố Bồ Đào Nha.

Thứ hai, quan hệ Đại Việt – Trung Hoa thế kỷ XVI – XVIII chịu ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử đương thời

Ngoài việc kế thừa các chính sách bang giao giai đoạn trước, chúng ta thấy quan hệ bang giao Đại Việt – Trung Hoa thế kỷ XVI – XVIII còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của bối cảnh lịch sử đương thời.

Ở vấn đề triều cống, triều Lê – Trịnh, phép triều cống định lệ 3 năm một lần. Nhưng do việc đi sứ nhiều phiền hà nên chính quyền Lê – Trịnh xin được đổi thành 6 năm và mỗi lần cống gộp cho cả lần trước. Nhưng lệ triều cống thời Lê – Trịnh đã có sự thay đổi so với quy định. Dưới hai triều Minh và Thanh, Đại Việt triều cống không đầy đủ mà thường chậm trễ 1 năm, thậm chí chậm đến 11 năm. Sự thay đổi đó xuất phát từ chính bối cảnh xã hội của Đại Việt trong hai thế kỷ XVII – XVIII.

Trong vấn đề thương mại, quan hệ Đại Việt – Trung Hoa cũng chịu ảnh hưởng từ chính sự phát triển kinh tế trong nước như: nông nghiệp, thủ công nghiệp và nội thương. Sự phát triển chế độ tư hữu ruộng đất thế kỷ XV đã tạo điều kiện cho thủ công nghiệp thoát ly khỏi nông nghiệp và phát triển mạnh. Số lượng các ngành nghề thủ công, các làng thủ công chuyên môn hóa xuất hiện ngày càng nhiều như: Bát Tràng, Chu Đậu, Vạn Phúc, La Khê... Ở các địa phương còn xuất hiện một số làng buôn như làng Đa Ngưu, Bảo Đáp.

Cùng sự xuất hiện của các nghề thủ công thì các trung tâm trao đổi hàng hóa xuất hiện hiều hơn trước. Đó là các chợ địa phương, họp thành từng phiên nhất định như Chợ Cầu, Chợ Keo, chợ Bạc, chợ Bông... Hàng hóa trao đổi hết sức đa dạng và phong phú, đủ các thể loại từ vật dụng đến hàng thủ công, lâm thổ sản. Sự hình thành các trung tâm buôn bán ở các đô thị vượt ra khỏi danh giới vùng, miền trở thành đô thị mang tính liên vùng, trung tâm buôn bán của cả khu vực như: Phố Hiến, Kẻ Chợ, Hội An, Thanh Hà, Nước Mặn. Sự phát triển của nội thương trong nước là điều kiện thuận lợi cũng là nguyên nhân góp phần thúc đẩy việc buôn bán giữa Đại Việt và Trung Hoa diễn ra mạnh mẽ trong thời gian này.

chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra căng thẳng, kéo dài và bất phân thắng bại, bên nào có tiềm lực kinh tế hơn, có sức mạnh quân sự hơn thì chắc chắn ưu thế sẽ nghiêng về bên đó. Trong điều kiện lịch sử có nhiều nét đặc thù, các chúa Nguyễn thực hiện chủ trương khai mở trong quan hệ đối ngoại và khuyến khích phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Nhận thức rõ những chuyển biến thuận lợi của thời đại đem lại, các chúa Nguyễn đã nắm lấy thời cơ quý báu, đẩy mạnh hoạt động khai thác và sản xuất trong nước, mở rộng quan hệ giao thương, đồng thời khuyến khích các thương nhân nước ngoài đến buôn bán mà trước hết phải kể đến là Hoa thương.

Nhận thấy những lợi thế và vai trò của Hoa thương, khác với chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài, luôn có thái độ nghi kỵ, lo lắng, thì chính quyền Đàng Trong nhìn chung đã thực hiện một chính sách cởi mở, trọng thị với thương nhân ngoại quốc, đặc biệt là Trung Hoa, Nhật Bản trong việc trao đổi hàng hóa và xây dựng tiềm lực kinh tế. Không dừng lại ở đó chúa Nguyễn còn biết dựa vào lực lượng Hoa kiều để xây dựng một chính thể cường thịnh đủ sức chống chọi với thế lực họ Trịnh ở Đàng Ngoài và mở rộng lãnh thổ của mình xuống phía Nam.

Quan hệ Đại Việt – Trung Hoa trong thời kỳ này còn bị ảnh hưởng của chính sách kinh tế các nước trong khu vực và thế giới. Cả Trung Quốc và Nhật Bản thời kỳ này đều thi hành chính sách đóng cửa, hạn chế giao lưu buôn bán. Từ đó tạo điều kiện cho Đại Việt có vai trò kinh tế trung gian cho việc buôn bán giữa thương nhân phương Tây và Trung Hoa hay giữa Trung Hoa và Nhật Bản.

Tất cả những bối cảnh lịch sử trong nước, khu vực và trên thế giới nói trên đều tác động đến quan hệ Đại Việt – Trung Hoa thế kỷ XVI – XVIII. Sự tồn tại và phát triển của mối quan hệ này là sự kết hợp giữa hai yếu tố: kế thừa chính sách bang giao của các triều đại trước và ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử đương thời.

Thứ ba, trong quan hệ với Trung Hoa, Đại Việt luôn thực hiện chính sách hòa hiếu, chủ động, linh hoạt trong bang giao

Đặt trong bối cảnh cần ổn định để xây dựng và phát triển đất nước và vị thế nước nhỏ trước một đế chế Trung Hoa rộng lớn, chính quyền Đại Việt luôn tỏ thái độ nhún nhường và đặc biệt thực thi chính sách bang giao mểm dẻo, linh hoạt.

Ngay khi kết thúc chiến tranh, chính quyền Lê – Trịnh được thiết lập, Đại Việt đã chủ động sang cầu phong. Mặt khác, trong quan hệ với Trung Hoa, chính quyền Lê – Trịnh luôn tự xác định cho mình vị thế nước nhỏ nên đã chủ động hòa hiếu thông qua việc cầu phong, triều cống,... Đánh bại triều Minh, nhà Thanh ra đời trên đất Trung Hoa. Chính quyền Lê – Trịnh một mặt từ chối nhận sách phong của nhà Minh, phần nữa sang cầu phong nhà Thanh. Sự linh hoạt trong cách hành xử của chính quyền Lê – Trịnh đối với Trung Hoa đã tạo tiền đề cho quan hệ hai nước sau này. Khi bang giao, Đại Việt phải theo định lệ tiến cống, mỗi lần như vậy rất tốn kém. Hoàn cảnh đó sứ thần chúng ta đã chủ động xin được đổi lệ ba năm thành sáu năm mới tiến cống, thậm chí nếu trong nước có việc thì có thể nhiều hơn thế. Các nghi lễ bang giao cũng được Đại Việt chủ động bỏ bớt chỉ giữ lại những nghi thức căn bản mà không làm mất đi sự trọng thể của quốc gia trong đón tiếp sứ. Chú trọng hoạt động bang giao và xác định được tầm quan trọng của bang giao, chính quyền Lê – Trịnh đã có sự chủ động linh hoạt, hòa hiếu trong chính sách bang giao. Nhờ đó, góp phần quan trọng tạo sự ổn định của đất nước dưới thời Lê – Trịnh.

Trong hoạt động thương mại chính quyền cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều thực hiện chính sách cởi mở và giành những đặc quyền nhất định cho người Hoa nhất là ở Đàng Trong. Đó là những chính sách ưu ái về thuế, về nơi cư trú, về hàng hóa... Có thể nói về chính sách của chúa Nguyễn Đàng Trong đối với người Hoa

như sau: “Đó là chính sách khôn khéo cởi mở đối với những tầng lớp người Hoa, những kiều cư chỉ cư trú tạm thời để buôn bán, những nhóm thương nhân, những người dân tránh nạn đến cư trú lâu dài và tập đoàn võ trang chúa Nguyễn đều có những cách xử lý riêng, thông minh, khôn khéo để họ có thể hòa nhập với người Việt và phục vụ tốt cho sự nghiệp của chính quyền Đàng Trong” [31, tr.57]. Những

chính sách khôn khéo và linh hoạt đó đã làm quan hệ Đại Việt – Trung Hoa được duy trì và phát triển, đồng thời giúp cho kinh tế Đại Việt thêm khởi sắc hơn trong giai đoạn này.

Thứ tư, các quan hệ thương mại với Trung Hoa là một nhân tố thúc đấy kinh tế hàng hóa Đại Việt phát triển

Trong các thế kỷ XVI – XVIII, quan hệ thương mại giữa Đại Việt và Trung Hoa là sự trao đổi buôn bán giữa một nước nông nghiệp lạc hậu với một nước có trình độ kỹ nghệ cao. Việc duy trì quan hệ với Trung Hoa và luôn giành cho Trung hoa những đặc quyền nhất định đã khiến cho thương nhân Hoa Kiều sang buôn bán ở Đại Việt ngày càng nhiều. Đó là cơ hội để nhà nước phong kiến Việt Nam xuất khẩu những mặt hàng có giá trị trong nước. Việc trao đổi này giúp triều đình thu được số tiền lớn, là nhân tố kích thích một số ngành kinh tế trong nước, đặc biệt là các ngành thủ công như: gốm sứ, tơ lụa, hàng mỹ nghệ vàng bạc,... Việc mua bán trao đổi của thương nhân Hoa Kiều cũng đẩy nhanh sự lưu thông hàng hóa trong nước, thúc đẩy hoạt động, tăng thêm vốn, kinh nghiệm cho thương nhân Đại Việt.

Khi đến buôn bán ở bất cứ thị trương nào, thương nhân đều mong muốn thu được lợi nhuận tối đa. Nhưng ở Việt Nam trong các thế kỷ XVI – XVIII, chỉ có lái buôn Trung Quốc thu được lợi nhuận cả hai chiều, mang hàng đến rồi cất hàng đi đều có lãi. Bí quyết của các lái buôn Trung Quốc nằm ở sự hiểu biết và quen thuộc thị trường, cùng với sự khôn khéo có tính chất truyền thống. Trong khi đó, hàng hóa của các thương nhân phương Tây chủ yếu phụ thuộc nhu cầu của vua chúa và quý tộc. Với lối mua bán kiểu “trục lợi”, thanh toán không sòng phẳng của các quan lại triều đình mà các thương nhân đã mô tả qua ghi chép và hồi ký thì lợi nhuận thu được ở những chuyến hàng này mang đến quả là không đáng kể.

Ngoài những hoạt động trao đổi hàng hóa được thực hiện giữa triều đình và tư nhân hai nước, những hoạt động kinh tế của người Việt gốc Hoa ở Việt Nam cũng có sự đóng góp nhất định cho nền kinh tế Việt Nam. Thành phần người Hoa trên đất nước ta chủ yếu là di dân từ nước Trung Hoa do bất đồng với chính quyền cai trị, một số khác là hậu duệ của những người đã cư trú lâu đời, đã được Việt hóa rất nhiều. Họ đã có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực buôn bán, trao đổi hàng hóa và tiền tệ. Họ trở thành một cộng đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dân cư hòa nhập vào cộng đồng dân cư chung của Việt Nam, cùng nhau làm ăn, phát triển kinh tế.

Người Hoa có truyền thống và kinh nghiệm trong hoạt động thương mại và mở mang phố chợ, trao đổi hàng hóa theo phương thức thu mua, đầu cơ tích trữ. Những hoạt động thương mại của họ góp phần rất quan trọng thúc đẩy ngành thương nghiệp Việt Nam phát triển, nhất là trong các thế kỷ XVII, XVIII. Nguồn

Một phần của tài liệu Quan hệ đại việt trung hoa từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII qua các bộ thông sử (Trang 88)