Quá trình hình thành và phát triển của Agribank

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Agribank TPHCM (Trang 40)

2.2.1 Quá trình hình thành

Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng 12/2010, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:

- Tổng nguồn vốn: hơn 474.941 tỷ đồng - Vốn tự có: 22.176 tỷ đồng.

- Tổng tài sản: hơn 524.000 tỷ đồng. - Tổng dư nợ 414.755 tỷ đồng

- Mạng lưới hoạt động: 2300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.

- Nhân sự: gần 4000 cán bộ được đào tạo bài bản, yêu nghề có trách nhiệm với công việc, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống

IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay Agribank đang có 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.034 ngân hàng đại lý tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ (tính đến tháng 12/2009).

Agribank hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản năm 2002.

Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… tin tưởng giao phó triển khai 136 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 4,2 tỷ USD, số giải ngân hơn 2,3 tỷ USD. Song song đó, Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III do WB tài trợ; Dự án Biogas do ADB tài trợ; Dự án JIBIC của Nhật Bản; Dự án phát triển cao su tiểu điền do AFD tài trợ.

Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.

2.2.2 Một số kết quả thể hiện thực trạng hoạt động tại Agribank

Mặc dù kinh tế trong nước và thế giới nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt động năm 2009 của Agribank vẫn đạt được kết quả khả quan. Đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tăng 19,7% so với đầu năm. Agribank làm tốt vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế. Tổng dư nợ cho vay và đầu tư vốn đạt 394.828 tỷ đồng, tăng 60.064 tỷ đồng (tăng 17,9%) so với đầu năm, trong đó dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, tăng 59.415 tỷ đồng (tăng 20,2%) so với đầu năm. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 68,3% tổng dư nợ, riêng cho vay hộ nông dân chiếm 51%. Trên 80% hộ nông dân trong cả nước được sử dụng vốn và dịch vụ của ngân hàng. Agribank tiếp tục duy trì tốt chất lượng tín dụng và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,6%.

- Kết quả kinh doanh qua các năm

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh chính qua các năm

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Lợi nhuận (Tr.đ) 461.712 901.491 1.656.408 2.124.004 1.776.302

Biến động tuyệt đối (Tr.đ) 439.779 754.917 467.596 -347.702

Biến động tương đối (%) 95,2% 83,7% 28,2% -16,4%

Nguồn: Báo cáo thường niên AGRIBANK

Hình 2.1 Kết quả kinh doanh chính qua các năm

- Huy động vốn: Tính đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tăng 71.330 tỷ đồng (tăng 19,7%) so với năm trước, trong đó nguồn vốn nội tệ tăng 15,5%, nguồn vốn ngoại tệ tăng 57,7% so với đầu năm. Huy động từ khách hàng đạt 366.995 tỷ đồng, tăng 30.146 tỷ đồng (tăng 8,9%) so với đầu năm; huy động từ dân cư đạt 200.211 tỷ đồng, tăng 26.993 tỷ đồng (tăng 15,6%) so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 46% tổng nguồn vốn. Agribank luôn đảm bảo cơ cấu nguồn vốn đa dạng, hợp lý và có tính ổn định cao.

Hình 2.2 Tăng trưởng nguồn vốn qua các năm

Nguồn: Báo cáo thường niên AGRIBANK

Cơ cấu nguồn vốn năm 2009

Hình 2.3 Cơ cấu nguồn vốn năm 2009

Nguồn: Báo cáo thường niên AGRIBANK - Tín dụng

Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế :Tính đến 31/12/2009, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, tăng 69.495 tỷ đồng (tăng 24,4%) so với đầu năm. Dư nợ ngoại tệ quy đổi đạt 27.739 tỷ đồng, tăng 5.638 tỷ đồng (tăng 25,5%) so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 7,8% tổng dư nợ.

Hình 2.4 Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank

Nguồn: báo cáo thường niên Agribank.

Tỷ lệ nợ xấu:

Tính đến 31/12/2009, Tỷ lệ nợ xấu chiếm 2,6% có giảm so với năm trước (2,68%) nhưng vẫn cao hơn so với năm 2007 (2,5%):

Hình 2.5 Tỷ lệ nợ xấu qua các năm của Agribank

Nguồn: báo cáo thường niên Agribank

- Cơ cấu dư nợ năm 2009 theo thời hạn cho vay, cho thấy nợ ngắn hạn là 213.235, tỷ đồng chiếm tỷ trọng 60,3% còn lại là trung dài hạn là 140.873 tỷ đồng chiếm 39,7%.

Hình 2.6 Cơ cấu dư nợ theo thời hạn

Nguồn: báo cáo thường niên Agribank

- Cơ cấu dư nợ theo loại tiền cho vay, cho thấy tổng dư nợ bằng tiền VND là 326.373 tỷ đồng, chiếm 92,2% còn lại Ngoại tệ là 27.739 tỷ đồng, chiếm 7,8%.

Hình 2.7 Cơ cấu dư nợ theo loại tiền cho vay

Nguồn: báo cáo thường niên Agribank

- Cơ cấu dư nợ theo đối tượng cho vay, cho thấy tổng dư nợ doanh nghiệp nhà nước là 25.558 tỷ đồng chiếm 7,2%; Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 155.453 tỷ đồng, chiếm 43,9%; Hộ sản xuất 172.038 tỷ đồng, chiếm 48,6% còn lại Hợp tác xã là 1.063 tỷ đồng chiếm 0,3%.

Hình 2.8 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng cho vay

Nguồn: báo cáo thường niên Agribank

2.3 Chính sách tín dụng tại Agribank

2.3.1 Chính sách tín dụng hướng đến đầu tư cho “Tam Nông”

Là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, Agribank đã nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ của mình đối với cộng đồng và toàn xã hội, đặc biệt trong việc thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng hợp lý, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Trong năm 2009, Agribank hai lần giảm lãi suất cho vay đồng loạt đối với khách hàng từ 20,5% xuống 10,5%, với số tiền chia sẻ với khách hàng lên tới 4.300 tỷ đồng; kịp thời hỗ trợ lãi suất cho 1.337.651 khách hàng với 194.293 tỷ đồng.

Với vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, Agribank ưu tiên đầu tư cho “Tam nông” tức là nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đến cuối năm 2009, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 68,3% tổng dư nợ trên toàn hệ thống, trong đó riêng cho vay hộ nông dân chiếm 51%. Trên 80% hộ nông dân tại tất cả các vùng, miền trong cả nước được tiếp cận vốn và các dịch vụ của Agribank. Chính điều này đã góp phần đưa kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra hàng chục triệu việc làm, thêm nhiều ngành nghề mới, tăng thu nhập, chuyển đổi mạnh mẽ khu vực nông nghiệp sang kinh tế sản xuất hàng hóa.

+ Sản phẩm – dịch vụ: Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để khách hàng lựa chọn phù hợp nhu cầu, mục đích của mình. Agribank luôn luôn nghiên cứu và cho ra đời nhiều loại sản phẩm dịch vụ tín dụng ( nội dung chi tiết thể hiện trong phần phụ lục):

 Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình.

 Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư

 Cho vay VNĐ tài trợ xuất khẩu lãi suất USD.

 Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

 Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá.

 Cho vay mua phương tiện đi lại.

 Cho vay hỗ trợ du học.

 Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

 Cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân.

 Cho vay theo hạn mức tín dụng.

 Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh.

 Cho vay đồng tài trợ.

 Cho vay các dự án theo chỉ định Chính Phủ.

 Cho vay hộ nông dân theo quyết định 67/1998/QĐ-TTg.

 Cho vay phát hành thẻ tín dụng.

 Cho vay để trả nợ nước ngoài trước hạn.

 Cho vay theo dự án, chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài.

 Cấp hạn mức tín dụng dự phòng.

 Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản.

 Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán.

 Cho vay mua cổ phiếu để tăng vốn góp.

 Cho vay cầm đồ.

 Cho vay dự án cơ sở hạ tầng.

 Cho vay trả góp.

+ Về đội ngũ nhân viên: Năm 2009, Agribank đào tạo và đào tạo lại 142.653 lượt người (tăng 57% so với 2008); tuyển trên 2.000 cán bộ trẻ, được đào tạo căn bản, có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và tin học. Tính đến 31/12/2009, Agribank có tổng số 35.135 cán bộ, viên chức.

Chính sách đào tạo của Agribank hướng đến mục tiêu xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức giỏi nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc, chu đáo và tận tụy phục vụ khách hàng. Trong năm 2009, Ngân hàng triển khai thành công mô hình đào tạo trực tuyến chương trình IPCAS II cho 18.266 cán bộ, viên chức toàn hệ thống; cùng nhiều chương trình đào tạo nghiệp vụ quy mô lớn xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về sản phẩm dịch vụ mới đối với doanh nghiệp, chuyển tiền đi Western Union, giao dịch ngoại tệ trên hệ thống IPCAS, thanh toán biên mậu…

Với sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức tài chính quốc tế, cán bộ, viên chức Agribank được tham gia nhiều khóa đào tạo trong và ngoài nước nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm hoạt động nghiệp vụ từ các ngân hàng tiên tiến trên thế giới.

+ Về công tác phục vụ khách hàng: Hiện nay khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng sẽ được nhân viên tín dụng đón tiếp niềm nở. Danh mục bảng biểu hồ sơ cần thiết được hướng dẫn cụ thể trong tờ hướng dẫn thủ tục của ngân hàng, các tờ hướng dẫn này được đặt trước tiền sảnh của chi nhánh hay ngay khuông viên ngồi đợi trong phòng tín dụng tại Sở giao dịch. Vì vậy, nhân viên rất dễ dàng hướng dẫn chi tiết cho khách hàng hoàn tất các hồ sơ cần thiết, tránh tình trạng nhân viên hướng dẫn cho khách hàng lập hồ sơ không đủ, lập hồ sơ nhiều lần gây khó khăn phiền hà cho khách hàng.

+ Về chính sách lãi suất, phí, hỗ trợ, ưu đãi khách hàng: Qua hơn 10 năm thực hiện quyết định 67, AGRIBANK là ngân hàng đi đầu trong kế hoạch đầu tư nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trong tổng số 293 nghìn tỷ đồng dư nợ tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn, AGRIBANK chiếm 70% trở thành ngân hàng chủ lực hỗ trợ tam nông. Ngay sau khi quyết định 67 ban hành, AGRIBANK đã chủ động huy động nguồn vốn đầu tư “đi vay để cho vay” với mục tiêu chính là phục vụ NN-PTNT. Đây là ngân hàng đầu tiên cho nông dân vay vốn phát triển SX mà không cần thế chấp hay bảo đảm.

Thực hiện quyết định 67, AGRIBANK đã tiến hành cho vay theo hạn mức 10 triệu đối với hộ gia đình, 20 triệu đối với người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và 50 triệu đối với hộ SX giống thủy sản, hộ khắc phục cúm gia cầm…Tùy thuộc vào từng thời điểm, ngân hàng chủ động bổ sung cân đối cho các khu vực có các mặt hàng nông sản thiếu ổn định như Tây Nguyên, ĐBSCL giúp nông dân có nguồn vốn kịp thời.

Trong năm 2009, ngoài nguồn vốn đã cân đối từ đầu năm, ngân hàng tiếp tục cân đối bổ sung 2.986 tỷ đồng để cho vay khắc phục bão số 9, thu mua lương thực, cà phê và 5.00 tỷ đồng cho vay SX đông xuân 2009-2010. Kết hợp với Cty CP Bảo hiểm Ngân hàng NN (ABIC) triển khai thực hiện “bảo an tín dụng” tại 10 tỉnh và chuẩn bị triển khai bảo hiểm tín dụng đối với cây lúa ở ĐBSCL. Cũng trong năm 2009, AGRIBANK chấp nhận giảm doanh thu khoảng 4.300 tỷ đồng để sát cánh cùng nông dân bằng việc giảm lãi suất tiền vay do các địa phương gặp thiên tai, dịch bệnh.

Tuy nhiên, với phương châm đồng hành cùng tam nông, AGRIBANK đã kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước VN và Chính phủ sửa đổi, thay thế quyết định 67 bằng một chính sách mới phù hợp hơn. Đó là lý do Nghị định 41 ra đời.

Với nghị định mới này, cơ hội cho nông dân thực sự hết sức rõ ràng. Cơ chế bảo đảm tiền vay thông thoáng, cởi mở. Cá nhân, hộ gia đình SX nông, lâm, ngư, diêm nghiệp được vay tối đa lên đến 50 triệu đồng mà không cần thế chấp bất cứ tài sản gì.

Hộ SXKD ngành nghề hoặc làm dịch vụ nông nghiệp , nông thôn có thể vay 200 triệu. Các HTX có thể vay 500 triệu đồng.

+ Công tác quản trị rủi ro: Góp phần đưa hoạt động của toàn hệ thống phát triển ổn định, Agribank đã thành lập Ủy ban Quản lý rủi ro và chủ động xây dựng các công cụ quản lý rủi ro, gồm: hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp quản trị điều hành và cấp tín dụng đối với khách hàng đạt hiệu quả, là nền tảng để quản lý phát triển các công cụ quản trị rủi ro khác. Đồng thời, hoàn thành Bộ mã chuẩn ngành kinh tế đáp ứng yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Agribank về thống kê dư nợ theo từng lĩnh vực đầu tư, cho vay. Bộ mã ngành này đã được Agribank triển khai trên hệ thống IPCAS và phát huy hiệu quả trong quản lý điều hành hoạt động tín dụng nói riêng và phát triển kinh doanh của toàn hệ thống nói chung, góp phần đưa tỷ lệ nợ xấu từ 2,68% năm 2008 xuống còn 2,6% vào cuối năm 2009.

2.4 Hoạt động xếp hạng khách hàng cá nhân tại Agribank

Thực tế chấm điểm và xếp hạng khách hàng cá nhân được thực hiện thông qua phần mềm chấm điểm và xếp hạng tại ngân hàng. Chi tiết như sau:

2.4.1 Hạng khách hàng

Agribank xếp các khách hàng là cá nhân thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp lên cao: Aaa, Aa, a, Bbb, Bb, b, Ccc, Cc, c, d (chi tiết được thể hiện trong phần phụ lục)

2.4.2 Quy trình chấm điểm và ra quyết định tín dụng

Quy trình chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân được thực hiện theo các bước sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Agribank TPHCM (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)