Phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach Alpha)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng của citibank chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 53)

Hệ số Cronbach's alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời.

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy càng cao. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến nghiên cứu không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Định Thọ, 2011, trang 305). Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các biến đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến nào cần loại bỏ đi và biến nào cần giữ lại. Do đó, kết hợp sử dụng hệ số tương quan biến tổng để loại ra những biến không đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo (Trọng & Ngọc, 2008). Trong nghiên cứu này, tác giả chọn thang đo có độ tin cậy Cronbach’s Alpha > 0,6.

Theo đó, chỉ những biến có Hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) > 0,3 và có Hệ số Alpha > 0,6 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo (Nunnally và BernStein, 1994). Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (corrected item-total correlation) < 0,3 sẽ bị loại (Nunnaly & Burstien 1994)

Các tiêu chí đánh giá

Thứ nhất: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha > 0,8 là thang đo lường tốt; 0,7-0,8 là sử dụng được.

Thứ hai: Hệ số tương quan biến tổng: các biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ (< 0,3) được xem là biến rác thì sẽ bị loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu.

Thứ ba: 0,6 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0,95 và tương quan biến tổng > 0,3 (Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 353, trang 404).

Kiểm định độ tin cậy các thang đo

Hệ số tương quan biến tổng: Các biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ (< 0,4) được xem là biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu (Nguyễn Định Thọ, 2011, trang 415).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng của citibank chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 53)