vay tiêu dùng:
Lý do của cuộc khủng hoảng là thất bại của thị trường, thất bại của cơ quan quản lý và thất bại của cơ quan giám sát. Cụ thể:
nghiêm trọng, tuy nhiên nhìn sâu vào nội dung bên trong ta nhận thấy cơ chế thị trường bị tê liệt có sự góp phần lớn từ sự chống lưng của chính phủ Mỹ cho những mục đích chính trị.
2. Các khoản cho vay bởi các ngân hàng không được quản lý chặt chẽ, các tiêu chuẩn cho vay quá thấp, những khoản thu nhập của người đi vay được ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng không được xác nhận, người đi vay đã quá hy vọng vào giá bất động sản lên cao. Ngân hàng cho vay tập trung vào nhận thế chấp tài sản mà không chú ý tới khả năng trả nợ, hệ số tín nhiệm khách hàng không hợp lý nhưng ngân hàng vẫn xem là động lực chính cho hoạt động kinh doanh. Ngân hàng quá tin vào các cơ quan xếp hạng tín nhiêm độc lập. Sự thiếu đa dạng hóa trong đầu tư tín dụng.
3. Không có sự giám sát thường xuyên của các cơ quan giám sát đối với hệ thống quản trị rủi ro các ngân hàng và những yếu kém nhất định của một bộ phận cơ quan giám sát không được khắc phục.
Bài học lớn cho các NHTM Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng, trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng tại Mỹ và lan ra toàn cầu đó là:
- Chính phủ và NHNN cần tăng cường giám sát tài chính đối với các tổ chức tham gia hoạt động trên thị trường tài chính, cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng những nền tảng cơ bản cho phát triển hệ thống và thị trường tài chính như: khuôn khổ pháp lý về giám sát và tổ chức giám sát tài chính, định mức tín nhiệm, sàn giao dịch chứng khoán. Sự phân công phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan giám sát tài chính.
- Tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần thực hiện tốt vai trò của mình để tạo được niềm tin trong dân chúng đối với hệ thống ngân hàng. Đó là bộ phận quan trọng trong việc giám sát thị trường tài chính quốc gia.
- Thông tin và sự minh bạch về tài chính, ngân hàng và các tổ chức tài chính phải được quan tâm đặc biệt, qua đó nhà nước và công chúng thực hiện được sự giám sát thường xuyên, ngăn chặn kịp thời những bất hợp lý hoặc các vi phạm.
- Các NHTM phải tăng cường sự kiểm soát rủi ro trong hệ thống ngân hàng của mình. Hiện nay, các NHTM Việt Nam hiện đã có hệ thống quản lý rủi ro nhưng chưa thật sự đóng vai trò là nền tảng căn bản của quá trình hoạt động. Đội ngũ nhân viên, năng lực quản lý rủi ro, hệ thống đánh giá thẩm định còn đang trong quá trình phát triển. Giới quản lý và các NHTM Việt Nam hiện nay vẫn chưa quen với khái niệm phá sản, sát nhập ngân hàng, các ngân hàng nhỏ đã có những dấu hiệu cho thấy có những thời điểm khó khăn trong vấn đề thanh khoản.
- Các NHTM phải định hướng lại chiến lược đầu tư, cơ cấu lại danh mục đầu tư. Tránh tình trạng đầu tư tràn lan, cho vay quá nhiều vào một lĩnh vực hoặc một ngành nghề cụ thể mà phải đa dạng hóa các đối tượng cho vay, ngành nghề cho vay. Thực hiện đúng các quy trình tín dụng kể cả trong giai đoạn mà nhà nước đang tích cực triển khai những giải pháp kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng thông qua hệ thống NHTM.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương này, luận văn đã khái quát những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng cũng như các sản phẩm tín dụng của NHTM, đặc biệt là cơ sở lý luận về chất lượng cho vay tiêu dùng của các NHTM. Thêm vào đó luận văn đưa ra các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng tại các NHTM và giới thiệu các mô hình đo lường chất lượng cho vay tiêu dùng thông qua khảo sát khách hàng và rút ra bài học cho thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2007.
Cơ sở lý luận trình bày chương 1 là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trong chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK TPHCM