Địa điểm buôn bán

Một phần của tài liệu Quan hệ đại việt trung hoa từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII qua các bộ thông sử (Trang 65)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.2.4.Địa điểm buôn bán

Những nơi tụ tập để buôn bán, những “chợ”, thường là những nơi thuyền bè đi lại dễ dàng được. Nó có thể là những nơi đặt ra xa xa nơi vua chúa ở để đề phòng “hậu hoạn” như Phố Hiến ở Đàng Ngoài và Fai – fo (Hội An) Đàng Trong. Các chợ họp theo phiên, ngày thường cũng vẫn có hàng , vẫn có mua bán, nhưng chỉ đến phiên chợ, các nơi mới đổ về, mang tất cả các thứ hàng có thể bán được để về bán. Người Trung Quốc cũng như những lái buôn nước ngoài khác chỉ nhằm mua vào

nơi giao dịch với lái Trung Quốc như Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên), Quảng Yên, Vạn Ninh (Móng Cái) ở Đàng Ngoài; Hội An, Huế (Thuận Hóa), Bình Thuận,Phục Lễ (Nghệ An), Nước Mặn (Quy Nhơn) ở Đàng Trong. Trong đó nổi lên vai trò của: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà, Nước Mặn.

*Kẻ Chợ (Thăng Long)

Thăng Long là trung tâm buôn bán lớn nhất ở Đàng Ngoài thời kỳ này, trong đó thương nhân Hoa Kiều chiếm số lượng rất lớn.Khi chúa Trịnh đồng ý cho các lái buôn được vào Kinh Kỳ, đã cho phép người Hà Lan, Anh được lập ra thương điếm ở bên ngoài thành Đại La bên bờ sông Hồng. Đồng thời cho phép một số thương nhân Trung Quốc sau khi đã làm thủ tục “nhập quốc tịch Việt Nam” được phép ở lại Thăng Long buôn bán song phải ở tập trung vào một nơi nhất định, đó là phường Hà Khẩu (Hàng Buồm). Thế kỷ XVII do chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Thanh nên nhiều thương nhân Trung Quốc dong buồm ra nước ngoài buôn bán rồi ở lại đó. Ở nước ta số lượng người Hoa Kiều này rất đông. Theo nhiều tài liệu để lại thì thế kỷ XVII đã có một số kiều dân Trung Quốc và Nhật Bản ở lại Thăng Long rồi. Cũng trong thời gian này, nước ta còn giao lưu với nhiều nước khác Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp... nhưng các lái buôn đến hoạt động ở Kinh Kỳ chủ yếu là người Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan.

Kinh thành Thăng Long ở phía bờ sông Hồng thường xuyên bị lở, những hiệu buôn Hoa Kiều đã tự nguyện xin tải đá về đổ kè ở đây để chống xói lở để lập thương điếm. Nơi đó có tên gọi là phường Hà Khẩu nằm trên bờ sông Hồng có cửa sông Tô Lịch đổ ra, có chợ Bạch Mã tức một phần chợ Đông cũ nên rất thuận lợi cho việc

buôn bán. Người Hoa đã chọn nơi đây để lập thương điếm của mình. Từ ấy: “Ven sông về phía Nam dần dần nổi bãi phù sa mãi ra, người đến tụ họp đông đúc. Bởi thế những phường Thái cục (nay là sau phố Hàng Bạc và Lương Ngọc Quyến); phường Đông Hà (nay thuộc phố Hàng Gai), phường Đông Các (nay là phố Hàng Bạc) nhà ở hai bên dãy phố xen liền mãi cho đến vạn hàng Mắm, vạn Hàng Bè, và đều thành ra đô hội cả” [28, tr.20]. Như vậy phường Hà Khẩu thuộc phía Nam của Thành là khu

làm thêm những chỗ cao để đề phòng có lụt.Nó biểu hiện tính cách của những người phương Đông với điều kiện tự nhiên phương Đông. Những ngôi nhà của người Hoa ở khu này đều có một kiểu kiến trúc giống nhau: Mái chống diêm, tầng dưới có cửa bùa bịt kín, tầng trên có gác thấp và một ô cửa sổ nhỏ.

Bảng 2.7:Thống kê các thuyền buôn Trung Hoa đến và đi ở Thăng Long theo ghi chép của công ty Đông Ấn Anh

Thời gian Số thuyền Trung Hoa

Thuyền thương mại và hàng hóa

3 – 8 – 1672 2 Đến từ Nhật Bản

5 – 10 – 1672 2 Đến từ phía Nam với hạt tiêu, đường,gỗ đàn hương

18 – 10 – 1672 3 Đến từ phía Nam với thuốc chữa bệnh, bông, chảo sắt

14 – 6 – 1673 1 Rời Giao chỉ đi Nhật, chở hàng tơ 26 – 7 – 1674 1 Đến từ phía Nam với bông và lưu huỳnh 19 – 1 – 1675 1 Nhổ neo đi Batavia với hàng tơ dệt gấm, gỗ

và sơn

7 – 4 – 1675 1 Đến từ Nhật với tiền đồng và bạc để mua tơ 22 – 6 – 1675 2 Nhổ neo đi Batavia

23 – 2 – 1676 1 Từ Nhật đến cùng bạc, tiền đồng, đồ sứ Trung Quốc, Nhật. Tất cả đều cho vua chúa

28 – 7 – 1676 1 Đến từ Batavia 21 – 1 – 1677 1 Nhổ neo đi Batavia

19 – 3 – 1677 2 Thuyền Đài Loan đến từ Nhật

15 – 7 – 1677 1 Đến từ Đài Loan, Hạ Môn, Quảng Châu 7 – 7 – 1678 2 Nhổ neo đi Nhật Bản

10 – 3 – 1679 2 Từ Nhật Bản đến 15 – 7 – 1679 2 Nhổ neo đi Nhật Bản

4 – 3 – 1680 1 Từ Nhật đến

Nguồn: Đỗ Trường Giang, Dương Văn Huy: Quan hệ giao thương giữa Bắc Việt Nam với Trung Quốc thế kỷ XV – XVIII, Hội thảo Vân Đồn, Quảng Ninh, 2008.

Dựa vào bảng thống kê trên ta thấy, Thăng Long là nơi mà thương nhân Trung Hoa tiến hành trao đổi, buôn bán rất nhộn nhịp. Từ Thăng Long, họ đã mang hàng hóa của Đại Việt đến nhiều nơi trên thế giới, đồng thời chở tới đây nhiều mặt hàng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhà nước và nhân dân ta. Bên cạnh Thăng Long (Kẻ Chợ), Phố Hiến cũng là trung tâm buôn bán lớn ở Đàng Ngoài thời kỳ

này trong đó nổi lên hoạt động buôn bán với thương nhân Trung Hoa.

*Phố Hiến

Mối quan hệ giao thương lớn nhất ở đây là sự giao lưu với người Trung Quốc. Người Hoa đến nước ta từ rất sớm và do nhiều nguyên nhân, nhiều thời điểm khác nhau nhưng tập trung nhất vào hai thời kì: Trước hết là thời kỳ chiến tranh Tống – Nguyên, những người Hoa đầu tiên đã đến đây lánh nạn sau đó chuyển sang buôn bán và làm nghề thủ công. Thời kỳ thứ hai vào sau chiến tranh Minh – Mãn Thanh. Khi nhà Minh không giữ được đất nước, nhiều người Hoa không chịu được ách đô hộ của nhà Thanh đã di cư sang nước ta vào thế kỷ XVII. Một nguồn gốc khác là những kiều dân chuyên buôn bán đường biển từng trú ngụ tại Vân Đồn, khi ở Vân Đồn làm ăn khó khăn, họ đã chuyển về đây. Đến Phố Hiến để thuận lợi cho việc buôn bán của mình và do quy định của nhà nước Lê – Trịnh, họ đã sống tập trung tại một khu và xây dựng thành một khu thương điếm. Do nguồn gốc của người Hoa đến nước ta không hoàn toàn mang tính chất ngoại thương như các thương điếm của người phương Tây mà nó còn mang tính chất như một khu trung cư của họ. Họ gần như định cư, hòa nhập với người Việt Nam và phong tục Việt Nam. Họ ở tập trung và lập lên phố Bắc Hòa Thượng, Bắc Hòa Trung, Bắc Hòa Hạ. Trong khu ở của họ có các ngành sản xuất thủ công, đặc biệt họ xây dựng rất nhiều đền chùa biểu hiện cho tôn giáo và tín ngưỡng của họ.

Trước khi vai trò thương nhân Hà Lan, Nhật Bản chiếm vị trí quan trọng ở Phố Hiến, người Hoa đã làm chủ thị trường nội địa và tuyến hàng hóa giao dịch

giữa Phố Hiến với các đô thị trong nước, giữa Phố Hiến với các thuyền buôn từ Trung Quốc và các nước trong khu vực đến. Từ khi các thương nhân Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp đến, vai trò chủ nhân thị trường nội địa của người Hoa không còn đứng vững nữa, họ phải chuyển sang đóng vai trò trung tâm môi giới, chuyển giao hàng hóa nội địa với khách hàng ngoại quốc và tiếp nhận hàng hóa ngoại quốc phân phối cho các khách hàng trong nước. Những thuyền buôn của người Trung Quốc đến nước ta từ các cảng Quảng Châu, Thiều Châu, Triều Châu, Phúc Kiến.Họ vượt biển đến nước ta vào mùa gió bấc, sau khi buôn bán xong họ trở về khi mùa gió nồm. Họ theo cửa sông Bạch Đằng, cửa sông Thái Bình hay cửa sông Đáy để vào Phố Hiến. Để tiện cho việc buôn bán thương nhân Hoa kiều đã lập ra Đông Đô Quảng Hội là trung tâm đón tiếp giao dịch của riêng họ với nhau. Đông Đô Quảng Hội hiện nay vẫn còn, nó như là một minh chứng nơi đây xưa kia là trung tâm hoạt động ngoại thương của người Hoa.

*Hội An

Nếu như Thăng Long là trung tâm buôn bán lớn nhất ở Đàng Ngoài thì ở Đàng Trong, vị trí đó thuộc về Hội An. Bên cạnh việc kinh dinh, mở mang và biến nơi đây thành vùng đất màu mỡ, chúng ta còn biết đến vai trò của người Hoa và cả người Nhật trong thương cảng lớn nhất của Đàng Trong là Hội An. Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, do sự phát triển của nền thương mại thế giới, ở đây dần dần hình thành một phố cảng phồn thịnh. Được sự ưu đãi của chúa Nguyễn, thương nhân Nhật, Trung Quốc đã mua đất xây phố riêng của mình ở Hội An.

Quá trình giao thương giữa các thương nhân Trung Quốc và Đàng Trong có thể diễn ra theo hai giai đoạn chính: trước năm 1635 và sau năm 1635, tức là trước và sau khi Nhật Bản ban hành chính sách Tỏa quốc. Và ở cả hai thời kỳ đều nổi bật lên vai trò của thương cảng Hội An.

Thời kỳ trước năm 1635: Ở thương cảng Hội An hàng năm đều có hội chợ quốc tế, thường gọi là mùa mậu dịch. Đây là thời gian mà các thuyền buôn nước ngoài, nhất là thuyền buôn Nhật Bản và thuyền buôn Trung Hoa đậu đầy bến cảng

là Trung Hoa và Nhật Bản trong hội chợ tại một cảng xứ này kéo dài chừng 4 tháng. Người Nhật thường chở trên thuyền của họ giá trị bằng bốn hay năm triệu bạc, còn người Tàu chở trong tàu của họ gọi là Some (thuyền mành) rất nhiều tứ lụa mịn và nhiều thứ hàng hóa khác của xứ họ” [33, tr.36].

Hội An trở thành trạm trung chuyển quan trọng cho những hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Và cũng do Đàng Trong nằm gần với Trung Quốc, nhưng quan trọng hơn là ở đây các thuyền buôn Trung Hoa có thể tìm thấy những hàng hóa mà mình cần. Cho nên các thuyền buôn Trung Hoa từ các cảng Trung Quốc đến Đàng Trong cũng chiếm một tỉ lệ không nhỏ như theo báo cáo trong Daghregister về các năm 1631 – 1634, Đàng Trong đã là một địa chỉ quen thuộc. Vào năm 1631, báo cáo ghi rõ có 5 chiếc thuyền Trung Hoa rời Trung Hoa đi Batavia, 5 chiếc khác đến Đàng Trong, 5 chiếc tới cao Miên, 2 chiếc đi Bantani, 2 chiếc đi Siam và 1 chiếc đi Singapo [32, tr.36].

Bên cạnh đó, những chiếc thuyền Châu ấn mà Nhật Bản gửi đi do các Hoa thương người Phúc Kiến đảm nhận đến các khu vực buôn bán trong thế kỷ XVII, thì Quảng Nam (Hội An) luôn chiếm một vị trí quan trọng, chiếm hơn 31% tổng số Châu ấn thuyền do các thương nhân Phúc Kiến phụ trách từ năm 1603 – 1624 (14/45 chiếc thuyền).

Sự hoạt động thương mại một cách nhộn nhịp giữa các thương nhân Nhật Bản và các Hoa thương diễn ra được vài năm, cho đến những năm 30 của thế kỷ XVII, các thuyền buôn Chân ấn đến Đàng Trong thưa thớt dần, hoạt động buôn bán trực tiếp giữa người Hoa và người Nhật giảm dần. Đến năm 1635, Nhật Bản thực thi chính sách Tỏa quốc (Sakoku) thì người Nhật ở Đàng Trong cũng như một số nước Đông Nam Á khác bắt buộc phải trở về nước. Thương cảng Đàng Trong thời kỳ này vốn nhộn nhịp bởi các thương nhân Nhật Bản và các Hoa thương giờ đây chỉ còn lại mỗi thương nhân Trung Quốc.

Thời kỳ sau năm 1635: Việc Nhật Bản thực thi chính sách Tỏa quốc có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế ngoại thương Đàng Trong thời kỳ này. Nhưng sự gia tăng các hoạt động thương mại của Hoa thương ở Đàng Trong, cũng như các

thương cảng Đông Nam Á đã góp phần làm ổn định trở lại tình hình thương mại khu vực. Chúa đã giành cho người Hoa nhiều ưu đãi ở Đàng Trong, nhất là trong công việc thương mại cũng giống như Chúa đã giành cho người Nhật trước năm 1635.

Tại thương cảng Hội An, người Hoa nắm trong tay công việc tàu vụ của thương cảng. Trong các hoạt động thương mại với thị trường nội địa, họ cũng bao mua các hàng hóa trong vùng để đến kỳ hội chợ, họ cung cấp cho các tàu buôn các nước.Mặt khác, họ mang những hàng hóa đi bán khắp các hang cùng ngõ hẻm. Bên cạnh đó, các Hoa thương ở Hội An làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến hoặc có nguồn cung cấp hàng hóa từ các tàu buôn đến từ các thương cảng của Trung Quốc. Rồi từ đó, họ chuyển hàng hóa đến các thương cảng khác ở Đông Nam Á và Nhật Bản, hoặc bán cho các tàu buôn phương Tây vào mùa hội chợ.

“Thành phố Hội An như một cái kho chung của tất cả các hàng hóa và là nơi trú ngụ của các thương nhân người Hoa với bến đậu dọc theo bờ một con sông vướng đầy ghe thuyền” [27, tr.49].

Việc buôn bán ở Đàng Trong gặp thuận lợi lớn nhờ vị trí của xứ này. “Lý do có nhiều thương nhân Trung Hoa như vậy hàng năm từ Trung Quốc đến Quinam là vì có thể tìm thấy ở đây một trung tâm buôn bán với các nước và các vùng lân cận. Hồ tiêu được trở tới đây từ Palembang, Pahang và các vùng lân cận, long não từ Borneo, gỗ vang, ngà voi, serong bourang, gumrac, đồ sứ thô và các hàng hóa khác. Với các thứ còn lại, họ có thể mua thêm hồ tiêu, ngà voi, bột gia vị bạch đậu khấu ở Quinam... Do đó, thuyền của họ trở về Trung Hoa thường là đầy hàng” [63,

tr.103]. Đồng thời hàng hóa phong phú của xứ Quảng Nam chắc chắn đã thu hút các

thương gia người Hoa. Một thương gia người Hoa đã nói “Từ phủ Quảng Châu do đường biển đến xứ Thuận Hóa, đường gió thuận thì chỉ ba ngày ba đêm, vào cửa Eo, đến phố Thanh Hà ở Phú Xuân, vào cửa Đại Chiêm, đến phố Hội An ở Quảng Nam cũng thế. Từ Quảng Châu đến xứ Sơn Nam (cảng chính ở xứ Đàng Ngoài) lại gần hơn, chỉ một ngày hai đêm. Nhưng thuyền từ Sơn Nam thì chỉ mua được một

Nam về thì các hàng không món gì không có, các nước phiên không kịp. Phàm hóa vật sản xuất ở các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Bình Khang và dinh Nha Trang, đường thủy, đường bộ, đi thuyền, đi ngựa đều hội tập ở phố Hội An, vì thế người khách phương Bắc đều tụ tập ở đấy để mua về nước. Trước đây hàng hóa nhiều lắm, dù trăm chiếc tàu to chở cũng không hết được” [63, tr.82].

Khoảng cuối thế kỷ XVII, hoạt động buôn bán ở Hội An đều lọt vào tay Hoa thương. Trong ghi chép của một lái buôn Anh, Bowyear đến Đàng Trong năm 1695

viết như sau: “Faifo gồm một con đường phố trên bờ sông và hai dãy nhà, có khoảng 100 nóc nhà của Trung Quốc, cũng có 4, 5 gia đình người Nhật. Xưa kia, người Nhật là cư dân chính và làm chủ thương mại ở hải cảng này, nhưng số ấy cũng giảm bớt và của cải của họ cũng sút kém, sự quản trị công việc buôn bán hiện nay lọt vào tay người Trung Quốc, họ có ít nhất mười hoặc mười hai chiếc thuyền hàng năm từ Nhật, Quảng Đông, Siam, Cambodia, Manila và đến từ Batavia” [37,

tr.421]. Dưới đây là bảng số ghe Trung Hoa từ các nước Đông Nam Á tới Nhật Bản. Bảng 2.8: Số ghe Trung Hoa từ các nước Đông Nam Á tới Nhật Bản. Thời gian Thăng Long Quảng Nam Cam- bô-đi-a Si-am Pa-ta- ni Ma- lắc-ca Gia- các-ta Ban- tam 1647- 1650 7 11 4 --- 1 --- 4 --- 1650- 1660 15 40 37 28 20 --- 2 1 1660- 1670 6 43 24 26 9 2 12 --- 1670- 1680 12 40 10 2523 2 --- 31 1 1680- 1690 12 29 9 25 8 4 18 --- 1690- 1700 6 30 22 20 7 2 16 1

Dựa vào bảng số liệu trên,chúng ta thấy khoảng 30% số thuyền của thương nhân Trung Hoa đến Nhật Bản xuất phát từ Đàng Trong (Hội An). Điều đó chứng minh vai trò quan trọng của Đàng Trong cũng như của Hội An trong nền thương mại giữa Trung Hoa và Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Quan hệ đại việt trung hoa từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII qua các bộ thông sử (Trang 65)