Vấn đề cầu phong

Một phần của tài liệu Quan hệ đại việt trung hoa từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII qua các bộ thông sử (Trang 43)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.1.2.Vấn đề cầu phong

Việc xin phong vương là việc đặc biệt quan trọng trong quan hệ bang giao giữa Đại Việt - một nước nhỏ vừa thoát khỏi ách thống trị của phong kiến Trung

“Thiên triều” với một nước nhỏ chư hầu và cũng là để duy trì mối quan hệ giữa Thiên tử với chư hầu trên cơ sở của học thuyết Khổng - Mạnh mà giai cấp phong kiến Trung Quốc cũng như phong kiến Đại Việt đều tuân theo. Việc xin phong vương của triều đại phong kiến Việt Nam khi vừa giành được chính quyền là nhằm đạt được sự công nhận chính thức theo “chính danh” của Khổng giáo, tạo “danh chính ngôn thuận” với lòng người trong nước, nhất là đối với những quan lại sĩ phu đã phục vụ các triều đại trước, đồng thời nhằm thuyết phục các thổ ty, các nước nhỏ chư hầu láng giềng chịu ảnh hưởng của Đại Việt phải phục tùng. Có thể nói đây là mối quan hệ đặc biệt giữa các quốc gia phong kiến ở phương Đông – chịu ảnh hưởng, phụ thuộc và tôn thờ nước lớn.

Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” đã nhận xét rằng: "Trong việc trị nước, hoà hiếu với nước láng giềng là việc lớn… Nước Việt ta có cả cõi đất phía Nam mà thông hiếu với Trung Hoa, tuy nhân dân dựng nước có quy mô riêng, nhưng ở trong thì xưng đế, mà đối ngoại thì xưng vương, vẫn chịu phong hiếu, xét lý thế lực phải như thế” [9, tr.35].

"Xét lý thế lực phải như thế" - đó là cách nói của Phan Huy Chú. Nếu chúng ta nói theo cách nói ngày nay thì có thể hiểu đó là chủ nghĩa hiện thực trong chính sách đối ngoại với đại đế quốc phong kiến Trung Quốc thuở trước. Cái "lý" mà Phan Huy Chú đề cập đến ở đây thực chất là: nếu con "cá lớn" Trung Quốc mà định "nuốt" con "cá bé" Việt Nam thì chúng ta sẵn sàng "tiếp đón" và "tống tiễn" nó đi. Khi nó ra đi rồi thì chúng ta lại cư xử mềm mỏng, mềm mỏng nhưng ngoan cường, không yếu hèn để buộc các triều đại phong kiến Trung Quốc phải tôn trọng mình. Đây như đã thành một nguyên tắc chi phối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc suốt các triều đại phong kiến. Nguyên tắc ấy là xuất phát điểm cho mọi hoạt động ngoại giao của nước ta thời bấy giờ, trong đó có hoạt động cầu phong của các triều đại phong kiến Việt Nam với Trung Quốc.

Tầm quan trọng của sự thừa nhận từ Trung Hoa đối với Đại Việt là rất lớn. Yếu tố “chính thống” trong quan hệ bang giao với Trung Hoa sẽ tác động đến bối cảnh chính trị xã hội của Đại Việt. Nhận thức được điều đó, các ông vua trong thời

gian này tiếp tục nối tiếp truyền thống của tổ tiên ta từ trước, thực hiện hoá mong muốn thừa nhận sự chính thống thông qua hoạt động cầu phong.

Không thành quy định cụ thể, cho nên cầu phong diễn ra không dựa trên quy định về thời gian mà nó xuất phát từ sự thay đổi của triều đại, triều vua. Vì vậy giữa hai lần cầu phong có thể cách nhau hàng chục năm hoặc ngay trong năm. Thông thường, buổi đầu của triều đại mới, cầu phong được tiến hành như là một sự tuyên bố với Trung Hoa về sự ra đời của triều đại. Nhà Lê buổi đầu trung hưng cầu phong luôn luôn. Thực tế cho thấy, việc cầu phong còn diễn ra khi có sự thay thế của các vị vua ngay trong bản thân triều đại ấy. Đây mới là mục đích quan trọng của việc cầu phong. Bởi vì, thông qua nghi thức đó vị vua mới lên ngôi sẽ được thừa nhận về sự cầm quyền của mình trên lãnh thổ Đại Việt từ phía Trung Hoa.

Danh hiệu xin phong và được phong thường là An Nam quốc vương. Tuy nhiên ở thời kỳ này ở nước ta tồn tại thể chế vua Lê – chúa Trịnh nên việc cầu phong không chỉ là sự công nhận về quyền hành của vua Lê mà còn cả chúa Trịnh. Chúa Trịnh thông thường được phong làm phụ chính vương. Dù đã được thừa nhận đến vậy, chúa Trịnh vẫn muốn được công nhận với chức phận phó quốc vương. Hầu hết các triều vua Trung Hoa thừa nhận chúa Trịnh chỉ là người giúp vua Lê trị nước chứ không phải là người cai quản Đại Việt sau vua Lê. Sau đây là bảng thống kê việc các vua nước ta cử sứ giả sang Trung Hoa cầu phong và việc vua Trung Hoa ban sắc phong cho ta từ thế kỷ XVI – XVIII:

Bảng 2.3: Thống kê việc các vua nước ta cử sứ giả sang Trung Hoa cầu phong và việc vua Trung Hoa ban sắc phong cho ta từ thế kỷ XVI - XVIII

Triều đại

Nước ta sang Trung Hoa cầu phong

Sắc phong của hoàng đế Trung Hoa ban cho vua

Đại Việt 1. Triều Mạc - 1540: Mạc Đăng Dung

sai sứ mang hàng biển sang Yên Kinh cầu phong.

- 1540: Phong cho Mạc Đăng Dung làm Đô Thống Sứ, ấn bạc nha

khắc chữ: An Nam Đô Thống Sứ Ti.

2. Triều Lê Trung Hưng - 1597: Vua Lê Thế Tông sai sứ sang cầu phong. - 1637: Vua Lê Thần Tông sai sứ sang cầu phong.

- 1598: phong vua Lê Thế Tông làm An Nam Đô Thống TiĐô Thống Sứ. - 1647: Phong cho Thần Tông (lúc này là Thái thượng hoàng) làm An Nam Quốc Vương.

- 1651: Phong cho chúa Trịnhlà Phó Quốc Vương. - 1667: Phong vua Lê Huyền Thông làm An Nam Quốc Vương.

- 1683: Phong vua Lê Hy Tông làm An Nam Quốc Vương.

- 1719: Phong vua Lê Dụ Tông làm An Nam Quốc Vương.

- 1734: Phong vua Lê Thuần Tông làm An Nam Quốc Vương.

- 1761: Phong vua Lê Hiển Tông làm An Nam Quốc Vương.

- 1778: phong Lê Chiêu Thống làm An Nam Quốc Vương.

3. Triều Tây Sơn - 1789: Vua Quang Trung cử sứ bộ sang xin phong vương.

- 1792: Vua Quang Toản cho sứ sang báo tang và xin sắc phong.

- 1789: Phong vua Quang Trung làm An Nam Quốc Vương.

- 1792: Phong vua Quang Toản làm An Nam Quốc Vương.

Nguồn: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, “Vấn đề “sách phong” trong quan hệ bang giao giữa các triều đại phong kiến Việt Nam với Trung Quốc”, Khoa Việt Nam học,

Đại học Sư Phạm Hà Nội (http://vns.hnue.edu.vn/).

Khi phong vương cho Đại Việt, “Thiên triều” thường cử một sứ bộ sang, mang theo sắc phong và ấn vàng hay bạc, ghi rõ chức ban cho vua Nam và được tiến hành theo một nghi lễ long trọng. Sắc phong và ấn tín do “Thiên triều” ban cho vua Nam là dấu hiệu của sự khẳng định tính chính thống, sự thừa nhận chính thức của vua Trung Hoa đối với vị vua đang cai trị ở Việt Nam. Việc này cũng có ý nghĩa là “Thiên triều” đảm bảo an ninh quốc gia cho nước ta, rằng họ cam kết không đem quân xâm chiếm một nước đã thần phục, trừ khi nước này có những thay đổi không tuân theo hay chống lại “Thiên triều”. Như vậy, việc phong vương của Trung Hoa đối với các vua Việt Nam có ý nghĩa khá quan trọng, không những không ảnh hưởng đến tính chất độc lập, hoà bình cho nước ta trong chính sách đối ngoại và đối nội mà còn là việc công nhận độc lập, hoà bình cho nước ta. Vì thế mỗi vị vua mới lên ngôi đều thực hiện theo quy định này để giữ gìn hoà bình.

Những lý do trên đây phần nào đã lý giải tại sao chính quyền Lê – Trịnh thần phục mù quáng khi nhà Minh đã bước vào thời kỳ suy yếu. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, một mặt để duy trì sự tồn tại của mình, các thế lực của nhà Mạc đã quỵ lụy, hối lộ rất nhiều để được nhà Minh chấp nhận, che chở. Mặt khác, thế lực họ Nguyễn ở Đàng Trong đang ngày càng lớn mạnh, nếu không có chính sách khôn khéo, nhà Lê Trung Hưng có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào.

Một phần của tài liệu Quan hệ đại việt trung hoa từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII qua các bộ thông sử (Trang 43)