6. Bố cục của khóa luận
2.2.1.1. Vấn đề triều cống
Trong thời đại phong kiến, vấn đề “triều cống” là một cơ sở chủ yếu để xây dựng nên quan hệ ngoại giao giữa các vương triều phong kiến Việt Nam và Trung Hoa. Đây là một dạng quan hệ đặc biệt giữa các nước nhỏ với các nước lớn thời kỳ phong kiến ở phương Đông. Thời kỳ này việc triều cống Trung Hoa vẫn được duy trì, tuy nhiên cũng có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước.
Việc xin thần phục “Thiên triều” được thể hiện trong việc triều cống các sản vật địa phương như lông chim trĩ, voi và ngà voi, tê giác và sừng tê giác, trầm hương, tốc hương, kì nam, vải vóc, tơ lụa, thợ khéo tay, thầy tu, thầy bói... và vàng, bạc, châu báu, ngọc trai... Quá trình vận chuyển những sản vật đem cống nhiều khi rất vất vả, tốn kém, phải dùng đến hàng trăm người. Việc triều cống được “Thiên triều” quy định theo lệ ba năm một lần, nhưng từ khi Trung Hoa chuyển kinh đô lên Yên Kinh, đường xá đi lại quá xa xôi, thì từ thế kỷ XVII, việc triều cống được định
là sáu năm một lần, song vẫn phải mang hai lễ cống.Việc định lại lễ cống như vậy đã giúp cho triều đình phong kiến Đại Việt giảm được chi phí trên đường triều cống
và có thời gian để chuẩn bị vật phẩm cống nộp.
Ở thời nhà Mạc, đồ cống gồm: lư hương và bình hoa bằng vàng 4 bộ (nặng 100 lạng), rùa vàng 1 con nặng 90 lạng, hạc bạc và đài bạc mỗi thứ 1 cái (nặng 50 lạng), bình hoa và lư hương bằng bạc 2 bộ ( nặng 2150 lạng), mâm bạc 12 chiếc (nặng 641 lạng), trầm hương 60 cân, tốc hương 148 cân, 20 cặp sừng tê giác, 30 cặp ngà voi.
Theo Phan Huy Chú thì đầu thời Lê sơ cống người vàng, đến khoảng giữa mới đổi ra làm lư hương, bình hoa, số lượng vàng, bạc vẫn nặng bằng người vàng. Theo nhiều sử sách khác nhau thì sau khi nhà Mạc đoạt ngôi, để hối lộ quân Minh nhiều hơn nên đã đúc người vàng nặng cân hơn và người vàng này có tư thế cúi mặt.
Sau khi đánh bại nhà Mạc, chính quyền Lê – Trịnh tiếp tục thực hiện các kỳ
cống cho nhà Minh, Thanh. Sách “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy
Chú biên niên lại như sau:
Bảng 2.2: Danh sách sứ bộ Đại Việt đi sứ sang Trung Hoa thời Lê – Trịnh Năm Thành phần sứ đoàn Đại Việt Nội dung đi sứ Trung Hoa 1606 - Ngô Trí Hòa
- Nguyễn Thực - Phạm Hồng Nho - Nguyễn Danh Thế - Nguyễn Úc
- Nguyễn Duy Thời
Nộp hai lễ cống 1613 - Lưu Đình Chất - Nguyễn Đặng - Nguyễn Đức Trạch - Hoàng Kỳ Nộp hai lễ cống
- Nguyễn Chánh - Nguyễn Sư Khanh 1619 - Nguyễn Thế Tiêu
- Nguyễn Cung - Bùi Văn Bưu - Ngô Nhân Triệt - Nguyễn Khuê - Nguyễn Tuấn
Nộp hai lễ cống
1626 - Nguyễn Tiến Dung - Trần Vĩ - Đỗ Khắc Kính - Nguyễn Tự Cường - Bùi Tất Thắng - Nguyễn Lạ Nộp hai lễ cống 1630 - Trần Hữu Lễ - Dương Trí Trạch - Nguyễn Kính Tế - Bùi Bỉnh Quân - Nguyễn Nghi - Hoàng Công Phụ Nộp hai lễ cống
1637 - Nguyễn Duy Hiểu - Giang Văn Minh - Trần Nghi - Nguyễn Bình - Thân Lý Nộp hai lễ cống 1646 - Nguyễn Nhân Chính - Phạm Vĩnh Miên - Trần Khái - Nguyễn Cổn
- Mừng vua Long Vũ lên ngôi - Nộp lễ cống
1663 - Lê Hiệu - Dương Hạo - Đồng Tôn Trạch Nộp lễ cống 1667 - Nguyễn Nhuận - Trịnh Thời Tế - Lê Vinh
- Dâng sớ xin theo lệ cống 6 năm 1 lần
- Nộp hai lễ cống 1673 - Nguyễn Mậu Tài
- Hồ Sĩ Dương - Đào Công Chính - Phạm Lập Lễ - Vũ Công Đạo - Bùi Duy Tuy
Nộp hai lễ cống 1682 - Thân Toàn - Đặng Công Chất Nộp lễ cống 1685 - Nguyễn Đình Cổn - Hoàng Công Trí - Nguyễn Tiến Tài - Trần Thế Vinh
Nộp lễ cống
1690 - Nguyễn Danh Nho - Nguyễn Quý Đức - Nguyễn Đình Sách - Trần Đào
Nộp lễ cống
1697 - Nguyễn Đăng Đạo - Nguyễn Thế Bá - Đặng Đình Tướng - Nhữ Tiến Hiền Nộp lễ cống 1702 - Hà Tông Mục - Nguyễn Diễn Nộp lễ cống
- Nguyễn Dương Bao 1709 - Trần Đình Gián
- Lê Kha Tông - Đào Quốc Hiển - Nguyễn Văn Dự
Nộp lễ cống
1715 - Nguyễn Công Lê - Lê Anh Tuấn - Đinh Nho Hoàn - Nguyễn Mậu Áng Nộp lễ cống 1721 - Hồ Phi Tích - Tô Thế Huy - Đỗ Lệch Danh Nộp lễ cống 1726 - Phạm Khiêm Ích - Nguyễn Huy Nhuận - Phạm Đình Kính
- Mừng vua lên ngôi - Nộp lễ cống
- Vua Thanh tặng thưởng cho vua
Lê 3 bộ sách: Cổ văn uyên giáp, Bội văn vận phủ, Uyên giám loại hàm.
1729 - Đinh Phụ Ích
- Đoàn Đoàn Bá Dung - Quản Danh Dương
Nộp lễ cống
1741 - Nguyễn Kiều - Nguyễn Tông Quai
Nộp lễ cống
1747 - Nguyễn Tông Quai - Nguyễn Thế Lập - Trần Văn Hoán
Nộp lễ cống
1760 -Trần Huy Bật - Lê Quí Đôn - Trịnh Xuân Thụ
Đến thời Lê Trung Hưng, quan nhà Minh lại đặt ra yêu sách cống người bằng vàng. Năm 1595, vua Lê sai Trịnh Vĩnh Lộc mang lên Lạng Sơn hai người bằng vàng và bạc đều cao 1 thước 2 tấc, nặng 10 cân, nhưng tượng không cúi mặt. Sứ thần Phùng Khắc Khoan đã biện giải cho tư thế này.
Năm 1718, vua Lê Dụ Tông sai Hữu Thị lang bộ Binh là Nguyễn Công Hãng
đi sứ nhà Thanh, ông đã dùng lí lẽ bác bỏ việc cống người vàng. Sách Tang thương ngẫu lục khi viết về chuyện ông Nguyễn Công Hãng có đoạn: “... Trước kia Thái Tổ hoàng đế đánh người nhà Minh ở núi Mã Yên, chém được tướng Minh là An viễn hầu Liễu Thăng. Kịp khi nộp cống khoản, người Minh trách móc, bắt đền phải đúc người vàng để thay thế nó. Họ Mạc cướp ngôi, nhà Minh sai Cửu Loan, Mao Bá Ôn sang đánh. Mạc sợ, lấy người vàng đút lót xin hoà. Hồi mới trung hưng, nhà Minh vặn hỏi về việc tự tiện giết chết công thần của nhà Minh là Mạc Mậu Hợp, (Lê trung hưng) lại phải dùng người vàng để tạ, nhân thế các triều mới thành ra lệ thường cống. Nay ông Nguyễn Công Hãng xin bỏ đi. Họ lại vặn hỏi về việc Liễu Thăng, ông nói: “Liễu Thăng là tướng nhà Minh kia, còn nhà Thanh ta rộng có muôn nước thế mà lại bo bo đòi của lót để báo thù cho người xưa thì lấy gì khuyên người ta đến với mình?... Thế là bắt đầu từ ông, lệ cống người vàng và lệ cống nước rửa ngọc trai mới đình lại” [49, tr.21].
Đi sứ triều cống là một trách nhiệm to lớn, nắm giữ vận mệnh của quốc gia. Công việc đó gắn với nhiều khó khăn, nguy hiểm, vừa phải làm tròn nhiệm vụ triều cống, vừa khẳng định lòng tự tôn dân tộc. Vì vậy, việc đi sứ thành công hay không là tùy thuộc vào sự khéo léo, tài tình của chính sứ thần trên suốt hành trình đi sứ. Trong thời kỳ này ta phải kể đến hai sứ thần giỏi là Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Công Hãng.