Thứ nhất: Ban hành bổ sung đồng thời sửa đổi mới một số quy trình thủ tục, quy chế về quản lý thuế.
Luật Quản lý thuế hiện hành đã thống nhất toàn bộ thủ tục quản lý thuế và các khoản thu NSNN, tuy vậy trong quá trình thực hiện đã và đang phát sinh một số nội
dung chưa cụ thể, chưa phù hợp, chưa theo kịp với thực tế phát sinh. Vì vậy, đểtăng cường hiệu lực, tính khả thi cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung đểđảm bảo thống nhất,
đồng bộcác quy định trong Luật Quản lý thuế. Để thu thuế XK, thuế NK có hiệu quả,
giám sát được việc thực thi pháp luật thuế, hệ thống quy trình quản lý thuế phải được
ban hành đồng bộ, đầy đủ và dựa trên cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế của người nộp thuế. Từ thực trạng hiện hành của hệ thống các quy trình thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, theo tác giả, về lâu dài nên xây dựng thống nhất một quy trình thủ
tục hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Quy trình này nên dựa
trên cơ sở hợp nhất một số quy trình hiện hành như quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại, quy trình miễn, giảm, hoàn thuế, quy trình quản lý hàng gia công, quy trình quản lý hàng nhập khẩu sản xuất xuất khẩu. Nội dung của quy trình sẽ liệt kê các loại công việc phải làm khi làm thủ tục hải quan cho một lô hàng theo từng loại hình khác nhau và các bước công việc bắt buộc phải làm cho từng loại công việc đó (từ tiếp nhận hồsơ, kiểm tra hồsơ, xác định số tiền thuế phải nộp, kiểm tra thực tế hàng hóa, xác nhận hàng quan khu vực giám sát, thông quan hàng hóa, lưu hồsơ).
74
Trước mắt, trong khi chưa xây dựng quy trình thủ tục chung, thì phải sửa đổi, bổ
sung một số quy trình hiện hành đồng thời xây dựng mới một sốquy trình, như:
- Sửa đổi, bổ sung các quy trình gia hạn nộp thuế, xóa nợ tiền thuế; - Xây dựng mới quy trình thanh tra thuế.
- Xây dựng các quy trình miễn, giảm, hoàn thuế mới phù hợp thực tiễn. các quy
trình trước năm ban hành từnăm 2008, 2009 đã không còn phù hợp các văn bản pháp
Luật hiện hành nhưng đến nay vẫn chưa có các quy trình mới thay thế
- Sửa đổi, bổ sung quy trình kiểm tra sau thông quan.
Đối với quy chế, theo tác giả cần sửa đổi, bổ sung ban hành mới một số quy chế như:
+ Sửa đổi, bổ sung quy chế hỗ trợ tuyên truyền cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế.
+ Xây dựng mới quy chế quản lý theo dõi nợ thuế, cưỡng chế thuế. Yêu cầu cần có đối với các quy trình, quy chế:
+ Nội dung quy trình phải quy định rõ các bước công việc phải làm từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi lưu hành văn bản, phù hợp với Luật Quản lý thuế, Luật Hải quan và các pháp luật có liên quan.
+ Không chồng chéo, mâu thuẫn với quy trình thủ tục hải quan để áp dụng cho cả
thủ tục hải quan thông thường và thủ tục hải quan điện tử.
Thứ hai: Sửa đổi các quy định vềđối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng,đối
tượng miễn giảm thuế, quy định về thời hạn nộp thuế.
Đổi mới công tác quản lý thuếtrong điều kiện hải quan hiện đại là thông thoáng,
đơn giản hóa thủ tục nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả, giảm nợ thuế quá hạn, chống trốn, tránh thuế và gian lận thuế. Để yêu cầu này có thể trở thành hiện thực, bên cạnh ý thức tuân thủ tốt pháp luật thuế của người nộp thuế, nỗ lực của cơ quan hải quan trong việc thực hiện, kiểm tra và áp dụng các biện pháp theo dõi nợ thuế, đôn đốc thu nộp thuế kịp thời, cần phải nghiên cứu để sửa đổi các quy định chưa phù hợp vềđối tượng không chịu thuế giá trịgia tăng, thời hạn nộp thuế. Nội dung cụ thểnhư sau:
75
- Về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: để đảm bảo thống nhất một thủ
tục quản lý giữa thuế nhập khẩu với thuế giá trị gia tăng, khắc phục tình trạng trốn, tránh thuế trong điều kiện hiện nay, theo tác giả nên chuyển hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập … từđối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và chịu sự quản lý về thời hạn nộp thuế, thời hạn thanh khoản, Cơ quan thu thuế…v.v. như thuế nhập khẩu. Giải quyết theo hướng này sẽđơn
giản hóa cho quá trình quản lý thuế (cùng một thao tác, quản lý được cả hai sắc thuế đối với một lô hàng nhập khẩu; trong khi theo quy định hiện hành phải có nhiều thao tác khác nhau mới quản lý được).
- Về việcmiễn giảm thuế xuất nhập khẩu:
Cần phân định rõ thu ngân sách và chi ngân sách, để tính hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực kinh tế cũng như trong lĩnh vực xã hội; những đối tượng nào cần được sự ưu đãi của Nhà nước sẽ hỗ trợ từ ngân sách, với một chính sách thuế trung lập sẽ giúp cho công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được đơn giản, thuận lợi, dễ dàng và minh bạch hơn. Trong khi đó chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành áp dụng chế độ miễn giảm thuế quá rộng đối với hàng nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, hàng phục vụ giáo dục đào tạo, đây là một sơ hở rất lớn cho việc lách thuế, trốn thuế vì thực chất của việc quy định này là thực hiện việc miễn giảm thuế theo mục đích sử dụng của hàng hoá; trong khi hàng hoá nhập khẩu phục vụ cho an ninh quốc phòng ngoài những mặt hàng chuyên dụng đặc biệt như vũ khí, khí tài quân sự còn phần lớn cácmặt hàng khác như ô tô, xe máy… vẫn có thể được sử dụng cho các đối tượng khác. Mặc dù chính sách thuế hiện hành có quy định là phải truy thu thuế nhập khẩu đối với các trường hợp được miễn giảm thuế nhưng sử dụng sai mục đích, song trên thực tế chưa thể quản lý để truy thu thuế đối với các trường hợp này.
Để hạn chế các trường hợp lợi dụng lách thuế, trốn thuế, thì chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu cần phải được sửa đổi theo hướng chỉ miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu đối với các hàng hoá chuyên dùng đặc biệt phục vụ cho an ninh, quốc phòng như: vũ khí, khí tài quân sự và các hàng hoá đặc dụng khác. Đối với hàng hoá phục vụ cho giáo dục đào tạo, y tế vẫn phải nộp thuế, trường hợp cần ưu đãi thì hỗ trợ qua ngân sách nhà nước.
76
- Sửa đổi phương pháp quản lý thuế đối với loại hình sản xuất xuất khẩu như đối với loại hình gia công: nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng, chỉ nộp thuế khi chuyển đổi mục đích sử dụng. Đối với loại hình này, thực hiện quyết toán nguyên phụ liệu xuất nhập tồn theo định kỳ. Để giảm bớt các thủ tục hành chính từ phía hải quan và doanh nghiệp.
- Xóa bỏ việc ân hạn thuế: Việc áp dụng thời hạn nộp thuế trong thời gian qua
đã có những tác dụng tích cực nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Tuy nhiên, Để phù hợp với thông lệ quốc tế và các nước trong khu vực ASEAN, các trường hợp cần thiết phải cho ân hạn về thời gian nộp thuế thì nhất thiếu phải có sự bảo lãnh của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo chắc chắn thu hồi được số thuế cho ân hạn, có như vậy mới có thể tiến tới khắc phục cơ bản tình trạng nợ đọng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu kéo dài như hiện nay.
Thứ ba: Sửa đổi mức thuế suất đồng thời chuẩn hóa các chú giải pháp lý; sửa đổi lại các văn bản về phân loại hàng hóa, đảm bảo công khai, minh bạch, đơn giản, dễ
thực hiện.
Nội dung sửa đổi bao gồm:
- Mức thuế suất: Có thể nói đây là linh hồn của luật thuế, nó thể hiện mức độ động viên vào ngân sách nhà nước, khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu, đồng thời nó thể hiện sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam phải thực hiện lịch trình cắt giảm thuế theo Hiệp định AGITA và các hiệp
định song phương, đa phương khác. Vì vậy, việc xây dựng mức thuế suất hợp lý vừa
đảm bảo thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế, vừa phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước đang là một vấn đề bức xúc đặt ra. Ngoài vấn đề xây dựng các mức thuế suất theo từng cấp độ bảo hộ như đã trình bày, vấn đề thuế suất cần phải:
+ Thực hiện tăng thuế suất bình quân của biểu thuế nhập khẩu bằng cách tăng
dần thuế suất nhập khẩu của một số mặt hàng có mức thuế suất nhập khẩu hiện hành thấp và những mặt hàng chưa phải thực hiện cắt giảm theo cam kết với AFTA lên mức cao hơn, thực hiện thu trên diện rộng nhằm bao quát hết nguồn thu.
77
+ Giảm khoảng cách chênh lệch về mức thuế suất giữa các mặt hàng có cùng tính chất, đặc điểm, phạm vi sử dụng, bảo đảm mặt hàng có cùng tính chất sử dụng giống nhau thì cùng mức thuế tương tự nhau để đơn giản thủ tục kê khai áp mã tạo thuận lợi cho thực hiện.
+ Về thuế giá trị gia tăng: chỉ nên quy định một mức thuế suất thuế giá trị gia
tăng đối với tất cả hàng NK (mức 10%). Trường hợp vẫn quy định 2 mức thuế suất trở lên đối với hàng nhập khẩu (5% và 10%), thì ghi rõ tên mặt hàng chịu thuế theo tên hàng của Biểu thuế nhập khẩu hoặc 1 phân nhóm hàng cấp độ 8 chữ số chỉ quy
định 1 mức thuế suất thuế giá trị gia tăng, không nên quy định theo mục đích sử
dụng hoặc theo phân loại ngành của Việt Nam như hiện hành.
- Tổng hợp và hướng dẫn việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế suất thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng trong một thông tư. Xây
dựng được cơ chế giải quyết các tranh chấp về phân loại hàng hóa (bao gồm cả các tranh chấp trong nước, ngoài nước).
Thứ tư: Sửa đổi Ban hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mới
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành không còn phù hợp với các quy
định tại Luật quản lý thuế và Luật Hải quan 2014 về đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu; đối tượng miễn, giảm thuếvà cơ chế quản lý đối hàng gia công và sản xuất xuất xuất khẩu….
Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong điều kiện hải quan hiện đại, cần sửa đổi Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo hướng phù hợp tình hình thực tế hiện tại và bao quát được các phát sinh trong tương lai.
- Thứ năm, tăng cường quyền lực cho lực lượng Hải quan:
Hải quan được phép kiểm tra toàn bộ hàng hoá nhập khẩu trong lãnh thổ quốc gia như các nước, hạn chế và tiến tới xoá bỏ cơ chế thanh toán bằng tiền mặt trong giao dịch mua bán hàng hoá nhập khẩu.