Hàng hóa buôn bán

Một phần của tài liệu Quan hệ đại việt trung hoa từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII qua các bộ thông sử (Trang 53)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.2.2.Hàng hóa buôn bán

Chủ trương cấm tư nhân buôn bán thời nhà Minh (1371 – 1567) là cơ hội tốt để Việt Nam mở rộng thị trường ở khu vực Đông Nam Á. Chủ trương này khiến cho thương nhân Trung Quốc đua nhau sang Việt Nam vừa để trao đổi buôn bán, vừa để đặt cơ sở giao lưu kinh tế với Nhật và phương Tây. Đầu thế kỉ XVI, số thương nhân Trung Quốc sang nước ta ngày càng đông. Những hàng hóa họ mang

cho vua quan: Diêm tiêu, chì, đồ sứ, gấm vóc, chè... Hàng hóa họ mua về là những sản phẩm tự nhiên, quý hiếm của nước ta như gỗ quý, trầm hương, xạ hương, dạ quế, vây cá, yến sào và các sản phẩm thủ công đặc biệt như tơ sống, lụa, đường, đồ gốm... Trước tiên là những hàng hóa Đại Việt bán ra cho Trung Hoa.

*Hàng hóa bán ra

Trong giai đoạn này, gạo là loại hàng hóa được thu mua nhiều nhất. Thậm chí, có những thời điểm thương nhân Trung Quốc thu mua gạo nhiều đến mức làm giá gạo của nước ta tăng cao, hình thành nên những khu chợ để đong gạo, nguồn dự trữ gạo trong nước bị đe dọa buộc chính quyền các Chúa phải hạn chế việc thu mua

này bằng việc “… định giá mua bán, mở đóng có chừng mực…”[17, tr.259]. Gạo

trở thành mặt hàng được thu mua nhiều như vậy không chỉ vì nó mang lại lợi nhuận lớn mà còn nhằm đáp ứng cho thị trường rộng lớn của Trung Quốc, và đặc biệt phục vụ nhu cầu của các cuộc chiến tranh bình định, xâm lấn đất đai. Chẳng hạn, như vào năm 1758 khi nhà Thanh bắt đầu cuộc tấn công và xâm chiếm đất đai của người Duy Ngô Nhĩ (sau là vùng Tân Cương) thương nhân Trung Quốc đã thu mua gạo ở

nước ta trên quy mô rất lớn: “... mành buôn Trung Quốc hợp đồng ở cửa biển vùng đông nam, cho thuyền nhẹ đi các nơi đong gạo, dân gian thấy giá gạo đắt, dốc ra để bán…”[17, tr.259].

Thế kỷ XVI, mặt hàng buôn bán chủ yếu ở Đại Việt chính là gốm sứ. Thị trường gốm sứ Trung Hoa đóng cửa là cơ hội tốt cho gốm sứ Đại Việt phát triển.

Trung tâm gốm Bát Tràng nằm bên bờ sông Hồng, ở khoảng giữa Thăng Long và Phố Hiến trên đường thủy nối liền hai đô thị này, là cửa ngõ thông thương với thế giới bên ngoài nên sản phẩm gốm sứ Việt Nam đã đến với ngoại quốc nhanh chóng và tiện lợi. Sản phẩm gốm Bát Tràng phong phú bao gồm nhiều loại hình như bát, đĩa, chậu, bình vôi... với hoa văn trang trí có đặc thù riêng.

Gốm Chu Đậu, Hợp Lễ đã được xuất khẩu sang các nước trong đó có Trung

Quốc. Sản phẩm gốm xuất khẩu Chu Đậu từ nơi sản xuất, “ngược sông Thái Bình đến Nấu Khê, hoặc xuôi sông Thái Bình sang sông Luộc đến Phố Hiến. Từ Phố

Hiến, đồ gốm sứ theo thuyền buôn đến Trung Quốc, Nhật Bản hay các nước phương Tây” [45, tr.483].

Để bù đắp cho sự thiếu hụt tơ lụa và gốm sứ đối với thị trường tiêu thụ, tơ lụa và gốm sứ Đàng Ngoài đã nhân cơ hội này thúc đẩy tiêu thụ mạnh ở các thị trường khác. Vào thời kì này, một số trung tâm tơ lụa phát triển ngay trong hoặc gần phạm vi kinh thành Thăng Long. Trong mặt hàng buôn bán tơ lụa này thương nhân Trung Hoa đóng vai trò quan trọng, tỏ ra hết sức năng động nhất là thương nhân Quảng Châu và Phúc Kiến. Theo công ty Đông Ấn thì việc Hoa thương đầu tư vào vào việc

buôn bán Đàng Ngoài đạt khoảng 2/3 số vốn đầu tư của VOC. “Nếu lượng này chính xác thì có khoảng 9.009.352 guilders đã được Hoa thương đầu tư chủ yếu vào tơ lụa Đàng Ngoài trong 7 thập niên cuối thế kỷ XVII” [22, tr.385]. Cũng theo thống

kê của công ty VOC thì trong nhiều năm số lượng vốn đầu tư vào buôn bán ở Đàng Ngoài của Hoa thương thậm chí có khi còn vượt con số đầu tư của Hà Lan. Chẳng hạn như năm 1664, Hoa thương mang đến Đàng Ngoài 200.000 lạng bạc (khoảng 570.000 guilders) để thu mua tơ lụa cho thị trường Nhật Bản trong khi người Hà Lan chỉ cung cấp được 347.989 guilders cho mùa buôn bán năm đó. Không những thế, để bù đắp cho sự thiếu hụt tơ lụa trên thị trường, các Hoa thương năng động đã đưa nhiều tơ lụa từ Trung Quốc vào Đàng Ngoài từ phía Nam rồi các thuyền buôn nước ngoài và cả những thuyền buôn Trung Hoa lại tái xuất đi các thị trường khác cùng với tơ lụa được sản xuất ở Đàng Ngoài.

Ở Đàng Trong cũng có phường dệt lụa ở huyện Hưng Trì, chia thành 3 ấp, mỗi ấp 10 nhà, mỗi nhà 15 thợ dệt. Từ Thuận Hóa đến Quảng Nam, đâu đâu cũng có dệt lụa và chúa Nguyễn đã định thuế lụa hàng năm. Mỗi năm chúa Nguyễn thu

được tơ lụa khoảng ngót 15.000 tấm thuế tơ lụa. Ghi chép của Poivre cho biết “lụa ở Đàng Trong so với Trung Quốc thì hơn hẳn về phẩm chất và tinh tế, tơ đẹp nhất của Quảng Ngãi. Người Trung Quốc mua rất nhiều mà kiếm rất nhiều lãi từ 10 - 15%” [74, tr.236 – 239].

có ở một số nơi ở Đông Nam Á mà thôi. Đó là sản sản phẩm nổi tiếng nhất và quý

nhất ở Chămpa. Trong tác phẩm Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn có viết: “Muốn phân biệt trầm hương với kỳ nam thì lấy hình chất khí vị mà phân biệt. Trầm hương thì cứng, nặng, ít thơm, sắc nhạt, vị đắng, kỳ nam thì mềm, nhẹ, có hơi dầu, thơm mát, vị gồm đủ cay, chua, ngọt, đắng; đốt trầm hương thì khói hết xoáy rồi mới tan, đốt kỳ nam thì hương khói lên thẳng mà dài. Trầm hương thì có thể giáng khí. Kỳ nam có thể chữa bệnh trúng phong, đàm suyễn, cấm khẩu, mọi chứng, mài vào nước mà rỏ và đốt khói cho hương vào mũi thì tỉnh lại ngay. Đau bụng đầy tức mà ngậm thì khỏi ngay. Lại trừ được tà khí, uế khí nên ở chỗ hành dịch, hành quân không thể không dùng” [20, tr.331]. Năm 1600, kỳ nam hương đã được miêu tả như sau: “kỳ nam hương màu đen có dầu và giá 50 cruzados một catty nơi người Bồ Đào Nha, trong khi đó, tại chính nơi sản xuất, nó có giá ngang với bạc, bao nhiêu kỳ nam hương là bấy nhiêu bạc” [63, tr.119]. Một số thương gia Trung Hoa cũng thấy bõ

công khi phải chờ đợi cả năm để mua đủ số lượng kỳ nam hương để mang sang

Nhật, tại vì: “Tại nơi thu gom, kỳ nam hương giá 5 ducats (khoảng 5 reals hay 4 -5 lạng), một pound (450 gr), nhưng tại cảng Đàng Trong, kỳ nam hương sinh lời nhiều hơn và chắc chắn không dưới 15 ducats một pound. Một khi được trở tới Nhật, kỳ nam hương giá hai trăm ducats một pound” [63, tr.119].

Gỗ quý là một trong những mặt hàng xuất khẩu khác được sản xuất tại chỗ.

Trong “Phủ biên tạp lục”, Lê Quý Đôn có viết “vùng xung quanh Huế có đầy cây cổ thụ nhiệt đới, có những thân cây chu vi dài tới mười sải tay” [20, tr.211]. Tình

trạng này vẫn còn kéo dài đến thế kỷ XVIII khi quân đội miền Bắc tràn vào đóng tại Huế. Theo Lê Quý Đôn, hơn 30.000 lĩnh và người phục dịch đóng trại tại đây trong

một năm và “không những gỗ kiền kiền, gỗ sao, đến cả gỗ trắc và gỗ giáng hương chứa đầy một gian để làm củi” [20, tr.208]. Tác giả Poivre cũng cho thấy sự phong phú về gỗ “Đàng trong có gỗ hồng mộc, gỗ lim, gỗ sapan, quế, kỳ nam, gỗ đàm hương và nói chung là mọi thứ gỗ tốt hơn là bạn có thể timg thấy ở Ấn Độ” [63,

tr.123]. Điều này giúp chúng ta hiểu thêm tại sao đến trước thế kỷ XVIII, gỗ quý mà rẻ. Theo Phủ biên tạp lục, các thương gia Quảng Đông có mua 100 cân (50kg) gỗ

mun với giá 6 mace (10 mace = 1 quan), cùng với số lượng ấy gỗ quang dầu chỉ có giá 1 quan và gỗ bách là 1,2 quan.

Trong các báo cáo hành trình của người châu Á cũng như châu Âu, vàng luôn đứng đầu dang sách các sản phẩm xuất khẩu của Đàng Trong. Vàng là một đặc sản xứ Quảng Nam. Ở đây có nhiều núi sản xuất vàng. Các chúa Nguyễn đặt hội đãi vàng ở các phủ, gọi là thuộc kim hộ, mỗi thuộc hơn 40 thôn, phường, được miễn suất đinh, cho đi lấy vàng. Các thương nhân phương Tây đến Đàng Trong: Hà Lan, Anh, Pháp đến Hội An đều ca ngợi vàng ở đây. Thương gia Anh là Chapman nói:

“Đàng Trong là xứ sở của vàng, vàng ở đây tốt đẹp nhất và tinh khiết nhất thế giới”

[74, tr.244]. Vàng có thể mua được nhiều như thế, và cũng bán dược lãi rất nhiều.

“Vàng đó, chở đi trên những chuyến tàu, sẽ đến nơi vào khoảng tháng 5 và bán ngay ở Quảng Đông đem lại 100 phần trăm lãi” (Poa – vơ – rơ).

Hồ tiêu cũng là đặc sản của Đàng Trong.Hồ tiêu trồng nhiều nhất tại tổng Bái Trời, huyện Minh Linh. Hàng năm chúa Nguyễn sai quan quản đến thu mua mỗi gánh 5 quan tiền chở về Hội An, Thanh Hà bán cho thương nhân Trung Quốc, không cho dân địa phương bán riêng. Mỗi tạ hồ tiêu giá 5 đến 6 quan, khách buôn về Quảng Đông.

Đường cũng là một thứ hàng bán được rất nhiều. Đường trắng và mịn hạt. Đường phèn thì tinh khiết, trong suốt và phẩm chất tốt. Người Trung Quốc mua rất nhiều, đem tán ra và về nước bán lãi từ 30 đến 40 phần trăm.

Như vậy, phần lớn những hàng xuất khẩu của Đại Việt là những sản phẩm của tự nhiên. Những loại lâm, thổ, hải sản như hương liệu, ngà voi, gỗ... đã được khai thác để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Được thừa hưởng lợi thế của một môi trường sinh thái phổ tạp, nhiệt đới và khả năng tái sinh nhanh và chỉ số đa dạng về giống loài cao, nhưng sau nhiều thế kỷ khai thác, nguồn tài nguyên đó cũng dần cạn kiệt. Vì vậy cho đến thế kỷ XVIII, hương liệu và một số loại thương phẩm chủ yếu của Đại Việt bị mất giá, không tìm kiếm được nhiều lợi nhuận từ thị trường khu vực, Đại Việt đã mất dần đi sức hấp dẫn đối với các thương gia nước ngoài.

Khi sang buôn bán ở Đại Việt, thương nhân Trung Hoa không chỉ mua hàng từ Đại Việt về nước mà còn mang đến đây những hàng hóa Đại Việt cần để thu được lợi nhuận tối đa. Hàng hóa mà các thương thuyền Trung Hoa mang đến Đại Việt chủ yếu là vải, lụa, gấm vóc, giấy, diêm sinh, diêm tiêu,..., mặt hàng đầu tiên là tơ lụa.

Để bù đắp cho sự thiếu hụt tơ lụa trên thị trường, các Hoa thương năng động đã đưa nhiều tơ lụa từ Trung Quốc vào Đàng Ngoài từ phía Nam rồi các thuyền buôn nước ngoài và cả những thuyền buôn Trung Hoa lại tái xuất đi các thị trường khác cùng với tơ lụa được sản xuất ở Đàng Ngoài.

Bảng 2.4: Lượng tơ sống nhập khẩu từ Trung Quốc của Đàng ngoài

Năm Kin Năm Kin

1640 9,350 1647 --- 1641 20,750 1648 --- 1642 --- 1649 26,500 1643 580 1650 30,500 1644 --- 1651 120,827 1645 1,00 1652 --- 1646 3,700 1653 30,700

Nguồn: Nagazumi Yoko, Quan hệ thương mại của Nhật Bản với Đàng Ngoài nửa đầu thế kỷ XVII, ĐH kinh tế Josai, Saitama, Nhật Bản, 1992, tr36.

Trong buôn bán, số tơ mà Đàng Ngoài xuất ra nước ngoài chủ yếu được sản xuất trong nước. Tuy nhiên, để đảm bảo đủ nguồn hàng cho các thuyền buôn ngoại quốc đồng thời nhằm thỏa mãn yêu cầu của một số chủ hàng về loại tơ có chất lượng cao nên Đàng Ngoài vẫn phải nhập thêm một số lượng tơ lụa từ Trung Quốc. Số tơ này chính là do các Hoa thương từ miền Nam Trung Quốc đưa sang.

Ngoài mặt hàng tơ lụa, thuyền buôn Trung Hoa cũng mang đến Đàng Ngoài lượng lớn gốm sứ Trung Quốc và gốm sứ Nhật Bản chủ yếu là cung cấp cho chính quyền. Chỉ tính riêng năm 1676, Hoa thương đã chuyển vào Đàng Ngoài 9000 tiêu bản gốm sứ Trung Quốc và xấp xỉ 100.000 tiêu bản gốm sứ Nhật Bản. Số hàng hóa

này không những cung cấp cho thị trường Đàng Ngoài mà còn được tái xuất khẩu sang thị trường khác.

Bảng 2.5: Đồ sứ nhập từ Nhật Bản vào Đàng Ngoài theo mậu dịch thuyền mành

Năm Thuyền Từ Mô tả

2/1676 2 thuyền Trung Quốc Nhật Bản - Với bạc, tiền và đồ sứ Nhật Bản 1676 1 thuyền Đài Loan Nhật Bản - 32000 chiếc chén, 17400 các loại khác nhau, 39900 bát đĩa tráng men, 4800 chiếc chén uống rượu loại nhỏ,500 chiếc ấm trà, 2000 chiếc bát ăn cơm lớn, 10 chiếc đĩa lớn (Tổng số là 96610)

- Từ hai chiếc thuyền này, chúa Trịnh đã mua 7000 chiếc chén vẽ rồng, 2000 loại nhỏ cùng loại, 7000 bát đĩa tráng men, 1000 ấm trà loại nhỏ, 10 chiếc đĩa lớn, 10 chiếc bình có tay cầm, 50 chiếc chén thô, 200 chiếc chén trà.

- Quan tổng trấn mua: 5000 chiếc chén, 1000 loại nhỏ cùng loại, 3000 đĩa trà, 4000 chiếc chén uống trà loại nhỏ, 5 chiếc đĩa lớn, 600 chiếc đĩa vẽ rồng.

2/1681 1 thuyền Trung Quốc

Nhật Bản - 5 bọc rơm đựng đĩa loại nhỏ, có 1 với loại chén trà màu trắng, 150 bát ăn cơm, 170 loại đĩa cùng loại, 100 chiếc ấm đựng rượu loại nhỏ, 20 thùng bát ăn cơm loại thường, 1 chén uống rượu loại nhỏ cùng loại, 30 chiếc ấm, 10 chiếc ấm uống rượu loại nhỏ như món quà dâng tặng vị Chúa đời trước, 5 chiếc ấm

quan tổng đốc.

(Tổng số là 477 bọc rơm và 45) 3/1681 1 thuyền

Trung Quốc

Nhật Bản - 200 gói rơm đựng chén sứ, có 25 ấm uống rượu loại nhỏ thông thường, 2 bọc có những món tiền nhỏ, chim nhỏ, sư tử và những thứ kèm theo, 105 bọc rơm có bát đĩa trang trí cá, 8 ấm uống rượu loại nhỏ, dâng tặng quan Thống đốc 5 ấm uống rượu.

(Tổng số là 305 bọc rơm, 2 ấm và 38) Tổng

số

96.693 tiêu bản, 782 bọc rơm và 2 ấm

Nguồn: Miki Sakuraba (2008), “Đồ sứ Nhật Bản xuất khẩu đến Việt Nam và Đông Nam Á thế kỷ XVII”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 9,10.

Một trong những mặt hàng mua vào được coi là hàng “đặc biệt” là vũ khí và nguyên liệu phục vụ chiến tranh. Có thể nói, vũ khí là mối quan tâm hàng đầu của các chúa Trịnh và chúa Nguyễn khi giao thương với các thương gia nước ngoài. Trong bức thư đầu tiên gửi cho Mạc phủ Tokugawa ở Nhật Bản, chúa Nguyễn

Hoàng đã viết “... Ngoài ra còn có một phong thư yêu cầu chuyển lên cho Ngài, để chỉ thị cho Hiển Quý dưới quyền trở về nước rồi kết thành anh em cho hợp với nghĩa kết giao của trời đất. Nếu được vậy xin trợ giúp cho đồ quân dụng gồm bốn thứ (diêm sinh, sơn và khí giới) để sung cho quốc dụng. Ta cảm đức vô bờ, ngày khác xin đến thăm hỏi. Nay kính thư” [59, tr.169]. Vũ khí được sử dụng cho chiến

tranh với họ Trịnh. Chúa Nguyễn Phúc Tần có lần nhờ giáo sĩ Marque nhận 1000 nén bạc sang Ma Cao để mua vũ khí.

Trong các mặt hàng mua vào thì đồng cũng là một mặt hàng rất quan trọng. Trước hết đồng là một món hàng cần thiết cho phong kiến thống trị đúc súng. Họ còn dùng đồng để đúc ra những đồ chủ yếu để tượng trưng cho sự thống trị của họ, những cái đỉnh, cái vạc hoặc những đồ, nghi tượng khác bằng đồng. Nhưng đồng

còn dùng vào làm một vật không thể thiếu được khi kinh tế hàng hóa đã phát triển khá rồi, tức là dùng để đúc tiền đồng. Năm 1617, những thuyền buôn ở Quảng Đông, Phúc Kiến hay Nhật Bản thường chở đồng đến bán, nhà nước thu mua tất cả, cứ 100 cân đồng thì trị giá 40, 50 quan tiền kẽm.

Hàng hóa mang giá trị văn hóa, tinh thần gồm: sách, kinh Đại Tạng. Việc thường xuyên sai người sang mua sách cho thấy điểm tiến bộ trong tư tưởng của nhà nước cầm quyền khi đã phần nào chú ý đến việc du nhập tri thức từ một trung

tâm văn hóa lớn. Đặc biệt là “… năm 1714… Chúa thân chế bài văn bia để ghi, sai

Một phần của tài liệu Quan hệ đại việt trung hoa từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII qua các bộ thông sử (Trang 53)