Môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến vay tiêu dùng tại TPHCM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Agribank TPHCM (Trang 38)

Việt nam đang đối mặt với tình trạng lạm phát cao, mặt bằng giá vào thời điểm kết thúc tháng 6/2011 đã cao hơn tới 20,8% so với cùng kỳ. Đây là mức lạm phát cao nhất trong khu vực. Ngoài ra Việt Nam cũng đang đối mặt với một loạt các vấn đề vĩ mô khác như thanh khoản của hệ thống ngân hàng khi tỷ lệ cho vay so với huy động của toàn hệ thống tính đến tháng 3/2011, theo số liệu của ADB, đạt gần 106% (cao thứ 2 trong khu vực, sau Hàn Quốc). Bội chi ngân sách tính đến hết tháng 7 cũng lên tới 8%, cao nhất trong khu vực. Việt Nam cũng được Ngân hàng phát triển châu Á xác định là nước có dự trữ ngoại hối thấp nhất khu vực Đông Á khi chỉ đáp ứng được 1,6 tháng nhập khẩu. Theo số liệu thương mại 7 tháng đầu năm, con số này tương đương hơn 13 tỷ USD. Do dự trữ ngoại hối thấp, cộng với thâm hụt thương mại cao, Việt Nam đã phải điều chỉnh giảm 9,3% giá trị tiền đồng so với đôla Mỹ và là một trong số ít những đồng tiền trong khu vực mất giá so với USD. Đầu năm 2011 chính phủ đã ra nghị quyết số 11 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong đó có nội dung về thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước trong đó đề cập đến việc kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp,

nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Tăng thu và giảm chi ngân sách.

Dưới tác động của tình hình kinh tế vĩ mô và nghị quyết 11 của chính phủ, thị trường cho vay tiêu dùng tại TPHCM bị ảnh hưởng mạnh. Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, tính đến ngày đầu tháng 5/2011 dư nợ cho vay phi sản xuất trên địa bàn khoảng 138.000 tỉ đồng, trong đó chủ yếu là cho vay bất động sản: 97.000 tỉ đồng, cho vay tiêu dùng: 34.000 tỉ đồng, cho vay chứng khoán: 7.000 tỉ đồng. So với cuối năm 2010, cho vay tiêu dùng giảm mạnh nhất: 7,4%, cho vay chứng khoán giảm 2,8%, trong khi cho vay bất động sản giảm 1,3%.

Tín dụng trong tháng 4 đầu năm 2011 tại địa bàn TP.HCM chỉ tăng gần 2.200 tỉ đồng do lãi suất cho vay quá cao (có ngân hàng lãi suất cho vay gần 26%) và các ngân hàng đang tích cực thu nợ với các khoản cho vay phi sản xuất để về đích đúng hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Huy động vốn VND của các ngân hàng tiếp tục sụt giảm dù lãi suất huy động VND tại nhiều ngân hàng đã vượt xa mức trần. So với cuối năm 2010, huy động vốn VND trên địa bàn TP.HCM giảm gần 7%, chỉ đạt 572.148 tỉ đồng. Huy động ngoại tệ cũng chững lại sau khi Ngân hàng Nhà nước ấn định trần lãi suất ngoại tệ cao nhất còn 3%/năm. Huy động vốn ngoại tệ chỉ tăng 0,06%, tương đương khoảng 100 tỉ đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Agribank TPHCM (Trang 38)