Phương pháp thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng của citibank chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 47)

Thảo luận nhóm là một kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong dự án nghiên cứu định tính. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng nghiên cứu với nhau dưới sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu. Nhà nghiên cứu trong trường hợp này gọi là người điều khiển chương trình” (Nguyễn Đình Thọ, 2001, giáo trình nghiên cứu thị trường, trang 78)

Theo tác giả “Thảo luận nhóm quá trình thảo luận của các thành viên về cùng một vấn đề cụ thể do nhà nghiên cứu đề ra, nhằm thu thập các ý kiến của các thành viên trong nhóm”.

Mục đích của kỹ thuật này nhằm đạt được những hiểu biết sâu sắc vấn đề nghiên cứu bằng cách lắng nghe một nhóm người được chọn ra từ một thị trường mục tiêu phù hợp với những vấn đề mà người nghiên cứu đang quan tâm. Giá trị của phương pháp này là ở chỗ những kết luận ngoài dự kiến thường đạt được từ những ý kiến thảo luận tự do của nhóm. Thời gian thảo luận có thể kéo dài từ 1 - 3 giờ, thông thường trong khoảng 1,5 - 2 giờ là tốt nhất và nên sử dụng máy ghi âm hoặc video để ghi lại nội dung thảo luận.

Các trường hợp ứng dụng để thảo luận nhóm: Định nghĩa vấn đề một cách rõ ràng, thiết lập các phương án hành động, phát triển sự tiếp cận vấn đề, đạt được các thông tin hữu ích trong cấu trúc bảng câu hỏi, tạo ra các giả thiết và kiểm định.

Bảng 3.1 Các hính thức thảo luận nhóm Hình thức

thảo luận (thành viên) Số lượng Ưu điểm Nhược điểm

Nhóm thực thụ 8-10

- Có nhiều ý tưởng, vấn đề nghiên cứu sâu, thời gian họp cụ thể với đề tài rõ ràng

- Có nhiều thông tin tốt dựa trên cơ sở đóng góp và bác bỏ - Có tính công khai, thu hút

nhiều người tham gia

- Thông tin mang tính cá nhân của nhóm nhiều. - Chưa tạo tính khách

quan về kết quả

- Có thể gây mất đoàn kết giữa các thành viên

Nhóm nhỏ 4

- Mọi người có cơ hội tham gia nhiều hơn

- Các thành viên tự tin và tự nhiên hơn

- Vấn đề được bàn luận sâu và kỹ hơn

- Mang tính cá nhân trong vấn đề

- Chưa cụ thể hóa trong vấn đề nghiên cứu, thông tin có thể chưa cập nhật toàn diện

Qua điện thoại

- Đáp ứng kịp thời một vấn đề cần ra quyết định nhanh chóng - Các vấn đề nghiên cứu đưa ra trên nhiều mặt mà không sợ bị bác bỏ, có tính luân phiên trong thảo luận

- Các ý kiến được tôn trọng và lưu lại trong cuộc gọi

- Lời nói có thể không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn - Không mang tính chính

xác cao vì nguyên nhân gây nhiễu

- Có thể sai lệch về thời gian

Ngoài ra thảo luận nhóm còn có những hình thức sau

Nhóm thảo luận song đôi: là nhóm phỏng vấn được tiến hành bởi hai người điều khiển. Một người chịu trách nhiệm về tiến trình của buổi thảo luận (hình thức) còn người kia thì có trách nhiệm đảm bảo chắc chắn rằng những vấn đề cụ thể đang được thảo luận (nội dung).

Nhóm thảo luận tay đôi: đây cũng là nhóm phỏng vấn có hai người điều khiển với vị trí ngược nhau về các vấn đề được thảo luận. Điều này cho phép người nghiên cứu khai thác cả hai mặt của các vấn đề thảo luận.

Nhóm kết hợp người điều khiển và người trả lời: nhóm thảo luận cho phép người điều khiển nhờ người tham gia nhóm đóng vai trò người điều khiển tạm thời để nâng cao sự linh hoạt của nhóm.

Nhóm khách hàng tham gia: khách hàng được mời thành lập nhóm thảo luận, vai trò chủ yếu của họ là làm rõ các vấn đề thảo luận để tăng hiệu quả của phương pháp.

Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm thực thụ với 10 thành viên nhằm hiểu biết sâu sắc vấn đề nghiên cứu lại vấn đề nghiên cứu. Điều này thể hiện

chi tiết ở phục lục 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng của citibank chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 47)