Tranh chấp biên giới, lãnh thổ

Một phần của tài liệu Quan hệ đại việt trung hoa từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII qua các bộ thông sử (Trang 75)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.3.1.Tranh chấp biên giới, lãnh thổ

“Lãnh thổ quốc gia – một trong những yếu tố cấu thành không thể thiếu được của quốc gia cho phép xác định một quốc gia có phải là chủ thể trong quan hệ quốc tế... Các quốc gia phát triển trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với lãnh thổ và lãnh thổ là cơ sở và nền tảng vật chất cho quốc gia tồn tại và phát triển...”[42,

tr.72]. Hiện nay, khi luật pháp quốc tế đã được xây dựng. Lãnh thổ trở thành một khái niệm cơ bản của luật pháp quốc tế. Luật pháp quốc tế về lãnh thổ phần nào giới hạn được tham vọng bành trướng lãnh thổ của các nước lớn. Tuy nhiên, vào thời kỳ trung đại, khi mà còn lâu lắm luật quốc tế về lãnh thổ mới ra đời, chủ quyền biên giới, lãnh thổ của một nước nhỏ nằm cạnh một nước lớn, đặc biệt là nước lớn vốn có truyền thống bá quyền sẽ luôn bị đe dọa. Để giữ được cương vực đất nước phụ thuộc nhiều vào thái độ ứng xử của triều đình phong kiến cầm quyền.

Những thủ đoạn lấn chiếm lãnh thổ biên giới chỉ xảy ra khi nước ta thoát khỏi ách thống trị của các vương triều phương Bắc (tức là từ thế kỷ X cho đến nay). Theo

nhà Tống trả lại ta 6 huyện và 3 động. Đến giai đoạn cuối thế kỷ XVI – cuối thế kỷ XVIII, nước ta liên tiếp phải đối phó với thủ đoạn lấn chiếm biên giới dưới nhiều hình thức khác nhau mà các hoàng đế Trung Hoa sử dụng.

Cuối thế kỷ XVI sang đầu thế kỷ XVII là thời kỳ suy vong cực độ của triều đại phong kiến nhà Minh. Phong trào nông dân khởi nghĩa đã nổ ra khắp nơi lôi cuốn hàng vạn, hàng triệu nông dân nghèo khổ.Những cuộc khởi nghĩa nông dân ấy là đòn giáng nghiêm trọng vào chính quyền thống trị nhà Minh. Tình hình khủng hoảng, suy yếu cực độ ấy không cho phép nhà Minh can thiệp và xâm lược nước ta. Tuy vậy, nhà Minh vẫn tận dụng mọi cơ hội để sách nhiễu và uy hiếp triều đình phong kiến thống trị bạc nhược của nước ta. Năm 1598, nhà Minh dùng uy thế

“thiên triều” buộc họ Trịnh phải cắt đất Cao Bằng cho họ Mạc, âm mưu nuôi

dưỡng hai thế lực phong kiến cừu địch trên đất nước ta.

Nhà Minh sụp đổ (1644), triều đình phong kiến ngoại tộc Mãn Thanh lên nắm quyền thống trị. Nhưng trong khoảng 30 năm đầu khi mới thiết lập triều đại, nhà Thanh luôn phải tập trung đối phó với các cuộc nổi dậy của các thế lực chống

đối và các thế lực “phản Thanh phục Minh”. Nhà Thanh khi đó ít có cơ hội chú ý

đến vấn đề biên giới phía Nam.Vì vậy, trong suốt khoảng thời gian đó, biên giới phía Bắc nước ta tạm thời được yên ổn.

Bước sang cuối thế kỷ XVII, nhà Mãn Thanh về cơ bản đã hoàn thành quá trình bình định Trung Hoa, cũng như quá trình xâm chiếm đất đai của các bộ tộc phía bắc. Phía Nam trở thành mục tiêu tiếp theo trong quá trình bành trướng của đế quốc Thanh. Liên tiếp những năm cuối thế kỷ XVII (năm 1685; năm 1688; năm 1689; 1698) và đầu thế kỷ XVIII (năm 1701; 1717; 1720;1722; 1725; 1726;1728…), nhà Mãn Thanh đẩy mạnh hoạt động xâm lấn biên giới phía bắc nước ta (chủ yếu là 4 trấn Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng). Để thực hiện mưu đồ này, nhà Thanh sử dụng thủ đoạn thâm độc khác nhau:

Trước hết, nhà Thanh sử dụng lực lượng thổ quan, thổ ty, tù trưởng cùng với việc khuyến khích những toán cướp ở những châu phủ ở vùng biên giới (giáp biên

thổ quan ở phủ Khai Hóa, Vân Nam nhà Thanh xâm chiếm các động thuộc ba châu Vị Xuyên, Bảo Lạc, Thủy Vĩ, đặt tuần ty, đòi thu thuế buôn…”, “… năm 1698, ba động Ngưu Dương, Hồ Điệp, Phổ Viên thuộc châu ở Tuyên Quang bị thổ quan Vân Nam nhà Thanh xâm chiếm…”[16, tr.33-34].Năm 1701, “Thổ quan châu Tư Lãng nhà Thanh là Vi Vinh Diệu đem quân xâm chiếm ruộng của dân ở châu Lộc Bình (thuộc phủ Trường Khánh, xứ Lạng Sơn)…”[16, tr.52-53]. Sau khi chiếm được một

số vùng đất biên giới nước của nước ta, chúng dùng những lời lẽ lừa bịp, bịa đặt

nhằm “biến đất của ta thành đất của Tàu”: Ví như chuyện: 3 động Ngưu Dương,

Hồ Điệp và Phổ Viên thuộc châu Vị Xuyên xứ Tuyên Quang, bị thổ ty phủ Khai

Hóa nhà Thanh xâm chiếm ,“... Vương Kế Văn, tổng đốc Vân Quý dâng sớ nói: “3 động ấy là đất cũ của thổ Nùng Vanh Chung, khoảng năm Thuận Trị (1644 – 1661, niên hiệu Thế tổ nhà Thanh), ở Mông Tự vẫn thu lương của 3 động ấy; năm Khang Hy thứ 5 (1666), đổi thuộc phủ Khai Hóa, trong sổ lấy tên là Đông An Lý, từ bấy đến nay, trải 30 đời đã có định ngạch”. Ngay lúc ấy, Thạch Văn Thạnh, tuần phủ Vân Nam, vào yết kiến vua nhà Thanh, dâng địa đồ và nói: “3 động từ đời nhà Minh đã thuộc đất Trung Quốc, không phải đất của An Nam”. Vua nhà Thanh dụ bảo nội các bàn luận xác đáng sẽ tâu bày. Lúc bàn luận Đăng Đạo cố bẻ bác bàn cãi, nên việc này chưa giải quyết được. Vua nhà Thanh bèn theo lời tâu của bộ, sai làm tờ tư từ chối không nhận lời thỉnh cầu của nước ta…”[60, tr.379-381]. Trước

những hành động xâm phạm đến lãnh thổ như vậy, chính quyền Lê – Trịnh tỏ ra bất lực, không dám chống trả quyết liệt, lần nào cũng chỉ phái sứ bộ biện bạch một cách hèn yếu và không mấy có hiệu lực. Chính vì thế, dưới thời Lê – Trịnh, một phần lãnh thổ đáng kể của nước ta ở vùng biên giới phía Bắc đã bị mất về nhà Thanh: “…

những đất đã mất ở Bảo Lạc, châu Thủy Vĩ cùng 3 động Ngưu Dương, Hồ Điệp, Phổ Viên ở Vị Xuyên, vẫn không thấy trả lại. Xem như thế thì đất ở biên giới nước ta bị mất về nhà Thanh còn nhiều…”[60, tr.379-381].

Ngoài việc xâm lấn dần, có khi bọn quan lại nhà Thanh còn kéo quân qua biên giới cướp phá, trắng trợn xâm phạm đến chủ quyền quốc gia. Năm 1698 viên

Quang). Năm 1701, nhân ruộng đất ở châu Lộc Bình (trấn Lạng Sơn) được mùa, bọn thổ ty phủ Tư Minh kéo quân sang cướp đoạt. Trước đó thổ ty phủ Tư Lăng đã đút lót 4.000 lạng bạc chiếm mất thôn Na Oa thuộc châu Lộc Bình. Hành động xâm phạm lãnh thổ nghiêm trọng như thế, chính quyền Lê – Trịnh cũng chỉ biết đốc thúc

“dân cày cấy ở địa hạt trong châu; khi lúa chín phải canh phòng cẩn mật hơn, đừng để cho [người nước ngoài] vượt biên vào gặt tranh mất lúa” [16, tr.52-53]... chứ không cho “động binh càn để gây hấn khích ở biên giới”. Họ chỉ ngồi chờ kết quả

mong manh của việc thương lượng biện bạch của những viên sứ giả. Chính vì những hành động bạc nhược ấy mà vào khoảng nửa sau thế kỷ XVIII, hai họ Lê – Trịnh lại để mất thêm một vùng đất rộng lớn ở phía Tây Bắc phủ Yên Tây (trấn Hưng Hóa) gồm 10 châu: Lai Châu, Luân Châu, Quỳnh Nhai, Chiêu Tấn, Hoàng Nham, Hợp Phì, Quảng Lăng (hay Tung Lãng), Tuy Phụ, Lễ Toàn và Khiêm Châu.

Việc mất một phần đất biên giới nước ta thời Lê – Trịnh là hậu quả trực tiếp của chính sách ngoại giao hèn yếu, bạc nhược của Lê - Trịnh đối với nhà Thanh và phần nào phản ánh tính chất suy yếu của chính quyền thống trị Đàng Ngoài.

Một phần của tài liệu Quan hệ đại việt trung hoa từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII qua các bộ thông sử (Trang 75)