Định thuế, luật lệ và giá cả buôn bán

Một phần của tài liệu Quan hệ đại việt trung hoa từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII qua các bộ thông sử (Trang 61)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.2.3.Định thuế, luật lệ và giá cả buôn bán

Đối với thương nhân Hoa kiều, chính quyền cả Đàng Trong và Đàng Ngoài

đều dành cho họ sự ưu ái nhất định.

Mặc dù không có những điều luật thành văn một cách cụ thể về việc thu thuế với thương nhân nước ngoài ở Đàng Ngoài, nhưng nhà nước Lê – Trịnh rất quan tâm đến nguồn lợi từ thuế của thương nhân. Tuy nhiên việc đánh thuế nói chung với thương nhân các nước thì không hoàn toàn giống nhau, nhà nước có những quy định về thuế khác nhau giữa những khách buôn truyền thống và khách buôn phương Tây.

Khi thuyền buôn Nhật Bản đến, mức thuế nhà nước Lê – Trịnh đã áp dụng

“khoảng 400 cân bạc”. Ngoài ra, để giành được ưu đãi trong việc mua bán, “thương nhân Nhật còn phải biếu tiền và một số vật phẩm có giá trị khác cho quan lại và chính quyền sở tại. Chỉ sau khi đóng thuế và hoàn tất thủ tục hải quan, chủ thuyền

Với thương nhân Hà Lan, từ 1637, nhà nước Lê – Trịnh đã chấp nhận thỏa thuận của Hartsinck cho phép người Hà Lan được tự do buôn bán ở Đàng Ngoài. Điều kiện thuế với thương nhân Hà Lan không phải thời kỳ nào cũng giống nhau. Từ 1637 – 1641, chúa Trịnh quy định họ phải nộp cho Chúa mỗi chuyến, ngoài dạ và hàng khác ra một số bạc là 50.000 lạng để đổi lấy tơ theo giá là 15 fackaer tơ lấy 1 fackaer bạc (fackaer là đơn vị trao đổi của người Hà Lan). Thế tử được 10.000 lạng và vài thứ hàng, một số đại thần nữa cũng vậy. Riêng hai năm 1642, 1643, vì công ty Đông Ấn Hà Lan VOC đã giúp đỡ chúa Trịnh trong cuộc chiến tranh với Đàng Trong nên Chúa không đòi hỏi thêm một khoản thuế nào với các thuyền buôn Hà Lan. Sau năm 1643, do sự giúp đỡ không hiệu quả về mặt quân sự của các thuyền buôn Hà Lan nên chúa Trịnh không hài lòng. Chúa đã xóa bỏ đặc ân miễn

thuế như hai năm trước và bắt thương nhân Hà Lan nộp thuế như lệ cũ “dưới 50.000 lạng bạc” [74, tr.23].

Với thương nhân Trung Quốc, chúa Trịnh tương đối thoải mái và không bắt nộp thuế nhiều. Tuy không có con số cụ thể, nhưng trong báo cáo năm 1648 của thương nhân Hà Lan tên là Van Riebeck gửi cho giám đốc thương mại Amsterdam

về tình hình buôn bán Đàng Ngoài có đoạn viết: “Đối với người Trung Quốc, người bản xứ có cảm tình hơn là đối với những người Hà Lan. Nguyên nhân có thể là Đàng Ngoài là thần phục, nộp cống cho Trung Quốc.Hơn nữa, nhiều thợ dệt và lái Trung Quốc đã đến trú ngụ ở đây và lẽ tất nhiên là dễ dãi với người nước họ hơn.Người Trung Quốc không phải nộp bạc trước cho Chúa để mua tơ. Nếu người Hà Lan mà nâng giá lên một chút để cạnh tranh với người Trung Quốc, thì lần sau Chúa sẽ trao cho họ ít tơ đi so với số bạc đã ứng ra” [74, tr.224].

Năm 1749, nhà Lê – Trịnh đã định ngạch thuế tàu thuyền buôn của Bắc

khách (Khách Trung Quốc). Trong đó “Các thuyền chở hàng hóa: tàu thu tiền thuế 800 quan, mành to thu 600 quan, mành nhỏ 500 quan. Chọn người thanh liêm, mẫn cán nắm công việc. Nghiêm cấm trốn thuế, thuyền lậu...”[17, tr.218].

Ở Đàng Trong, xứ Thuận Hóa Quảng Nam bờ biển kéo dài, người các nước

này bằng thuế hàng hóa và thuế hải khẩu… và cả nước đều kiếm được mối lợi không thể tả hết” [38, tr.25]. Ngài đã định ra các loại thuế để thu về mối lợi lớn này.

Số lượng thuyền chở hàng hóa của bắc khách (khách Trung Quốc) lớn đến nỗi, chính quyền Đàng Trong phải định ngạch thuế đối với từng loại thuyền to nhỏ

khác nhau: “… tàu thu tiền thuế 800 quan, mành to thu 600 quan, mành nhỏ 500 quan…”[17, tr.218]. Mỗi loại hàng hóa mà thuyền buôn người Thanh mua ở nước ta, cũng được chuẩn định lệ thuế nhất định: “thuyền buôn người Thanh… mua ngà voi, sừng tê, đậu khấu, sa nhân... Tàu vụ chiếu theo số cân và giá khai của người Minh Hương cứ giá mua 100 quan thì chiết thu 5 quan tiền thuế…”[61, tr.346].

Các tàu buôn Hoa thương tại thương cảng Hội An cũng được chính quyền

chúa Nguyễn đặc biệt ưu ái về thuế quan. Dưới đây là những ghi chép trong “Phủ biên tạp lục” về thể lệ đánh thuế đối với các thuyền buôn ở Đàng Trong thế kỷ XVIII.

Bảng2.6: Thể lệ thuế đánh đối với các thuyền buôn ở Đàng Trong thế kỷ XVIII

(Đơn vị: quan)

Nguồn gốc tàu Thuế đến Thuế đi

Tàu Thượng Hải 3000 300

Tàu Quảng Đông 3000 300

Tàu Phúc Kiến 2000 200

Tàu Hải Nam 500 50

Tàu Tây Dương 8000 800

Tàu Ma Cao 4000 400 Tàu Nhật Bản 4000 400 Tàu Xiêm La 2000 200 Tàu Lữ Tống 2000 200 Tàu Cựu Cảng 500 50 Tàu Trấn Hà Tiên 300 30

Tàu Sơn Đô 300 30

phải chịu mức thuế là không lớn, nhỏ hơn mức chịu thuế của những người phương Tây. Những ưu ái về thuế quan đối với thương nhân người Hoa bắt nguồn từ tư

tưởng “thần phục” Thiên triều của giai cấp phong kiến thống trị. Trong khi đó, tuy đã “cởi mở” hơn rất nhiều (đặc biệt so với Đàng Ngoài) nhưng tư tưởng “dè dặt”

với thương nhân Tây Dương vẫn chưa thể xóa bỏ. Và quan trọng hơn đó là do: khách buôn Trung Quốc là một trong loại thương nhân đến Đại Việt sớm, chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ giao thương giữa Đại Việt với nước ngoài. Nên việc ưu ái thuế quan này còn là một trong những kế hoạch chiến lược nhằm thu hút ngày càng nhiều thuyền buôn Trung Quốc đến đây buôn bán.

Như vậy, chính quyền chúa Nguyễn đã xây dựng được một hệ thống thuế khá đầy đủ và chi tiết trong quan hệ ngoại thương với Trung Quốc: từ thuế thuyền chở hàng, đến thuế cho từng loại hàng hóa và tàu buôn. Tuy nhiên, chính vì định thuế chi tiết như thế lại làm cho việc đánh thuế trở nên vụn vặt, không dựa trên một cơ sở phân định thống nhất và có phần tùy tiện, tùy cơ ứng biến đối với từng loại khách.

Việc định thuế này trên thực tế, đã giúp triều đình Đàng Trong có được một khoản thu lớn và góp phần tạo nên sự thịnh vượng của Đàng Trong vào thời điểm

đó. Tác giả C.May bon đã nhận xét như sau “các vua chúa kiếm được lời rất lớn trong các cuộc trao đổi này, không chỉ những vị đó nhận được những tặng phẩm thật đẹp và lấy cho mình phần quý báu nhất trong số hàng hóa được các tàu chở đến, mà còn vì các tàu ra vào cảng đã bị đánh thuế khá nặng” [51, tr.145]. Hay “năm Tân Mão tàu buôn các xứ đến Hội An khoảng 16 chiếc, tiền thuế là 30.800 quan, năm Nhâm Thìn 12 chiếc, tiền thuế là 14.300 quan, năm Quý Tỵ 8 chiếc, tiền thuế là 13.200 quan” [20, tr.232].

Cuối thế kỷ XVIII, thương nghiệp giữa Đại Việt và Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, sự hoạt động của thương nhân Trung Quốc cũng như các loại thuyền buôn, thuyền chở hàng ngày càng trở nên sôi động và trên quy mô lớn. Muốn kiểm soát và quản lý được các thương nhân và thuyền buôn này thì bên cạnh việc định ngạch thuế rõ ràng, chính quyền chúa Nguyễn còn đưa ra một số quy tắc, luật lệ áp

dụng đối với các khách bắc: “Năm 1749… nghiêm cấm trốn thuế, thuyền lậu…” [17, tr.218], “Năm 1750… nghiêm cấm mành buôn phương bắc chở trộm hàng… thuyền buôn của bắc khách khi trở về phải khám xét rất kỹ… Từ nay ai phạm điều cấm này thì xử tội chém. Ai cáo giác thì đem một phần ba tang vật thưởng cho…” [17, tr.218-220], “năm 1758… bàn cách khu xử với lái buôn Trung Quốc… định giá mua bán, mở đóng có chừng mực. Sai các trấn nghiêm nét đường biển, đề phòng bọn gian trà trộn chở trộm ra ngoài…”[17, tr.259]. Để bảo tồn và duy trì văn hóa

truyền thống của nước ta, trước ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc theo vào Đại Việt qua các thuyền buôn, khách buôn Trung Quốc, triều đình Đàng Trong: “…

Cấm không được mua sách Trung Quốc…” [17, tr.151], “… Định rõ chế độ khu xử với với các khách buôn nước ngoài. Cho phép ở đâu được nhập tịch và chịu tạp dịch ở đó. Từ tiếng nói, ăn mặc đến đầu tóc đều phải nhất nhất tuân theo phong tục nước ta. Ai làm trái bị trục xuất về nước…” [17, tr.72]. Có thể nói đây là những

biện pháp cần thiết khi đó để Nhà nước kiểm soát được thị trường và hạn chế những ảnh hưởng của văn hóa Đại Hán.

Việc đánh thuế như trên có ưu điểm là nhà nước đã thu được một khối lượng tiền rất lớn. Tuy nhiên,với những đạo luật hà khắc, thuế má phức tạp (thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế bỏ neo,...), quan lại tham ô,... Những người tham gia việc mua bán phải chịu sự hạch sách của các quan sở tại địa phương, phải dâng các tặng phẩm, quà biếu, bán chịu không thu tiền lại được,... làm ảnh hưởng tới lãi xuất kinh doanh. Là một trong những nguyên nhân khiến ngoại thương dần suy yếu.

Một phần của tài liệu Quan hệ đại việt trung hoa từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII qua các bộ thông sử (Trang 61)