Các giải pháp dịchvụ khách hàng

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên cấp nước vĩnh long (Trang 108)

Công ty nên quan tâm nhiều đến dịch vụ chăm sóc khách hàng thường xuyên sửa chữa, khắc phục sự cố, di dời đồng hồ và tư vấn cho khách hàng về dịch vụ cấp và thoát nước trong nhà hoàn toàn miễn phí, vì người tiêu dùng cho rằng với chi phí mà họ bỏ ra để sử dụng nước sạch rất xứng đáng được hưởng các chế độ chăm sóc tận tình, chu đáo.

Người sử dụng nước sạch nên được hưởng những ưu đãi trong việc sử dụng nước sạch như: bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các mạng lưới cấp nước sau đồng hồ, giảm thiểu các yêu cầu thủ tục khi lắp đặt hệ thống sử dụng nước và sử dụng nước, xử lý kịp thời các sự cố,...

Công ty nên thường xuyên mở các cuộc hội nghị khách hàng nhằm tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu về vai trò nước sạch và sự cần thiết khi sử dụng nước sạch.

Bên cạnh đó cần phải giữ vững uy tín với khách hàng như sửa chữa các đường ống bị hư hỏng, các nơi rò rỉ nước,... trong thời gian sớm nhất và chất lượng nhất hoặc khi người dân có nhu cầu sử dụng nước thì lắp đặt hệ thống cung cấp nước nhanh nhất.

98

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Ngày nay khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì doanh nghiệp đó phải hoạt động kinh doanh thực sự có hiệu quả. Nhưng để đạt được những hiệu quả ngày càng cao trong sản xuất kinh doanh thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên xác định cũng như là phân tích kết quả kinh doanh của mình thông qua thực tiễn kiểm nghiệm, phân tích và đánh giá để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến kết quả kinh doanh của công ty. Từ đó có cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về mặt mạnh cũng như những hạn chế của mình để từ đó giúp các doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn xác định đúng mục tiêu chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.

Công ty TNHH MTV Cấp nước Vĩnh Long có bộ máy kế toán gọn nhẹ, xử lý công việc có hiệu quả. Các nhân viên được phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng và phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi nhân viên. Bộ máy kế toán được quản lý rất chặt chẽ và có hệ thống dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng. Công ty luôn vận dụng chế độ kế toán một cách phù hợp, chính xác, kịp thời những nghiệp vụ phát sinh thực tế tại công ty.

Công ty đã ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác kế toán khi sử dụng phần mềm tin học để phục vụ cho chuyên ngành kế toán vào công tác kế toán nhằm góp phần đem lại năng suất lao động và hiệu quả cao cho công ty. Đồng thời công ty luôn cập nhật thông tin thường xuyên, theo dõi những thông tư, hướng dẫn của Bộ Tài Chính đảm bảo việc hạch toán đúng với chế độ kế toán hiện hành.

Qua thời gian thực tập tại công ty và kết quả phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các số liệu thực tế do Công ty TNHH MTV Cấp nước Vĩnh Long cung cấp thì tôi nhận thấy rằng công ty hoạt động có hiệu quả cao, có xu hướng phát triển tốt và đạt được những kết quả đáng phấn khởi, doanh thu tăng liên tục qua các năm cũng như lợi nhuận năm sau luôn tăng so với năm trước. Bên cạnh đó các tỷ số sinh lời của công ty luôn nằm trong phạm vi khả quan, điều này giúp các doanh nghiệp có thể thu hút được các nhà đầu tư cũng như các tổ chức cung cấp tín dụng. Đạt được kết quả trên là nhờ có sự chỉ đạo, quan tâm tận tình của ban lãnh đạo công ty và sự đoàn kết, nhất trí của toàn thể nhân viên. Bên cạnh những mặt mạnh mà công ty đạt được như uy tín với khách hàng, đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, sáng tạo và có

99

kinh nghiệm,… Công ty cũng còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục như chi phí bán hàng và quản lý cao. Do đó công ty cần phải chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm những cơ hội cho bản thân mình.

6.2. KIẾN NGHỊ

Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao công ty cần nên tăng cường kiểm soát chặt chẽ và thực hiện tiết kiệm chi phí nhằm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chống lãng phí và thực hiện thu chi đúng nguyên tắc. Đồng thời công ty cũng cần xây dựng kế hoạch thực hiện chi phí một cách chính xác, kịp thời cũng như tăng cường công tác quản lý chi phí hợp lý. Cần hạn chế tối đa lượng nước bị thất thoát nhằm làm giảm chi phí của công ty.

Công ty cần đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh của mình, đầu tư thêm vào những mặt hàng khác. Cần có hướng đầu tư nhiều cho mặt hàng nước sinh hoạt và nước đóng chai vì đây là mặt hàng được xem là chủ lực và độc quyền của công ty.

Cần tích cực thu hồi nợ ngắn hạn tránh tình trạng để khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu bằng cách định kỳ nhắc nhở khách hàng về tình hình công nợ và công ty cũng cần có những chính sách hợp lý để đảm bảo thu được tiền nợ sớm nhất của khách hàng.

Thường xuyên nâng cao quản lý chất lượng sản phẩm nước nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo cung cấp nước liên tục cũng như thường xuyên duy trì bảo quản thiết bị máy móc và xử lý kịp thời các sự cố xảy ra đối với thiết bị, mạng cung cấp nước,...

Luôn giữ uy tín với khách hàng, đảm bảo độ trong và sạch của nguồn nước cung cấp bằng cách tăng cường kiểm tra, giám sát các hệ thống ống nước cũng như thường xuyên kiểm tra cách xử lý nguồn nước ở các trạm. Đặc biệt đối với sản phẩm nước uống đóng chai (Việt Úc) công ty cần có những chính sách để quảng bá sản phẩm cũng như thương hiệu của mình trên thị trường, chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ tránh bị lệ thuộc vào một số thị trường nhất định để cho mọi người đều biết đến sản phẩm của công ty.

Công ty cần nên chú trọng đào tạo cán bộ công nhân viên, tiếp tục bồi dưỡng và tập huấn tay nghề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho công tác sản xuất và quản lý của công ty .

Có chính sách khen thưởng hợp lý nhằm thúc đẩy tinh thần cho người lao động siêng năng làm việc, đồng thời công ty cũng có thể có những buổi sinh hoạt tập thể để học hỏi trao đổi kinh nghiệm với nhau.

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Bộ Tài Chính (2006). Báo cáo tài chính chứng từ và sổ kế toán sơ đồ kế toán, NXB Tài chính Hà Nội.

 Phan Đức Dũng (2006). Giáo Trình Kế Toán Tài Chính. Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, Khoa Kinh Tế: Nhà xuất bản Thống kê.

 Nguyễn Hồ Phương Thảo (2009). Hạch toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Dược phẩm An Giang. Luận văn tốt nghiệp, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh.

 Th.s Nguyễn Tấn Bình (2000). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM.

 PGS. PTS. Phạm Thị Gái. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh. Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Khoa Kế toán: NXB Giáo dục.

101

PHỤ LỤC

Phụ lục số 01

Kết quả tính toán các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2011

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận từ HĐKD = DTT – GVHB – Chi phí BH – Chi phí QLDN Gọi LKD là chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

a: Doanh thu thuần b: Giá vốn hàng bán c: Chi phí bán hàng

d: Chi phí quản lý doanh nghiệp

 Lợi nhuận HĐKD là: LKD = a – b – c – d  Lợi nhuận HĐKD năm 2011 là

LKD11 = a11 – b11 – c11 – d11

= 65.454.928 – 33.983.637 – 14.232.436 – 8.996.949 = 8.241.906 nghìn đồng

Lợi nhuận HĐKD năm 2010 là LKD10 = a10 – b10 – c10 – d10

= 59.618.438 – 28.511.149 – 12.651.868 – 8.631.351 = 9.824.070 nghìn đồng

Đối tượng phân tích LKD = LKD11 – LKD10

= 8.241.906 – 9.824.070 = – 1.582.164 nghìn đồng  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

Năm 2011: LKD11 = a11 – b11 – c11 – d11 Năm 2010: LKD10 = a10 – b10 – c10 – d10 Thế lần 1: a11 – b10 – c10 – d10 Thế lần 2: a11 – b11 – c10 – d10 Thế lần 3: a11 – b11 – c11 – d10 Thế lần 4: a11 – b11 – c11 – d11

102

Ảnh hưởng của nhân tố a (Doanh thu thuần) a = (a11 – b10 – c10 – d10) – (a10 – b10 – c10 – d10) = a11 – a10

= 65.454.928 – 59.618.438 = 5.836.490 nghìn đồng

Ảnh hưởng của nhân tố b (Giá vốn hàng bán) b = (a11 – b11 – c10 – d10) – (a11 – b10 – c10 – d10) = – b11 + b10

= – 33.983.637 + 28.511.149 = – 5.472.488 nghìn đồng

Ảnh hưởng của nhân tố c (Chi phí bán hàng) c = (a11 – b11 – c11 – d10) – (a11 – b11 – c10 – d10) = – c11 + c10

= – 14.232.436 + 12.651.868 = – 1.580.568 nghìn đồng

Ảnh hưởng của nhân tố d (Chi phí quản lý doanh nghiệp) d = (a11 – b11 – c11 – d11) – (a11 – b11 – c11 – d10)

= – d11 + d10

= – 8.996.949 + 8.631.351 = – 365.598 nghìn đồng  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

+ Nhân tố làm tăng lợi nhuận: + 5.836.490 nghìn đồng

Doanh thu thuần : + 5.836.490

+ Nhân tố làm giảm lợi nhuận: – 7.418.654 nghìn đồng

Giá vốn hàng bán: – 5.472.488

Chi phí bán hàng: – 1.580.568

Chi phí QLDN: – 365.598

Như vậy, lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2011 tăng so với 2010 là a + b + c + d = 5.836.490 – 5.472.488 – 1.580.568 – 365.598

= – 1.582.164 nghìn đồng  Đúng bằng đối tượng phân tích LKD

Lợi nhuận hoạt động tài chính (HĐTC)

103

Gọi LTC là chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động tài chính a: Doanh thu HĐTC

b: Chi phí HĐTC

 Lợi nhuận HĐTC là: LTC = a – b

Lợi nhuận HĐTC năm 2011 là LTC11 = a11 – b11

= 10.230.305 – 450.477 = 9.779.828 nghìn đồng

Lợi nhuận HĐTC năm 2010 là LTC10 = a10 – b10

= 7.259.088– 450.477 = 6.808.611 nghìn đồng

Đối tượng phân tích là LTC = LTC11 – LTC10

= 9.779.828 – 6.808.611 = 2.971.217 nghìn đồng  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

Năm 2011: LTC11 = a11 – b11 Năm 2010: LTC10 = a10 – b10 Thế lần 1: a11 – b10

Thế lần 2: a11 – b11

Ảnh hưởng của nhân tố a (Doanh thu HĐTC) a = (a11 – b10) – (a10 – b10)

= a11 – a10

= 10.230.305 – 7.259.088 = 2.971.217 nghìn đồng

Ảnh hưởng của nhân tố b (Chi phí HĐTC) b = (a11 – b11) – (a11 – b10)

= – b11 + b10

= – 450.477 + 450.477 = 0 nghìn đồng  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

+ Nhân tố làm tăng lợi nhuận: + 2.971.217 nghìn đồng

104

+ Nhân tố làm giảm lợi nhuận: 0 nghìn đồng

Chi phí HĐTC: 0

Như vậy, lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2011 tăng so với 2010 là a + b = 2.971.217 + 0 = 2.971.217 nghìn đồng

 Đúng bằng đối tượng phân tích LTC  Đối với lợi nhuận khác ta thực hiện tương tự

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác Gọi LKH là chỉ tiêu lợi nhuận khác

a: Thu nhập khác b: Chi phí khác

 Lợi nhuận khác là: LKH = a – b

Lợi nhuận khác năm 2011 là LKH11 = a11 – b11

= 613.211 – 792.581 = – 179.370 nghìn đồng

Lợi nhuận khác năm 2010 là LKH10 = a10 – b10

= 4.944.188 – 535.500 = 4.408.688 nghìn đồng

Đối tượng phân tích là LKH = LKH11 – LKH10

= – 179.370 – 4.408.688 = – 4.588.058 nghìn đồng  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

Năm 2011: LKH11 = a11 – b11 Năm 2010: LKH10 = a10 – b10 Thế lần 1: a11 – b10

Thế lần 2: a11 – b11

Ảnh hưởng của nhân tố a (Thu nhập khác) a = (a11 – b10) – (a10 – b10)

= a11 – a10

105

Ảnh hưởng của nhân tố b (Chi phí khác) b = (a11 – b11) – (a11 – b10)

= – b11 + b10

= – 792.581 + 535.500 = – 257.081 nghìn đồng  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

+ Nhân tố làm giảm lợi nhuận: – 4.588.058 nghìn đồng

Thu nhập khác: – 4.330.977

Chi phí khác: – 257.081

Như vậy, lợi nhuận khác năm 2011 tăng so với 2010 là a + b = – 4.330.977 – 257.081 = – 4.588.058 nghìn đồng  Đúng bằng đối tượng phân tích LKH

Như vậy, tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên ta được lợi nhuận trước thuế của năm 2011 giảm so với năm 2010 một khoản chênh lệch là LKD + LTC + LKH = – 1.582.164 + 2.971.217 – 4.588.058

= – 3.199.005 nghìn đồng

Kết quả tính toán các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2012.

Đối với lợi nhuận hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận HĐKD = DTT – GVHB – Chi phí BH – Chi phí QLDN Gọi LKD là chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

a: Doanh thu thuần b: Giá vốn hàng bán c: Chi phí bán hàng

d: Chi phí quản lý doanh nghiệp

 Lợi nhuận KĐKD là: LKD = a – b – c – d

Lợi nhuận HĐKD năm 2012 là LKD12 = a12 – b12 – c12 – d12

= 81.770.383 – 41.582.769 – 14.762.097 – 11.120.195 = 14.305.322 nghìn đồng

Lợi nhuận HĐKD năm 2011 là LKD11 = a11 – b11 – c11 – d11

106

= 65.454.928 – 33.983.637 – 14.232.436 – 8.996.949 = 8.241.906 nghìn đồng

Đối tượng phân tích LKD = LKD12 – LKD11

= 14.305.322 – 8.241.906 = 6.063.416 nghìn đồng  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

Năm 2011: LKD12 = a12 – b12 – c12 – d12 Năm 2010: LKD11 = a11 – b11 – c11 – d11 Thế lần 1: a12 – b11 – c11 – d11 Thế lần 2: a12 – b12 – c11 – d11 Thế lần 3: a12 – b12 – c12 – d11 Thế lần 4: a12 – b12 – c12 – d12

Ảnh hưởng của nhân tố a (Doanh thu thuần) a = (a12 – b11 – c11 – d11) – (a11 – b11 – c11 – d11) = a12 – a11

= 81.770.383 – 65.454.928 = 16.315.455 nghìn đồng

Ảnh hưởng của nhân tố b (Giá vốn hàng bán) b = (a12 – b12 – c11 – d11) – (a12 – b11 – c11 – d11) = – b12 + b11

= – 41.582.769 + 33.983.637 = – 7.599.132 nghìn đồng

Ảnh hưởng của nhân tố c (Chi phí bán hàng) c = (a12 – b12 – c12 – d11) – (a12 – b12 – c11 – d11) = – c12 + c11

= – 14.762.097 + 14.232.436 = – 529.661 nghìn đồng

Ảnh hưởng của nhân tố d (Chi phí quản lý doanh nghiệp) d = (a12 – b12 – c12 – d12) – (a12 – b12 – c12 – d11)

= – d12 + d11

= – 11.120.195 + 8.996.949 = – 2.123.246 nghìn đồng  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

107

+ Nhân tố làm tăng lợi nhuận: + 16.315.455 nghìn đồng

Doanh thu thuần : + 16.315.455

+ Nhân tố làm giảm lợi nhuận: – 10.252.039 nghìn đồng

Giá vốn hàng bán: – 7.599.132

Chi phí bán hàng: – 529.661

Chi phí QLDN: – 2.123.246

Như vậy, lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2012 tăng so với 2011 là a + b + c + d = 16.315.455 – 7.599.132 – 529.661 – 2.123.246

= 6.063.416 nghìn đồng  Đúng bằng đối tượng phân tích LKD

Đối với lợi nhuận hoạt động tài chính (HĐTC)

Lợi nhuận HĐTC = Doanh thu HĐTC – Chi phí HĐTC Gọi LTC là chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động tài chính

a: Doanh thu HĐTC b: Chi phí HĐTC

 Lợi nhuận HĐTC là: LTC = a – b

Lợi nhuận HĐTC năm 2012 là LTC12 = a12 – b12

= 9.479.305 – 400.423 = 9.078.882 nghìn đồng

Lợi nhuận HĐTC năm 2011 là LTC11 = a11 – b11

= 10.230.305 – 450.477 = 9.779.828 nghìn đồng

Đối tượng phân tích là LTC = LTC12 – LTC11

= 9.078.882 – 9.779.828 = – 700.946 nghìn đồng  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

Năm 2011: LTC12 = a12 – b12 Năm 2010: LTC11 = a11 – b11 Thế lần 1: a12 – b11

108 Thế lần 2: a12 – b12

Ảnh hưởng của nhân tố a (Doanh thu HĐTC) a = (a12 – b11) – (a11 – b11)

= a12 – a11

= 9.479.305 – 10.230.305 = – 751.000 nghìn đồng

Ảnh hưởng của nhân tố b (Chi phí HĐTC) b = (a12 – b12) – (a12 – b11)

= – b12 + b11

= – 400.423 + 450.477 = 50.054 nghìn đồng  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

+ Nhân tố làm tăng lợi nhuận: + 50.054 nghìn đồng

Chi phí HĐTC: + 50.054

+ Nhân tố làm giảm lợi nhuận: – 751.000 nghìn đồng

Doanh thu HĐTC : – 751.000

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên cấp nước vĩnh long (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)