Kết quả chạy hồi qui mô hình các nhân tố tác động đến sự hài lòng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Agribank TPHCM (Trang 60)

Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng chạy hồi qui bên dưới, kết quả hồi này đã được kiểm định đã thỏa mãn các giả thuyết của hàm hồi qui tuyến tính cổ điển và kết luận đây là mô hình đáng tin cậy. ( nội dung các kiểm định được thể hiện chi tiết trong phần phụ lục)

Bảng 2.6 Kết quả chạy hồi qui lần cuối

Từ bảng phân tích hồi quy trên, ta thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (mức độ hài lòng) và 4 biến độc lập (các nhân tố cấu thành nên chất lượng dịch vụ tín dụng) được thể hiện trong phương trình sau:

Hài Lòng = -0.167754 + 0.3308656*NT1 + 0.176362*NT2 + 0.2297*NT3 + 0.3341413*NT5

Hệ số R2 điều chỉnh bằng 59,52% thể hiện các nhân tố trong mô hình giải thích được gần 60% sự biến thiên của mức độ hài lòng. Kiểm định F về sự khác 0 của R2 ta thấy P_value của kiểm định F bằng 0,000 < 5% cho thấy R2 điều chỉnh thực sự > 0.

Các giá trị của P_value của kiểm định t cho thấy các giá trị này đều << 5% nên các nhân tố NT1, NT2, NT3 và NT5 đều có ý nghĩa thực sự đối với sự hài lòng của khách hàng.

Các hệ số hồi quy mang dấu dương thể hiện các nhân tố trong mô hình hồi quy trên ảnh hưởng tỉ lệ thuận đến sự thỏa mãn của khách hàng. Nhìn vào phương trình ta nhận thấy nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng là nhân tố NT5, với hệ số hồi qui 0.334141299104 nghĩa là nếu như ngân hàng tập trung cải thiện nhân tố này lên 1 đơn vị thì mức độ hài lòng của khách hàng sẽ tăng lên hơn 0,334 đơn vị. Nhân tố ảnh hưởng ít nhất đến sự hài lòng của khách hàng là NT2 với hệ số hồi qui là: 0.176361937276 nghĩa là nếu như ngân hàng cố gắng tập trung để cải thiện nhân tố 2 lên thêm 1 đơn vị thì mức độ hài lòng sẽ tăng thêm hơn 0,176 đơn vị.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Agribank TPHCM (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)