Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Khi phân tích lợi nhuận được đặt trong tất cả các mối quan hệ có thể (doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu,…). Vì vậy những người sử dụng các số liệu kế toán bên trong và cả bên ngoài doanh nghiệp đều rất quan tâm đến các tỷ số về lợi nhuận để từ đó đề ra quyết định đầu tư, cho vay hay cho doanh nghiệp thuê tài sản,…
2.1.6.1. Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính ==
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính
_
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần
(%) LN từ BH và CCDV = DTT từ BH và CCDV Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí QLDN _ _ _
20
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh tại công ty càng có hiệu quả.
Ở Việt Nam, tỷ suất lợi nhuận còn là chỉ tiêu để căn cứ mức trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi đối với các DN thuộc sở hữu nhà nước.
2.1.6.2. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sự sắp xếp, phân bổ, sử dụng và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.
2.1.6.3. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao. Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ.