Các vấn đề quan hệ thương mại

Một phần của tài liệu Quan hệ đại việt trung hoa từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII qua các bộ thông sử (Trang 50)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.2. Các vấn đề quan hệ thương mại

Lái nước ngoài người Á Đông qua lại buôn bán ở Việt Nam, trước hết phải kể người Trung Quốc, rồi người Nhật. Ngoài ra còn có người Xiêm, Lào, Mã Lai, Phi – luật – tân, Inđônêxia. Những lái này đã xuất hiện từ khi Vân Đồn được mở ra buôn bán.Và người Trung Quốc không những vào Việt Nam buôn bán bằng con đường biển, lại còn bằng đường bộ ở biên thùy Trung – Việt các miền Cao Bằng, Lạng Sơn nữa. Một mặt khác, họ còn theo những bọn phong kiến thống trị Trung Quốc xâm lăng sang sinh cơ lập nghiệp ở Việt Nam từ lâu đời. Vì vậy ở những nơi hang cùng ngõ hẻm, những nơi rừng núi heo hút lắm khi cũng thấy có một cửa hiệu Trung Quốc hoặc thường thường có những người Trung Quốc bán rong đi khắp nơi bán hàng. Họ là những người đầu tiên buôn bán với Việt Nam và sau này khi các lái phương Tây thất bại trong việc buôn bán với Việt Nam thì chính họ lại là những người đứng ra nắm lấy tất cả những mối quan trọng trong việc buôn bán.

Ngay năm 1695, lái Anh Bô – ia (Bowyear) cũng đã thấy toàn bộ thương mại ở Fai – fo (Hội An) là do người Trung Quốc nắm.

Mặt khác thời kỳ này, hoạt động ngoại thương Đại Việt, Trung Quốc cũng được mở rộng hơn, không chỉ vùng phía Nam Trung Quốc tiến hành buôn bán với Việt Nam mà còn có cả các thương nhân từ Vân Nam, Tứ Xuyên, thương thuyền từ Ninh Ba miền Trung Trung Quốc cũng đến Đại Việt buôn bán. Tất cả tạo nên mạng lưới thương mại liên vùng rộng lớn và gắn với hệ thống thương mại khu vực.

Đại Việt trở thành mắt xích quan trọng trong tuyến thương mại giữa các cảng thị Trung Quốc với các cảng thị Nhật Bản và Đông Nam Á tạo nên những tam giác thương mại hay mạng lưới thương mại có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau.

Giáo sĩ Kôp – phơ – le năm 1755 ước lượng số người Trung Quốc buôn bán ở Việt Nam ít nhất cũng là ba vạn người. Như vậy, có thể thấy hoạt động thương mại giữa Đại Việt và Trung Hoa thời kỳ này đã rất sôi động và nhộn nhịp. Cái nhìn toàn diện về quan hệ thương mại với Trung Hoa thời kỳ này được thể hiện rất rõ

trong các nội dung: tính chất của quan hệ buôn bán; hàng hóa buôn bán; định thuế, luật lệ và giá cả buôn bán; địa điểm buôn bán.

2.2.2.1. Tính chất của quan hệ buôn bán

Một đặc điểm chung trong chính sách ngoại thương của chúa Trịnh cũng như chúa Nguyễn là tính chất thụ động trong buôn bán. Hầu như các chúa đều mới chỉ mời gọi thương nhân các nước vào Việt Nam buôn bán mà chưa có một chỉ dụ, chính sách nào kêu gọi hay tạo điều kiện cho thương nhân trong nước vượt biển lớn ra nước ngoài buôn bán.

Thời kỳ này, hoạt động thương mại triều cống của Việt Nam với Trung Hoa vẫn diễn ra. Dưới danh nghĩa sứ thần của triều đình Lê – Trịnh, ở Đàng Ngoài có ít nhất 38 sứ bộ được cử sang Trung Hoa. Nhiệm vụ chủ yếu của các sứ bộ này là đi cống theo định kỳ, đồng thời tiến hành mua bán hàng hóa, vật dụng cho triều Lê – Trịnh. Nhưng hoạt động thương mại triều cống thời kỳ này mang tính công khai và hoạt động mạnh mẽ hơn thời kỳ trước bởi chính quyền cũng có chính sách nới lỏng và phát triển thương mại nhất là với ngoại thương Trung Quốc. Trong quá trình

thực hiện “thương mại - triều cống”, thực chất chính quyền phong kiến Trung Hoa lấy phương thức “tặng thưởng” để mua những “cống phẩm” của các nước triều cống trong đó có Đại Việt. Loại cống phẩm này thực tế là một loại “thương phẩm biến thái”. Hệ thống vật phẩm triều cống lúc đó gồm ba bộ phận. Đó là: phương vật

tiến cống; vật phẩm mà quốc vương các nước gửi biếu; vật phẩm mang theo (hay tự

mang theo của các sứ thần). Các “mặt hàng” này cụ thể là: vàng bạc, hương liệu

(đặc biệt là kỳ nam)…

Ngoài những hoạt động thương mại mang tính chính thức như thương mại triều cống thì những hoạt động phi chính thức lại nhộn nhịp hơn hẳn, những hoạt động thương mại này hầu như bao trùm những quan hệ giao thương giữa Đại Việt với các nước trong khu vực trong đó có mối quan hệ giữa Đại Việt với Trung Quốc bởi sự tăng nhanh cả về quy mô, cường độ của hệ thống thương mại khu vực Đông Á.

chuyển hàng hóa của Trung Quốc, nó có vẻ bị động do “không có sự thúc đẩy của cơ sở kinh tế bên trong” [77, tr.487], ngay như việc “người Trung Quốc và người Nhật đến Đàng Ngoài và Đàng Trong cũng là do sự chủ động của người Trung Quốc và Nhật Bản” [74, tr.70].

Sự tăng trưởng của nền ngoại thương của mỗi quốc gia phải tính đến số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu với khối lượng tương đương ở cả hai chiều. Thực trạng của một nền kinh tế sản xuất ít có khả năng tạo thành những sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, ổn định với số lượng phong phú... là một trong những nguyên nhân căn bản lí giải cho sự tăng trưởng chậm chạp và tính lệ thuộc của kinh tế thương mại Đại Việt. Nền kinh tế trong nước chưa tạo được những cơ sở thiết yếu cho sự phát triển của ngoại thương. Ngược lại, kinh tế ngoại thương cũng chưa trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ đối với nền kinh tế trong nước. Thêm vào đó những diễn biến chính trị phức tạp ở cả hai miền, cuộc chiến tranh dai dẳng của hai họ Trịnh – Nguyễn là một trong những yếu tố căn nguyên chính yếu khiến cho nhân tố kinh tế xã hội mới không có điều kiện để phát triển.

Các lái buôn phương Tây đến nước ta đều có một nhận xét về việc từ khoảng thế kỷ XVI trở đi, trên đại dương vắng bóng các thuyền buôn Việt Nam ra nước

ngoài buôn bán. Trong ghi chép của mình tác giả WJ.Buch đã viết: “Trước thế kỷ XVI người ta thấy cờ của các tàu buôn Bắc Kỳ bay phấp phới trên các bờ biển Trung Hoa, Hải Nam và họ làm ăn cũng khá”. Nhưng sau đó chỉ thấy thuyền buôn

các nước đến mà không thấy người Việt Nam đi buôn bán ở những nơi khác. Tác

giả C.May bon cũng cho rằng: “Bản thân người An Nam chỉ buôn bán dọc bờ biển từ cảng này sang cảng kia, từ vịnh Đàng Ngoài đến vịnh Xiêm” [51, tr.34].

Alexandre de Rhodes trong cuốn Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài đã chỉ ra 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:

1. Sự cấm đoán ngăn cản của Nhà nước vì muốn bảo vệ công dân và những nguồn thuế cho triều đình.

2. Do kĩ thuật đi biển và chất lượng tàu thuyền của người Việt không được tốt nên họ không thể đi xa được.

3. Vốn liếng của các thương nhân người Việt quá ít.

Đặt trong bối cảnh Đại Việt lúc bấy giờ: vốn liếng, kĩ thuật… chính là những trở lực của sự phát triển của thương mại. Tuy nhiên, sự cấm đoán của Nhà nước là không hoàn toàn đúng đối với bối cảnh Đàng Trong. Vì các chúa nguyễn luôn có những chính sách nhằm thúc đẩy thương nghiệp phát triển. Những kiến giải không hoàn toàn xác thực nhưng đã chỉ ra một vấn đề bản chất trong tư tưởng kinh tế của nhà Lê – Trịnh.

Xét một cách toàn diện, quan hệ thương mại Đại Việt – Trung Hoa thời kỳ này là sự buôn bán giữa một nước phong kiến lạc hậu với một nước có trình độ kỹ nghệ cao hơn hẳn. Các thương nhân Trung Quốc khi đến Đại Việt buôn bán đều phải chờ đợi rất lâu thì mới có đủ hàng để thuyền nhổ neo. Bởi vì chưa có hàng làm sẵn trước ở trong nhà cho đến khi những người thợ thủ công nhận được tiền đặt hàng của các thương nhân nước này, cho nên những tàu thuyền đến mua hàng bắt buộc phải chờ đợi trong tất cả thời gian chờ họ sản xuất ra hàng hóa, khoảng 3 đến 5 tháng. Không phải bao giờ phải đặt tiền thì mới đi làm hàng nhưng rõ ràng điều này cũng nói nên một điều rằng: Những sản phẩm của Đại Việt không phải do một nền công nghiệp thịnh vượng mà chỉ là những sản phẩm thủ công sản xuất ra, nhiều ít quyết định ở chỗ người mua hàng, người đặt hàng nhiều hay ít.

Quan hệ thương mại giữa Đại Việt và Trung Hoa thời kỳ này không chỉ mang tính chất triều cống mà còn mang nặng tính thụ động, phụ thuộc. Những đặc quyền về thương mại giành cho thương nhân Trung Quốc chính là những minh chứng chứng minh cho điều đó.

Một phần của tài liệu Quan hệ đại việt trung hoa từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII qua các bộ thông sử (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)