Việc mở rộng lãnh thổ Đàng Trong

Một phần của tài liệu Quan hệ đại việt trung hoa từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII qua các bộ thông sử (Trang 78)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.3.2. Việc mở rộng lãnh thổ Đàng Trong

Gần như đối lập với cách cư sử của của chính quyền Đàng Ngoài đối với người Hoa, luôn có thái độ nghi kỵ, lo lắng và dè dặt thì chính quyền Đàng Trong nhìn chung đã thực hiện một chính sách cởi mở, trọng thị đặc biệt đối với người Hoa, dựa vào họ để phát triển lực lượng, xây dựng kinh tế và mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

Việc các chúa Nguyễn khai phá xứ Đàng Trong nằm trong thời kỳ mà sự di cư của người Hoa ra hải ngoại với số lượng đông đảo và đi vào có tổ chức. Do những biến động của tình hình kinh tế chính trị Trung Quốc, nhiều người Trung Hoa, nhất là những người sinh sống ở các tỉnh duyên hải Đông Nam Trung Quốc đã rời bỏ quê hương đi tìm một cơ hội làm ăn mới tốt đẹp hơn. Trong khi đó, ở Đàng Trong Việt Nam thời kỳ này, các chúa Nguyễn đang cần nhân lực để xây dựng thế lực và chống lại họ Trịnh ở Đàng Ngoài và mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam. Như vậy, nhu cầu tìm một vùng đất mới của người Trung Hoa di trú và nhu cầu về nhân

lực của các chúa Nguyễn gặp nhau. Chính vì vậy, hàng loạt người Trung Hoa di trú đến Đàng Trong và chúa Nguyễn ngày càng thực thi chính sách mở rộng thu hút nhân tài vật lực. Công cuộc mở rộng lãnh thổ Đàng Trong đã diễn ra, trong đó có một phần góp sức không nhỏ của một bộ phận người Hoa di cư sang nước ta.

Lịch sử quá trình di cư của người Hoa vào Đàng Trong gắn liền với tiến trình lịch sử phát triển của Đàng Trong và tình hình vùng duyên hải Nam Trung Hoa. Đó là khoảng thời gian vào khoảng giữa cuối thế kỷ XVII, tình hình Trung Quốc có nhiều biến động.Đặc biệt là vào năm 1644 triều Minh bị triều Mãn Thanh lật đổ. Đây là một triều đại ngoại tộc nên vấp phải nhiều sự phản đối của nhân dân Trung Hoa mà đại đa phần là người Hán. Sau khi chiếm đoạt Bắc Kinh quân Mãn Thanh đã mở những cuộc hành quân càn quét với quy mô lớn kéo dài nhiều năm để bình định các tỉnh phía Nam Trung Quốc, nơi cố thủ cuối cùng của một lực lượng khá lớn quân nhà Minh. Phải vất vả lắm, sau gần bốn thập kỷ (1644 - 1683) phong kiến Mãn Thanh mới chinh phục được ổ kháng cự cuối cùng trên đảo Đài Loan do tướng Trịnh Thành Công chỉ huy.

Trong khi đó loạn Tam Quế ở miền Nam Trung Hoa gây bao loạn lạc. Trong khoảng thời gian gần 40 năm sau khi quân Thanh chiếm được Nam Kinh, và cơ bản thiết lập được hệ thống cai trị Trung Hoa, vùng Hoa Nam trở thành bãi chiến trường khốc liệt giữa Mãn Thanh và các lực lượng chống đối theo xu hướng chính trị khác nhau. Trong đó nổi bật là cuộc kháng chiến của lực lượng “Phản Thanh phục Minh”. Ách thống trị của triều đại phong kiến Mãn Thanh và hậu quả của các cuộc chiến tranh xảy ra liên miên đã làm cho cuộc sống của nhân dân trong vùng trở nên điêu đứng, khổ cực. Trong bối cảnh đó đã có nhiều đợt di cư của người Hoa ra nước ngoài, xa lánh ách thống trị của Mãn Thanh. Tiêu biểu là đợt di cư của Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch và nhóm của Mạc Cửu đã di cư xuống phía Nam và xin nương nhờ chúa Nguyễn.

Chúa Nguyễn đã cho họ nương nhờ trên lãnh thổ của mình và phần lãnh thổ của nước Chân Lạp, những nơi mà dân cư còn hoang vắng thưa thớt. Tiêu biểu

nhóm người của Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến, Trần An Bình... khai phá vùng đất Biên Hòa, Mỹ Tho.

*Mạc Cửu và vùng đất Hà Tiên

Hà Tiên nguyên là vùng đất của Chân Lạp, nhưng hầu như đây là một vùng đất hoang vắng, rất ít người sinh sống, xung quanh chủ yếu là vùng đầm lầy, nước ngập quanh năm. Khi Chân Lạp bị phân chia thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp thì Hà Tiên thuộc phần lãnh thổ của Thủy Chân Lạp. Nhưng ngay cả khi nước Chân Lạp cơ bản thống nhất thì chính quyền Chân Lạp cũng không thể thực hiện việc đưa dân cư tới sinh sống và thiết lập chính quyền cai quản ở vùng đất này. Về và mở rộng, phát triển thành một vùng trù phú, dân cư sinh sống ngày một đông đúc. Mạc Cửu và dòng họ Mạc đóng vai trò quan trọng trong việc khai hoang, mở rộng vùng đất mới Hà Tiên, là người có công lớn đối với chúa Nguyễn trong việc

mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Trong cuốn Mạc Thị Gia Phả đã chép: “Trấn Hà Tiên nguyên xưa là đất Chân Lạp, sau phụ thuộc nước Cao Miên, thổ âm gọi là Mang –khảm, tiếng Hoa gọi là Phương Thành. Cuối đời Minh, đất Trung Quốc đại loạn, Mạc Thái công húy Cửu, người Lôi Châu, sinh ngày 8 tháng 5 năm Ất Mùi, niên hiệu Vĩnh Lịch nhà Minh năm thứ 9, do không chịu được sự nhiễu loạn của giặc Hồ bèn vượt biển đi về phương nam, trú ngụ ở Chân Lạp. Sự kiện này sảy ra vào năm Tân Hợi (1671). Năm đó Mạc Thái Công 17 tuổi” [13, tr.15]. Qua tác phẩm Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, tác giả đã cung cấp cho chúng ta những tư liệu về vùng đất Hà Tiên. “Hà Tiên nguyên đất của Chân Lạp, tục xưng là Mang-khảm, tiếng Tàu gọi là Phương Thành, khi ban đầu Mạc Cửu người xã Lê Quách huyện Khang Hải phủ lôi châu tỉnh Quảng Đông nước Đại Minh, vào năm niên hiệu Khang Hy thứ 19 (1680) đời Đại Thanh, nhà Minh mất, ông Cửu không phục chánh sách nhà Thanh, để tóc dài chạy qua phương nam ở lại phủ Nam vang nước Cao-miên” [21, tr.79]. Và theo những ghi chép của Trịnh Hoài Đức thì do

vùng đất này thường có người tiên hay xuất hiện trên sông, nên nhân đó gọi vùng đất này là Hà Tiên.

Nói về nhân vật Mạc Cửu và công cuộc khai phá vùng đất Hà Tiên của ông,

Quốc sử quán triều Nguyễn chép như sau: “Tháng 8, (Mậu Tý) {1708}, lấy Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên. Cửu người Lôi Châu, Quảng Đông. Nhà Minh mất, để tóc chạy sang phương Nam, đến nước Chân Lạp làm chức Ốc Nha, thấy phủ Sài Mạt nước ấy có nhiều người buôn các nước tụ họp, bèn mở sòng gá bạc để thu thuế gọi là hoa chi, lại được hố bạc chôn nên thành giàu. Nhân chiêu tập dân xiêu bạt đến các nơi Phú Quốc, Cần Bột, Gia Khê, Luống Cày, Hương Úc, Cà Mau, lập thành 7 thôn. Thấy ở đất ấy tương truyền có người tiên hay xuất hiện ra ở trên sông, nhân thế đặt tên là Hà Tiên. Đến đấy, Cửu ủy cho người bộ thuộc là Trương Cầu và Lý Xã dâng thư xin làm Hà Tiên trưởng. Chúa nhận cho, trao cho chức Tổng binh. Cửu xây dựng dinh ngũ đóng ở Phong Thành, nhân dân ngày càng đến đông” [61, tr.122].

Tại vùng đất mới Mạc Cửu đã chiêu tập nhiều người ngoại quốc tới buôn bán, làm cho vùng đất này ngày một nhộn nhịp, dân chúng tới sinh sống cũng ngày một đông đúc hơn. Ông đã cho xây dựng một ngôi thành gần bờ biển, rồi chiêu tập dân ở các vùng Phú Quốc, Lũng Kỳ, Cần Bột, Vũng Thơm, Rạch Giá, Cà Mau và lập thành 7 xã thôn trải dọc ven biển suốt từ Công pông Som về tận Cà Mau.

Trong khoảng thời gian này, nước Xiêm La đang cố gắng thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ của mình, thấy vùng đất Hà Tiên ngày một sầm uất đã âm mưu xâm chiếm. Trong khoảng thời gian từ năm 1687–1688, quân Xiêm La đã kéo quân sang tấn công, cướp phá vùng đất Hà Tiên. Chính quyền Chân Lạp đã không có sự trợ giúp nào đối với Mạc Cửu, thế yếu nên Mạc Cửu đã bị bắt và đưa sang nước Xiêm. Về sau nhân sự kiện nước Xiêm La có biến, ông đã lẻn trốn trở về Hà Tiên. Xiêm La lúc bấy giờ vẫn thường xuyên đem quân sang đánh phá, cướp bóc vùng đất Hà Tiên, trong khi đó chính quyền của Chân Lạp thì không đủ sức mạnh để bảo vệ quyền lực của mình chứ nói gì tới việc bảo vệ, giúp đỡ Mạc Cửu và hơn nữa lực lượng mà Mạc Cửu xây dựng chưa đủ sức chống lại. Ông muốn có một chỗ dựa vững chắc để tiếp tục phát triển cơ ngơi của mình trên vùng đất này. Trong

đã củng cố vững chắc địa vị của chúa Nguyễn ở vùng đất Nam Kỳ, thế lực ngày một phát triển. Mạc Cửu đã quyết định dâng đất Hà Tiên xin thần phục chúa Nguyễn. Đây là một quyết định quan trọng của Mạc Cửu và nhất là với chính quyền của chúa Nguyễn lúc bấy giờ, không mất một binh tướng nào, các chúa Nguyễn đã có thêm được một vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía Nam. Chúa Hiển tông thấy tướng mạo Mạc Cửu khôi kiệt, tiến thối cung kính, nên đã chấp nhận và giao cho ông chức Tổng binh Hà Tiên trấn trở thành gần như đất chư hầu của chúa Nguyễn.

Mặc dù trên lý thuyết thì Hà Tiên chịu sự bảo hộ của chính quyền chúa Nguyễn, nhưng trên thực tế thì Hà Tiên giống như một tiểu quốc tự trị. Họ Mạc được toàn quyền tự tổ chức và quản lý các mặt quân sự, chính trị, xã hội, văn hóa ở Hà Tiên. Và cũng từ năm 1708, Mạc Cửu đã gắng sức xây dựng và phát triển Hà Tiên thành một trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam.

Sau khi Mạc Cửu quan đời (1735), chúa Nguyễn Phước Chu đã phong cho con của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ làm đô đốc, tiếp tục cai quản Trấn Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ đã mở rộng Hà Tiên đến vùng Rạch Giá, Cần Thơ và Cà Mau ngày nay. Những việc làm của Mạc Cửu và dòng họ Mạc giống như thể họ đã chính thức gia

nhập vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là những người Việt gốc Hoa. “Công tự nghĩ rằng, thiên triều có đông dân, vạn vật đều phong phú trù mật lại thường được mưa thuận gió hòa nên càng cường thịnh hơn, nay khắp thiên hạ đều là con dân của thiên triều, nếu mình không biết ơn huệ của triều đình mà tự ý chuyên hưởng lợi lộc là trái với đại đạo của kẻ bề tôi nhờ thiên tử. Nghĩ vậy công bèn dâng biều, tự trình bày thể lệ rằng sẽ xin phụng nạp đầy đủ lễ vật triều cống cùng các thứ thuế khóa đúng ba năm một lần, lấy đó làm thường lệ” [13, tr.24]. Qua những ghi chép

này chúng ta càng có cơ sở để nói rằng, những người Hoa của dòng họ Mạc sinh sống trên vùng đất Hà Tiên đã chính thức trở thành những cư dân của chính quyền chúa Nguyễn, chứ không còn thân phận lưu dân sinh sống trên vùng đất của Chân Lạp như trước nữa. Điều này có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ vùng đất biên cương phía nam này của chính quyền chúa Nguyễn.

Sau gần năm mươi năm sau khi nhập vùng đất Hà Tiên, chúa Nguyễn đã xâm chiếm hết và xác lập chủ quyền trên vùng đất của Thủy Chân Lạp. Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ là những người đóng góp công lớn đối với quá trình hoàn thành cuộc Nam tiến, mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Đại Việt. Dưới thời Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ, cả một vùng lớn thuộc trấn Hà Tiên đã nhanh chóng trở thành một vùng phát triển. Hà Tiên trấn trở thành một trung tâm mua bán sầm uất, thu hút không chỉ lưu dân người Việt tới sinh sống mà còn có người Hoa, người Giava và người Khmer .

*Trần Thượng Xuyên và vùng đất Cù Lao Phố

Vào năm 1679 tức năm Khang Hy thứ 18 nhà Ðại Thanh có di thần của nhà cựu Minh bên Tàu vì không cự lại quân Thanh triều đến xin hàng phục nhà Nguyễn. Chúa Hiền chấp thuận cho giữ nguyên binh hàm chức tước rồi truyền cho vua Cao Miên cho phép người Minh vào định cư xứ Ðồng Nai và sau đó thay mặt cho nhà Nguyễn lấn dần đến Cần Thơ. Nhờ đợt di cư này mà ảnh hưởng của nhà Nguyễn tại đất Thủy Chân Lạp ngày càng to tát. Viết về sự kiện này Đại Nam thực lục có viết

như sau: “Kỷ Mùi năm thứ 31 [1679], mùa xuân, tháng giêng, tướng cũ nhà Minh là Long môn tổng Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến, Cao Lôi Liêm tổng binh Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần Anh Bình đem hơn 3000 quân và hơn 50 chiếc thuyền đến các cửa biển Tư Dung và Đà Nẵng, tự trần là bô thần nhà Minh, nghĩa không chịu làm tôi nhà Thanh, nên đến để làm tôi tớ. Bấy giờ bàn bạc rằng: Phong tục tiếng nói của họ đều khác, khó bề sai dùng, nhưng họ bị thế cùng bức bách đến đây thì không nỡ cự tuyệt. Nay đất Đông Phố nước Chân Lạp đồng ruộng phì nhiêu nghìn dặm, triều đình chưa rỗi mà kinh lý, chi bằng nhân sức của họ cho đến khai khẩn để ở, làm một việc mà lợi ba điều. Chúa theo lời bàn liền đặt yến úy lạo kheo thưởng, trao cho quan chức khiến đến ở đất Đông Phố. Lại cáo dụ nước Chân Lạp rằng như thế là có ý không để nước Chân Lạp ra ngoài. Bọn Ngạn Địch đến cửa khuyết tạ ơn để đi. Binh thuyền của Ngạn Địch và Hoàng Tiến vào cửa Lôi Lạp (nay thuộc Gia Định); binh thuyền của Thượng Xuyên và An Bình thì vào cửa Cần Giờ, đến đóng ở Bàn Lân (nay thuộc Biên Hòa). Họ vỡ đất hoang,

dựng phố xá, thuyền buôn người Thanh và các nước Tây Dương, Nhật Bản, Chà Và đi lại tấp nập, do đó mà phong hóa Hán thấm dần vào đất Đông Phố” [61, tr.125].

Nhóm người của Trần Thượng Xuyên được chúa Nguyễn cho tới khai phá, sinh sống trên vùng đất của Biên Hòa (Đồng Nai) ngày nay. Buổi đầu đến định cư khai phá, nhóm của Trần Thượng Xuyên đã khắc phục những khó khăn của tự nhiên trong đời sống hằng ngày như chặt cây đốn củi, phát cỏ rậm xung quanh những khu vực định cư, khai thông nguồn nước, mở mang đường xá... Việc khai phá những diện tích đất ban đầu để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp cũng chỉ là tạo điều kiện cho sự phát triển nghành nghề buôn bán sau này mà thôi. Và khi đã bước đầu ổn định được cuộc sống trên vùng đất mới khai phá, nhưng lưu dân người Hoa lại bắt đầu thực hiện cuộc sống của mình theo những gì mà họ đã được thừa hưởng, đó là buôn bán.

Bằng những tư duy thương nghiệp của những người vốn quen với việc buôn bán, nhóm người Hoa của Trần Thượng Xuyên đã sớm phát hiện ra được những lợi thế của Cù Lao Phố. Đây là địa điểm có vị trí quan trọng trong việc thông thương với các vùng xung quanh. Tuy không phải là nơi gần biển, nhưng là nơi nước sâu và thường xuyên chảy nên có thể tiếp tục tiến lên phía Bắc để khai thác lâm sản, hoặc có thể ngược xuống phía Nam, ra cửa biển Cần Giờ và sang tận Cao Miên và theo đường thủy đó có thể xuống Gia Định. Ở một vị trí thuận lợi như vậy cộng với tư duy của những người quen buôn bán nên Cù Lao Phố nhanh chóng biến thành một khu vực có dân cư sinh sống đông đúc, buôn bán phát triển.

Nhờ tài năng buôn bán và sự chịu khó trong làm ăn, nên chỉ trong vài ba thập kỉ, những người Hoa đã biến vùng đất hoang vu thuở nào đến đầu thế kỉ XVIII, Cù Lao Phố đã biến thành một thương cảng lớn của Đàng Trong. Thu hút được đông đảo các thương nhân nước ngoài thường xuyên tới trao đổi, buôn bán hàng hóa như thuyền buôn của Nhật Bản, Trung Quốc và các nước phương Tây. Qua những ghi

chép của Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí, chúng ta có thể hình dung được hình ảnh của Cù lao Phố lúc bấy giờ: “Ở đầu phía Tây là cù lao Đại Phố. Lúc đầu khai thác, Trần Thượng Xuyên tướng quân chiêu tập lái buôn người

Trung Quốc lập ra phố xá, nhà ngói, tường vôi, lầu cao chót vót, quán mấy tầng rực rỡ bên sông dưới ánh mặt trời, luôn tục năm dặm mở vạch ba đường phố. Phố lớn lát đường đá trắng, phố ngang lát đường đá ong, phố nhỏ lát đường đá xanh,

Một phần của tài liệu Quan hệ đại việt trung hoa từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII qua các bộ thông sử (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)